Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 32: Sử địa phương - Sơn La qua các thời kỳ lịch sử

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

Trình bày được lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn

La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, Nhâ dân các dân tộc Sơn La luôn hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiêu Châu, Mường và dần ổn định cương vực địa lý, cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn la.

b. Kỹ năng:

Có kỹ năng tỏng hợp, nhận xét về sự phát triển của vùng đất Sơn La.

c. Thái độ:

Yêu quê hương đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử Địa Phương.

2. CHUẨN BỊ

a, Thầy: giáo án

b.Trò: Sưu tầm tranh ảnh

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 32: Sử địa phương - Sơn La qua các thời kỳ lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 32 SỬĐỊA PHƯƠNG
SƠN LA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Trình bày được lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn
La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, Nhâ dân các dân tộc Sơn La luôn hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiêu Châu, Mường và dần ổn định cương vực địa lý, cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn la.
Kỹ năng:
Có kỹ năng tỏng hợp, nhận xét về sự phát triển của vùng đất Sơn La.
Thái độ:
Yêu quê hương đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử Địa Phương.
CHUẨN BỊ
a, Thầy: giáo án
b.Trò: Sưu tầm tranh ảnh
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	a, kiểm tra cũ.
 b. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của em về Sơn La trước khi TDP xâm lược?
Sơn La là tỉnh biên giới phía tây bắc Việt Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Lào, phía đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên. Đường biên giới với Lào dài 250 km ở phía nam.
Tháng 01/1888 thực dân Pháp đánh chiếm vùng Tây Bắc. Ngày 10/10/1895 thực dân Pháp chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị hàng chính, thành lập tỉnh lấy tên là Vạn Bú, sau đổi thành Sơn La và chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang thuộc tổng Hiếu Trai về Sơn La. Tên tỉnh Sơn La chính thức có từ đó. Cũng từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La sống trong kiếp 1 cổ 2 tròng kéo dài 50 năm ( 1895-1945 ). 
 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.
27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La.
Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
1948-1953: thuộc Liên khu ViệtBắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
GV: Giới thiệu:
Mường Cây, Mường Tấc, Mường Sang, Mường Vạt 
Đến thời Nguyễn Các Châu Mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng, trong đó Sơn la gồm có:
+ Mường La, Mường Trai,(Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai) Mường Bú(Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến(Ngọc Chiến).
+Chiềng Mai Sơn:
+Châu Phù Yên:
+Châu Châu Mộc:
+Châu Yên:
+Châu Quỳnh Nhai:
+Châu Thuận:
GV: Dựa vào tài liêu để khai thác nội dung.(tr17-18).
 Tháng 01/1884 thực dân Pháp đánh chiếm vùng Tây Bắc. Ngày 10/10/1895 thực dân Pháp chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị hàng chính, thành lập tỉnh lấy tên là Vạn Bú, sau đổi thành Sơn La và chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang thuộc tổng Hiếu Trai về Sơn La. Tên tỉnh Sơn La chính thức có từ đó. Cũng từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La sống trong kiếp 1 cổ 2 tròng kéo dài 50 năm ( 1895-1945 ). 
Ngày 03/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và từ nhà ngục Sơn La  ánh sáng cách mạng đã chỉ cho nhân dân các dân tộc Sơn La thấy rõ con đường giải phóng dân tộc là phải đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
Trải qua 9 năm kháng chiến ( 1946 - 1954 ) quân và dân các dân tộc Sơn La cùng với cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Ngày 01/12/1952 chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng. Từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế và lực mới góp phần phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, giải phòng hoàn toàn Miền Bắc, cùng với nhân dân miền bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục cùng với miền nam tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước. 
Đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Sơn La tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự lực, tự cường ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1986, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, tiềm năng, thế mạnh của Sơn La được phát huy mạnh mẽ và diện mạo Sơn la ngày càng thay đổi.
1.Từ thời Hùng Vương đến trước khi Thực Dân Pháp xâm lược.
Thuở Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Riêng tên “ Sơn La ” xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XVIII dưới thời Lê - Trịnh. 
Phần lớn tỉnh Sơn la ngày nay (gồm TP Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa
-Mường Muổi: Nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu. Đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm mường Muổi là Chiềng Ly(còn gọi là Chiềng Pha).
- Các mường nhỏ thuộc phạm vi mường Muổi gồm: Mường Sại(Chiềng Muôn) Mường Piềng,(Chiềng Khoang, Chiềng Pấc).Mường Ét( Chiềng Ve). Mường La, (Châu Sơn La).Mường Quài(Châu Tuần giáo), Mường Mụa (Châu Mai Sơn)
*Tóm lại: Từ rất sớm, SL đã hoà vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, bài thơ của Vua Lê Thánh Tông ở khe động Chiềng La (TPSLa) Mang tên “Quế Lâm ngự chế” khắc vào vách đá từ năm 1440 và truyền thống lâu đời ở đây. Đã khẳng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt.
Châu Mường ở Sơn la: Là lãnh địa tập hợp từ 4 Mường nhỏ (Mường Phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là Lộng(Động) Lộng là bản khá lớn thu phục nhiều bản nhỏ. Vào tầm ảnh hưởng của mình.Mường phìa sở tại được gọi là mường phìa tronh châu(mường phìa cuông chu).để phân biệt với mường phìa ngoài(Mường phìa nọ).Lỵ sở của mường được gọi là Mường, hoặc Chiềng. đứng đầu mỗi mường được gọi Án Nha.- án nha có thông lại
Thời kỳ pháp thuộc:
Tháng 8/1884 pháp chiếm Hương Hoá.
6/1885 Hưng hoá được đặt trong địa hạt của quân khu Miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách..
Từ CM tháng 8 đến nay:
Ngày 26/8/1945 nhân dân các dân tộc Sơn La đã đứng lên giành chính quyền thắng lợi, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập. 
c.Củng cố- luyện tập:
- GV khái quát lại:
Câu hỏi thảo luận: Qua tìm hiểu xong bài em hãy nêu cảm nghĩa của em về vùng đất Sơn La?
Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: Sưu tầm tranh ảnh về Sơn La( Nhà tù, khu di tích, du lịch,..(Sơn la).

File đính kèm:

  • docsu dia phuong son La.doc
Giáo án liên quan