Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 26, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (XIII) (Tiết 4) - Phạm Thị Bích Lệ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :

- Ở thế kỷ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi là do những nguyên nhân nào?

- Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.

- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

 2/ Tư tưởng.

- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

- Bài học kinh nghiệm về truyền thống chiến đấu và tinh thần đòan kết của dân tộc.

 3/ Kỹ năng.

- Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.

- Rèn kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế ngày nay.

II/ CHUẨN BỊ.

1/ Giáo viên: Bản đồ đế quốc Mông – Nguyên thế kỷ XIII.

 Bài “Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn.

 Tư liệu có liên quan đến bài dạy.

 2/ Học sinh Sách giáo khoa.

 Vở bài soạn, vở bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 26, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (XIII) (Tiết 4) - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 06 – 11 – 2011
Ngày dạy: 11 – 11 – 2011
Tuần: 13
Tiết: 26
BÀI 14: (tt) 
TIẾT 4. IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
- Ở thế kỷ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi là do những nguyên nhân nào?
- Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
 2/ Tư tưởng.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm về truyền thống chiến đấu và tinh thần đòan kết của dân tộc.
 3/ Kỹ năng.
- Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế ngày nay.
II/ CHUẨN BỊ.
1/ Giáo viên: Bản đồ đế quốc Mông – Nguyên thế kỷ XIII.
 Bài “Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn.
 Tư liệu có liên quan đến bài dạy.
 2/ Học sinh Sách giáo khoa.
 Vở bài soạn, vở bài học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
 1/ Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nối nội dung ở cột sự kiện với các chiến thắng lớn sao cho phù hợp:
Sự kiện
Các chiến thắng lớn
Trả lời
1/Kháng chiến lần thứ I, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
A/ Đông Bộ Đầu
1. nối với 
2/Kháng chiến lần thứ II, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
B/ Vân Đồn
Bạch Đằng
2. nối với 
3/ Kháng chiến lần thứ III, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
C/ Tây Kết
Hàm Tử
Chương Dương
3. nối với 
 2/ Giới thiệu bài : Như chúng ta đã biết , cả ba lần kháng chiến chống quân Xâm lược Mông - Nguyên đều diễn ra trong hòan cảnh gay go, quyết liệt . nhưng cuối cùng chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Vậy, nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi đó, ý nghĩa lịch sử ra sao ? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 3/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
GV: Cho học sinh quan sát lại hình ảnh quân Mông Cổ và sự bành trướng lãnh thổ của quân Mông Cổ.
HS: Quan sát và nghe.
GV chốt: Quân Mông Cổ ( Quân Nguyên ) hùng mạnh bật nhất thế giới.
? Những nguyên nhân nào đẫn đến cả ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của dân tộc ta đều giành thắng lợi ?
? Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc ?
HS: - Thực hiện “vườn không nhà trống”
 - Đóng cọc ở sông Bạch Đằng 
? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến ?
HS:- Canh giữ vùng biên giới.
Quân đội ngày đêm luyện tập.
Sắm sửa vũ khí
Triệu tập các Hội nghị: Bình Than, Diên Hồng
? Hãy nêu một số dẫn chứng để thấy được nhà Trần quan tâm đến sức dân?
HS: ( Vua trần về các địa phương) 
? Ai là người chỉ huy cuộc k/c lần thứ hai và ba?
? Em có nhận xét gì về Trần Quốc Tuấn?
? Em hãy trình bày những đóng góp của trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến ? 
HS: ( Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp, là tác giả của “ Hịch Tướng sĩ”)
GV: nhấn mạnh về danh tướng Trần Quốc Tuấn đã được cả thế giới biết đến.
HS thảo luận nhóm 3 phút: Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của ta trong cả 3 lần kháng chiến?
HS: - Nhân dân.
 - Thể hiện qua câu nói của: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Các bô lão, Trần Quốc Tuấn
? Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến ? 
GV phân tích: Chiến thuật “vườn không nhà trống”, lợi thế của ta có địa hình hiểm trở, nhắc lại ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
GV: cho học sinh nhắc lại lực lượng của quân giặc khi sang xâm lược nước ta, so sánh -> cả ba lần đều bị đánh bại.
? Những thắng lợi vẻ vang trên có ý nghĩa như thế nào ?
GV: giảng về sự hùng mạnh của đế quốc Mông Nguyên, song khi vào nước ta chúng đã phải dè chừng “không được xem. Xem thường”
? Bài học lịch sử rút ra từ ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là gì ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 68.
? Bài học kinh nghiệm này còn phù hợp với thời kì hiện nay hay không?
GV: Liên hệ các câu nói của Bác về sự đoàn kết toàn dân và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
? Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình thế giới?
GV: Giáo dục học sinh về sự kiên cường, bất khuất của cha ông, chúng ta phải cố gắng học tập
1.Nguyên nhân thắng lợi
- Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân và thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc. 
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt, quan tâm đến sức dân, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân.
- Sự chỉ huy tài tình của Trần Quốc Tuấn, là vị tướng tài ba, yêu nước, thương dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Nhờ áp dụng những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
2. Ý nghĩa lịch sử
a.Trong nước:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược nước ta của nhà Nguyên -> bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý báu : 
+ Củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
+ Dùng mưu trí và dựa vào dân để đánh giặc.
b. Quốc tế: Ngăn chặn sự xâm lược của nhà Nguyên sang các nước khác.
	4. Củng cố: 
 	 - GV cho HS làm bài tập LS trong bảng phụ:
Câu 1: Trong lần thứ 3 quân Nguyên xâm lược nước ta, chúng đã huy động lực lượng như thế nào?
	a. Hơn 3 vạn quân	b. 50 vạn quân
	c. 30 vạn quân	d. 40 vạn quân
Câu 2: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì của vua Trần quân Mông Cổ vào Thăng Long?
	a. Kiên quyết chống trả để bảo vệ kinh thành
	b. “Vườn không nhà trống”
	c. Cho người gìa, phụ nữ và trẻ em đi sơ tán
	d. Cho xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược
Câu 3: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt vào TK XIII?
	a. Thoát Hoan	b. Ô Mã Nhi
	c. Ngột Lương Hợp Thai	d. Hốt tất Liệt
Câu 4: Đánh dấu X vào ô đúng hoạt sai
Sự kiện
Đ
S
Hội nghị Bình Than là sự kiện nhà Trần muốn phát huy trí tuệ của Vương hầu, Quí tộc, quan lại
Hội nghị Diên Hồng là sự kiện thể hiện ý chí quyết chiến của toàn quân và dân ta
“ Phá cường địch báo Hoàn ân” là của Trần Quốc Tuấn
Sự kiện thích lên cánh tay chữ “Sát thác” là hành động động viên tinh thần chiến đấu của địch
 	5. Hướng dẫn về nhà: 
- HS trả lời theo các câu hỏi cuối SGK.
- Chuẩn bị: kiểm tra 15’
- Soạn bài: em biết gì về tình hình kinh tế nhà Trần sau chiến tranh?
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docLS7T27.doc