Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được sau cuộc kháng chiến nhà Trần đã trải qua nhiều khó khăn để phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội.

- Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của nhà Trần và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta mà nền kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân ta được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

2- Kĩ năng:

- Rèn luyện phương pháp so sánh, đối chiếu.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ quốc.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Ngày soạn: 20 / 11 / 2010
Tiết: 28
Ngày dạy: 25 / 11 / 2010
Bài 15
Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời trần
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được sau cuộc kháng chiến nhà Trần đã trải qua nhiều khó khăn để phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội.
- Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của nhà Trần và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta mà nền kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân ta được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
2- Kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp so sánh, đối chiếu.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ quốc.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần. 
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội thời Trần sau kháng chiến?
* Giới thiệu bài mới:
ở bài học trước, chúng ta thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải qua cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nềm kinh tế rất phát triển. Vậy trên lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật như thế nào.
II. Sự phát triển văn hoá
1. Đời sống văn hoá
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV hướng dẫn HS đọc SGK.
? Kể tên một vài loại hình tín ngưỡng trong nhân dân dưới thời Trần?
? Đạo Phật dưới trhời Trần so với thời Lý như thế nào?
- Cho HS đọc SGK phần in nghiêng.
? Tình hình Nho giáo như thế nào?
Giáo viên : đại diện cho tư tưởng nho giáo : Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An
? Lối sống giản dị của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
? Hình thức sinh hoạt văn hoá thời Trần đã nói lên điều gì?
- HS làm việc với SGK
- Thời Trần : tín ngưỡng cổ truyền vẫn được phổ biến trong nhân dân.
- Đạo phật phát triển (Trần Nhân Tông)
- Nho giáo trở thành quốc giáo
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, chèo, tuồng phát triển.
- Tập quán: Sống giản dị giàu tinh thần thượng võ, tinh thần đoàn kết, yêu đất nước.
- Tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến trong nhân dân: tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.
- Đạo phật tuy phát triển nhưng không bằng thời Lý
- Nho giáo phát triển và trở thành quốc giáo.
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, chèo, tuồng, phát triển.
à Các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm tính dân tộc.
2. Văn học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV hướng dẫn HS đọc SGK.
? Văn học có đặc điểm gì? 
? Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng mà em biết?
- Văn học : Chữ Hán và chữ Nôm. 
- Nội dung phong phú, mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc.
- Tác phẩm nổi tiếng:
+ “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
- “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
- Văn học : Chữ Hán và chữ Nôm. 
- Nội dung phong phú, mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc
- Tác phẩm nổi tiếng:
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
- “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Nêu những chính sách về giáo dục thời Trần?
Giáo viên : Nhà Trần đặt lệ thi Tiến sĩ 7 năm / 1 lần với các điều lệ nghiêm ngặt.
? Quốc sử viện có nhiệm vụ gì?
? Tình hình khoa học kĩ thuật dưới thời Trần như thế nào?
? Em có nhận xét gì về tình hình GD, KHKT thời Trần?
- HS làm việc với SGK
Trả lời :
- Giáo dục thời Trần ngày càng phát triển các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
- Lập ra Quốc sử viện chuyên viết sử.
- Năm 1272 bộ “Đại Việt sử kí” ra đời.
- Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền VHDT, tạo bước phát triển cho nền văn minh Đại Việt.
- Giáo dục:
+ Trường học được mở nhiều tới các lộ phủ, các kỳ thi được tổ chức thường xuyên.
+ Lập ra Quốc sử viện chuyên viết sử.
+ Năm 1272 bộ “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu ra đời.
+ Y học có Tuệ Tĩnh.
- KHKT:
+ Quân sự : bộ sách nổi tiếng “Binh thư yếu lược” Trần Quốc Tuấn
+ Thiên văn học : Đặng Lộ
+ Kỹ thuật chế tạo súng, thuyền lớn : Hồ Nguyên Trừng.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Những thành tựu chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần?
- GV cho Hs quan sát H38
? Nhận xét về đầu rồng thời Trần so với thời Lý?
Trả lời:
- Nhiều công trình kiến trúc độc đáo nổi tiếng: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô, cung Thái Thượng Hoàng, tháp Bình Sơn.
- Nghệ thuật điêu khắc :
+ Đình chùa (gỗ)
+ Thành quách (đá)
- Nhiều công trình kiến trúc độc đáo nổi tiếng: Tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô ( Thanh Hoá), cung Thái Thượng Hoàng, tháp Bình Sơn
- Điêu khắc trên gỗ, đá thực hiện sự điêu luyện tinh xảo
* Củng cố bài học:
? Nét sinh hoạt văn hoá dưới thời Trần được thể hiện như thế nào?
? Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần?
* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được những nét chính về đời sống văn hoá, thành tựu về văn học, giáo dục, KHKT cũng như nghệ thuật kiến trúc điêu khắc
- Đọc bài 16 “Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV”.

File đính kèm:

  • docTiet 28s.doc