Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 29, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Năm học 2012-2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KT: Giúp HS nắm được:
- Sau các cuộc kháng chiến quyết liệt chống quân xâm lược Mông – Nguyên, Đại Việt phải trải qua nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội.
- Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế, xã hội của Đại Việt được phục hồi và phát triển nhanh chóng; văn hoá, giáo dục, khoa học – kĩ thuật đều đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, quốc gia Đại Việt ngày một cường thịnh.
2. TT:Bồi dưỡng cho HS : Tinh thần lao động sáng tạo, ý thức vươn lên, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. RLKN: Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
GV-HS: Sưu tầm những tranh ảnh về các công trình điêu khắc, đồ gốm tráng men thời Trần.Các tác phẩm vă học như: Phú sông Bạch Đằng, Hịch Tướng Sĩ, Phò Giá về Kinh
- Kênh hình SGK
- Bảng phụ
Tuần: 15 Tiết: 29 Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA THỜI TRẦN S: 18/11/2012 G: 28/11/2012 II-SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ THỜI TRẦN I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KT: Giúp HS nắm được: - Sau các cuộc kháng chiến quyết liệt chống quân xâm lược Mông – Nguyên, Đại Việt phải trải qua nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. - Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế, xã hội của Đại Việt được phục hồi và phát triển nhanh chóng; văn hoá, giáo dục, khoa học – kĩ thuật đều đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, quốc gia Đại Việt ngày một cường thịnh. 2. TT:Bồi dưỡng cho HS : Tinh thần lao động sáng tạo, ý thức vươn lên, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 3. RLKN: Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC GV-HS: Sưu tầm những tranh ảnh về các công trình điêu khắc, đồ gốm tráng men thời Trần.Các tác phẩm vă học như: Phú sông Bạch Đằng, Hịch Tướng Sĩ, Phò Giá về Kinh - Kênh hình SGK - Bảng phụ III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập. 2. Bài cũ: ( 5 phút) - Trình bày tình hình kinh tế nhà Trần sau chiến tranh? 3. Bài mới: ( 2 phút) a, Giới thiệu: Ở tiết trước chúng ta thấy nhà Trần mặc dù trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nền kinh tế rất phát triển. Vậy trên lĩnh vực văn hóa thì sao? b, Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HĐ1: Đời sống văn hoá. ( 10 phút) - KT: Những nét chính về sinh hoạt VH thời Trần - GD giữ gìn truyền thống Văn hoá của dân tộc HS: Đọc nội dung SGK/71. Thảo luận nhóm. GV: Tôn giáo, tín ngưỡng thời Trần ntn? - So sánh đạo Phật thời kì này với thời Lý? - HS đọc in nghiêng SGK → phân tích. - Nho giáo phát triển ntn? Kể tên một số nhà nho nổi tiếng? - So với đạo Phật, Nho giáo phát triển ntn? Nêu một số dẫn chứng về tập quán sống, giản dị của nhân dân? HS: Thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc có công với đất nước. GV: Giới thiệu về Chu Văn An (tham khảo tư liệu SGV/102). HS: Đi chân đất, quần áo đơn giản, áo đen hoặc áo tứ thân, cạo trọc đầu. H: Kể tên các hình thức sinh hoạt văn hoá? → nhận xét?Tác dụng HS: Đa dạng phông phú-thể hiện bản sắc riêng của dân tộc VN, thắt chặt tinh thần đoàn kết GV: Liên hệ ngày nay GD ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc HĐ2: Văn học. ( 8 phút) - KT: Sự phát triển của văn học - KN:Nhận xét, so sánh GV: Văn học nhà Trần có đặc điểm gì? Kể tên một số tác phẩm mà em biết? HS: + Hịch tướng sĩ. + Phò giá về kinh. H: Nội dung các tác phẩm? HS: Dẫn chứng nội dung 1 vài tác phẩm. H: Nhận xét gì về văn học thời Trần? HS:Văn học thời Trần phát triển mang đậm đà lòng yêu nước, tinh thần dân tộc HĐ3: Giáo dục và KHKT. ( 10 phút) - KT: Những nét về GD, KH-KT và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Trần - KN:Nhận xét so sánh - GD: lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc HS: Đọc SGK / Thảo luận nhóm. H: Trình bày vài nét về Giáo dục thời Trần? Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục? HS: Đọc in nghiêng SGK → phân tích. GV: Trình bày vài nét về khoa học – kĩ thuật thời Trần? Em có nhận xét gì về tình hình đó? - Quốc sử viện lập ra có nhiệm vụ gì? Do ai đứng đầu điều hành? GV: Nhấn mạnh tác phẩm “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo. GV: Kể chuyện về Tuệ Tĩnh. Þ Nhận xét chung về giáo dục và KHKT thời Trần? GV: Giới thiệu và miêu tả về các tranh ảnh: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô - Kiến trúc thời Trần ra sao? → Phân tích kênh hình 37 SGK. - Quan sát H37, 38, phân tích và nêu những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc? H: Vì sao VH, GD,KH-KT thời Trần lại phát triển? HS: Trả lời GV: chốt lại - VH, GD,KH-KT thời Trần phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn - KL: Do ý thức vươn lên, tinh thần lao động cần cù sáng tạo → thể hiện sự đồng thuận của nhân dân với đường lối chủ trương của nhà Trần→Chúng ta cần học tập giữ gìn và phát huy 1. Đời sống văn hoá: - Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân. - Đạo Phật và Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước. - Các hình thức sinh hoạt văn hoá: ca hát, nhảy múa... được phổ biến. 2. Văn học: - Phát triển cả chữ Hán lẫn chữ Nôm . - Các tác phẩm, tácgiả: Hịch tướng sĩ ( Trần Hưng Đạo), Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu) - Nội dung phong phú: tình yêu con người, đất nước. 3. Giáo dục và KHKT: a, Giáo dục: phát triển - Mở trường học ngày càng nhiều. - Các kì thi tuyển chọn nhân tài tổ chức thường xuyên, nghiêm ngặt. b, Khoa học – kĩ thuật: * Sử học: Lập Quốc Sử viện, biên soạn bộ “Đại Việt Sử kí” (1272) - Lê Văn Hưu. * Quân sự: - Binh thư yếu lược - Trần Hưng Đạo. - Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền lớn – Hồ Nguyên Trừng và thợ thủ công giỏi. * Y học: chữa bệnh bằng thuốc nam Tuệ Tĩnh. * Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán. c. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc - Nhiều công trình kiến trúc có giá trị: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô và 1 số công trình tu sửa quy mô lớn. - Nghệ thuật chạm khắc trau chuốt, tinh vi. 4. Củng cố: ( 6 phút) Bài tập vở bài tập LS NXBGD. - Nêu những nét tiêu biểu về đời sống văn hoá thời Trần? - Giáo dục và KHKT thời Trần phát triển như thế nào? 5. Dặn dò: ( 4 phút) - Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS. -Lâp bảng ttổng hợp các thành tựu VH, GD,KH-KT thời Trần - Chuẩn bị bài, xem và soạn bài 16 (phần I): Tình hình kinh tế-xã hội - Soạn bài theo câu hỏi : +Tình hình kinh tế-hậu quả + Tình hình xã hội + Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nông dân, nô tì 6. RKN:
File đính kèm:
- tuan 15tiet 29, bai15.doc