Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương - Tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh Bình Định - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Hiểu được các thời kỳ lịch sử của tỉnh Bình Định

- Hiểu được ngày giải phóng hoàn toàn: miền Nam, tỉnh Bình Định.

2/ Kỹ năng

- Biết xác định các vị trí địa danh của tỉnh Bình Định

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của địa phương.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ của tỉnh Bình Định.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương - Tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh Bình Định - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc.
- Hiểu được các thời kỳ lịch sử của tỉnh Bình Định
- Hiểu được ngày giải phóng hoàn toàn: miền Nam, tỉnh Bình Định.
2/ Kỹ năng 
- Biết xác định các vị trí địa danh của tỉnh Bình Định
3/ Thái độ 
Bồi dưỡng cho HS.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của địa phương.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Bản đồ của tỉnh Bình Định.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
 Nhằm giúp cho học sinh hiểu được các thời kỳ lịch sử và ngày giải phóng hoàn toàn của tỉnh Bình Định? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu?. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 40 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15P
HOẠT ĐỘNG 1. BÌNH ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ?
1. BÌNH ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ.
Hỏi Em hãy cho biết tên Bình Định các thời kỳ lịch sử ?
Hỏi Em hãy cho biết vị trí địa lý của tỉnh Bình Định?
Hỏi Em hãy cho biết tỉnh Bình Định hiện nay có bao nhiêu huyện, thị trấn và thành phố?
Hỏi Em hãy cho biết cho biết hiện nay có bao nhiêu dân tộc hiện đang sinh sống trên đất của tỉnh Bình Định?
Hỏi Em hãy cho biết hiện nay ở tỉnh Bình Định gồm có những con đường giao thông nào?
Hỏi Theo em ở tỉnh Bình Định hiện nay có những di tích: lịch sử, văn hóa, cách mạng và di tích về tội ác do đế quốc Mỹ và tay sai gây ra mà em biết ?
Trả lời 
- Thuở các vua Hùng dựng nước, Bình Định thuộc bộ Việt Thường.
- Năm 938-1470, nơi đây là trung tâm của vương quốc Chăm-pa cổ đại, có kinh đô là thành Đồ Bàn.
- Năm 1471-1602, vùng đất này mang tên phủ Hoài Nhơn, có 3 huyện (Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn).
- Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi thành phủ Quy Nhân (Quy Nhơn).
- Năm 1771-1799, Quy Nhơn là cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn.
- Năm 1806, Nguyễn Aùnh chiếm thành Hoàng Đế và đổi thành Bình Định trấn.
- Năm 1826, đổi thành phủ Quy Nhơn
- Năm 1832, đổi thành tỉnh Bình Định. Phú Yên sáp nhập với Bình Định thành tỉnh Bình Phú.
- Năm 1864, lại tách ra như cũ.
- Trước năm 1913, Gia Lai, Kon Tum thuộc về Bình Định 
- Trước năm 1945, Bình Định có 4 phủ (Hoài Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ), 3 huyện (Bình Khê, Phù Cát, Hoài Aân) và 1 thành phố Quy Nhơn. 
- Đến năm 1947, lập thêm 3 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão.)
- Tháng 10/ 1975, Bình Định và Quãng Ngãi hợp nhất thành.
 - Tháng 4/ 1989, lại tách ra và mang tên tỉnh Nghĩa Bình. 
Trả lời 
- Phía Bắc, giáp tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam, giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Tây, giáp tỉnh Gia Lai.
- Phía Đông, giáp biển Đông.
Trả lời 
- 10 huyện, 14 thị trấn và 1 thành phố.
+ Có 3 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão.)
+ Có 7 huyện đồng bằng (Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Hoài Ân).
- Có 14 thị trấn
+ Thị trấn Vân Canh
+ Thị trấn Vĩnh Thạnh
+ Thị trấn An Lão
+ Thị trấn Tăng Bạt Hổ (Hoài Aân)
+ Thị trấn Tây Sơn
+ Thị trấn Ngô Mây (Phù Cát)
+ Thị trấn Tuy Phước và thị trấn Diêu Trì (Tuy Phước)
+ Thị trấn Phù Mỹ và thị trấn Bình Dương (Phù Mỹ)
+ Thị trấn Bình Định và thị trấn Đập Đá (An Nhơn)
+ Thị trấn Bồng Sơn và thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn)
- Có 1 thành phố Quy Nhơn.
Trả lời 
- Có 5 dân tộc: Kinh (Việt), Ba-na, Chăm, Hrê và một số người Hoa Kiều
Trả lời 
- Đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 19), đường hàng không (sân bay Phù Cát) và đường thủy (cảng Quy Nhơn) và đường sắt (ga Phù Cát).
Trả lời 
- Di tích lịch sử.
+ Từ đường họ Bùi, thờ Bùi Thị Xuân (huyện Tây Sơn)
+ Từ đường thờ Võ Văn Dũng (huyện Tây Sơn)
+ Gò Đá Đen (huyện Tây Sơn).
+ Gò Lăng (huyện Tây Sơn).
+ Điện thờ Tây Sơn (huyện Tây Sơn).
+ Bến Trường Trầu (huyện Tây Sơn).
+ Thành Hoàng Đế (huyện An Nhơn).
+ Tân Phủ Càn Dương (huyện Phù Cát).
+ Bãi Nhạ – Núi Tam Tòa (TP Quy Nhơn).
- Di tích văn hóa.
+ Tháp Bình Lâm (huyện Tuy Phước)
+ Tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước)
+ Tháp Cánh Tiên (huyện An Nhơn )
+ Tháp Dương Long (huyện An Nhơn )
+ Chùa Thập Tháp (huyện An Nhơn)
+ Tháp Đôi (TP Quy Nhơn)
- Di tích cách mạng.
+ Đèo Nhông (huyện Phù Mỹ)
+ Núi Bà (huyện Phù Cát)
- Di tích về tội ác do đế quốc Mỹ và tay sai gây ra 
+ Vụ thảm sát Nho Lâm, năm 1965 (Phước Hưng – Tuy Phước).
+ Vụ thảm sát Bình An, năm 1966 (nay thuộc Tây An, Tây Bình, Tây Vinh, huyện Tây Sơn)
a- Tên Bình Định các thời kỳ lịch sử.
- Thuở các vua Hùng dựng nước, Bình Định thuộc bộ Việt Thường.
- Năm 938-1470, Bình Định là trung tâm của vương quốc Chăm-pa cổ đại, có kinh đô là thành Đồ Bàn.
- Năm 1471-1602, Bình Định mang tên phủ Hoài Nhơn.
- Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi thành phủ Quy Nhân (Quy Nhơn).
- Năm 1771-1799, Quy Nhơn là cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn.
- Năm 1806, Nguyễn Aùnh chiếm thành Hoàng Đế và đổi thành Bình Định trấn.
- Năm 1826, đổi thành phủ Quy Nhơn
- Năm 1832, đổi thành tỉnh Bình Định. Phú Yên sáp nhập với Bình Định thành tỉnh Bình Phú.
- Năm 1864, lại tách ra như cũ.
- Trước năm 1913, Gia Lai, Kon Tum thuộc về Bình Định 
- Trước năm 1945, Bình Định có 4 phủ (Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Mỹ), 3 huyện (Bình Khê, Phù Cát, Hoài Aân) và 1 thành phố Quy Nhơn. 
- Đến năm 1947, lập thêm 3 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão.)
- Tháng 10/ 1975, Bình Định và Quãng Ngãi hợp nhất thành Nghĩa Bình.
 - Tháng 4/ 1989, lại tách ra và mang tên tỉnh Nghĩa Bình. 
b- Vị trí Bình Định.
- Phía Bắc, giáp tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam, giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Tây, giáp tỉnh Gia Lai.
- Phía Đông, giáp biển Đông.
c- Bình Định có 10 huyện, 14 thị trấn và 1 thành phố.
d- Dân tộc ở Bình Định. 
- Có 5 dân tộc: Kinh (Việt), Ba-na, Chăm, Hrê và một số người Hoa Kiều
đ- Đường giao thông ở Bình Định.
- Đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường thủy.
e- Di tích lịch sử ở Bình Định.
- Di tích lịch sử.
- Di tích văn hóa.
- Di tích cách mạng.
- Di tích về tội ác do đế quốc Mỹ và tay sai gây ra. 
20P
HOẠT ĐỘNG 2. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM VÀ TỈNH BÌNH ĐỊNH?
2. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH.
- GV củng cố lại ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
+ 5 giờ chiều ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân của ta vượt qua vòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
+ 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tống thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
+ 11 giờ 30 phút, cùng ngày, lá cờ cách mạng của ta tung bay trên trên nóc tòa Phủ Tổng thống, báo hiệu toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
+ Đến ngày 2/5/1975, tỉnh Châu Đốc được giải phóng, đây là tỉnh cuối cùng ở miền Nam.
Hỏi Em hãy cho biết mốc thời gian giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày tháng năm nào?
- GV bổ sung: Tháng 2/ 1975, Trung đoàn 93 của tỉnh mới thành lập, phố hợp với quân dân các huyện, như An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát và biệt động Quy Nhơn đã tập kích tiêu diệt bọn cảnh sát ở khu II, kết quả ta đã giải phóng một số xã nhà thuộc huyện An Nhơn (Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Thành), Tuy Phước (Phước Quang, Phước Hưng), Phù Cát (Cát Tờng, Cát Nhơn, Cát Thắng)
Hỏi Em hãy cho biết câu khẩu hiệu hành động của quân dân ở Bình Định thực hiện để giải phóng tỉnh nhà?
Hỏi Em hãy cho biết quân dân ở Bình Định giải phóng tỉnh nhà vào thời gian nào?
Trả lời 
- Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.
Trả lời 
- Câu khẩu hiệu hành động: “ xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện” 
Trả lời 
- 20 giờ ngày 31/3/1975.
a- Giải phóng hoàn toàn miền Nam 
+ Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.
b- Câu khẩu hiệu hành động quân dân ở Bình Định thực hiện để giải phóng tỉnh nhà.
“ xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện” 
c- Giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Định. 
+ Vào lúc 20 giờ ngày 31/3/1975.
5P
HOẠT ĐỘNG 3. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
- GV mời HS củng cố lại kiến thức đã học.
- GV mời HS chỉ trên bản đồ tỉnh Bình Định những nơi có di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa,
- HS liên hệ kiến thức đã họ trả lời.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 1; 2; 3 và 4 trong quyển “Kiến thức cơ bản Lịch sử 7” – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 87.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà, bài 17 bằng cách tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.
 - Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC – ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975
Vào lúc 20 giờ, ngày 31 -3-1975, giành chính quyền ở Bình Định
Vào lúc 9 giờ, ngày 31 -3-1975, giành chính quyền ở Phù Cát 
Vào lúc 22 giờ, ngà

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- LSDP-tiet 31.doc
Giáo án liên quan