Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiếp theo) - Trần Quang Nhiệm

I – Mục tiêu bài học :

 1 . Kiến thức : Giúp học sinh nắm

- Am mưu xâm lược nước ta cuả nhà Tống

- Cuộc tấn công sang đất tống cuả ta là hành động tự vệ

- Diễn biến, ý nghĩa cuả cuộc kháng chiến chống Tống cuả nhân dân ta dưới thời Lý

 2. Tư tưởng :

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập cuả nhân dân ta trước nguy cơ bị xâm lược

 3 . Kĩ năng :

Sử dụng bản đồ (vẽ và sử dụng bản đồ )

 

II . Chuẩn bị của thầy và trò

 1. Thầy :

- Soạn giảng, tài liệu tham khảo

- Bản đồ Đại Việt thời Lý Trần

- Lược đồ tiến công phòng vệ của nhà Lý

- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như nguyệt

 2. Trò :

- Tham khảo nội dung bài

- Tham khảo trước lược đồ (SGK) (hình 21)

- Chia nhóm 6 thảo luận .

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiếp theo) - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 16 	 
Ngày soạn 23 –10 – 2007 
Bài 11: 	CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
	XÂM LƯỢC TỐNG ( 1075 – 1077) ( Tiếp theo)
I – Mục tiêu bài học : 
 1 . Kiến thức : Giúp học sinh nắm 
Aâm mưu xâm lược nước ta cuả nhà Tống 
Cuộc tấn công sang đất tống cuả ta là hành động tự vệ 
Diễn biến, ý nghĩa cuả cuộc kháng chiến chống Tống cuả nhân dân ta dưới thời Lý 
 2. Tư tưởng :
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập cuả nhân dân ta trước nguy cơ bị xâm lược 
 3 . Kĩ năng : 
Sử dụng bản đồ (vẽ và sử dụng bản đồ ) 
II . Chuẩn bị của thầy và trò 
 1. Thầy : 
Soạn giảng, tài liệu tham khảo 
Bản đồ Đại Việt thời Lý Trần 
Lược đồ tiến công phòng vệ của nhà Lý 
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như nguyệt 
 2. Trò : 
Tham khảo nội dung bài 
Tham khảo trước lược đồ (SGK) (hình 21)
Chia nhóm 6 thảo luận .
III . Các hoạt động dạy và học :
 1. Oån định tổ chức: (1’)
 2 . Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
* Hỏi: 
Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý và trình bày qua sơ đồ 
 3. Hoạt động dạy và học
 Giới thiệu bài mới : 
Nước Đại Việt thời Lý cư dân sống bình yên, yên ổn nhưng ở bên ngoài. Nhà Tống Lại có âm mưu xâm lược nước ta vào bài 
Hoạt động dạy và học 
TG
Hoạt đông của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
18’
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Tống trên sông Như nguyệt 
Gv: cho hs đọc (SGK) từ “Sau khi rút quân ...dài khoảng 100km”
Hs thảo luận nhóm
H1: Sau khi từ Ung châu rút về nước, nhà Lý đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến như thế nào ?
Gv: Cho các nhóm trình bày®rút ra kết luận. 
Gv: Dùng “Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như nguyệt”
H2: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như nguyệt để xây dựng phòng tuyến chống quân xâm lược ?
Gv: Mô tả phòng tuyến :
® Phòng tuyến do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đạo quân chủ lực án ngữ ở đây chặn quân bộ của địch 
H3: Sau khi thất bại nặng ở Ung châu, nhà Tống đã phản ứng gì ?
Gv: Dùng lược đồ 
Gv: Quân thuỷ do Hoà Mâu dẫn đầu®tiếp ứng đã bị Lý Kế Nguyên đánh 10 trận không tiến vào đất liền được 
ÞĐại quân Tống khi qua biên giới bị chặn đóng ở 1 số nơi®nhằm tiêu hao sinh lực địch (Thân Canh Phúc) 
H4: Vì sao ta lại nhanh chóng chặn được cuộc hành quân mạnh của địch ?
Hoạt đồng 2: Tìm hiểu về diễn biến trận Như nguyệt và cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt
Gv : Sử dụng lược đồ, giới thiệu các kí hiệu 
Gv: Chờ mãi không thấy quân thủy đến, cho quân đóng bè, Quách Quỳ 2 lần vượt sang nhưng đều thất bại
H1: Câu nói của Quách Quỳ “Ai bàn đánh sẽ chém” nói lên điều gì ? 
Gv: Động viên tinh thần chiến đấu Lý Thường Kiệt cho ra đời bài thơ thần 
Và đêm đêm khi 2 bên ngừng chiến cho người ra đền Trương Hống, Trương hát (tướng của Triệu Quang Phục) để ngâm 
Gv : Cho hs đọc bài thơ thần “ Nam quốc Sơn Hà”®nêu ý chí bài thơ ?
Gv: Cuối mùa xuân 1077: Lý Thường Kiệt tấn công vào trận tuyến địch.Ban đêm quân ta lặng lẽ vượt sông Như nguyệt đánh vào các doanh trại Tống thua to mười phần chết 5 – 6 ®chúng khó khăn tuyệt vọng 
H2: Cuộc chiến tranh kết thúc như thế nào ?
H3: Nêu cách độc đáo trong đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
H4: Tại sao Lý Thường Kiệt lại cử người sang thương lượng, giải hoà với Quách Quỳ ?
Gv : Cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo, không tiêu diệt quân thù khi ở thế cùng lực kiệt®thể hiện tinh thầøn nhân đạo của dân tộc ta
H5: Nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ?
H6: Chiến thắng Như nguyệt có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc ?
Gv : Khắc sâu hình ảnh Lý Thường Kiệt( Đọc Hs nghe đoạn nói về Lý Thường Kiệt ((SGV) 
Hoạt động 3: Củng cố
- Trận Như Nguyệt (1076 –1077) trên đất nước ta ?
- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, các dân tộc ít người có vai trò như thế nào ? ( góp phần làm nên thắng lợi )
- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
- Nguyên nhân làm nên thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này ?
Hs: đọc (SGK) 
6 nhóm thảo luận
- Cho địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng 
+Các tù trưởng Mai phục vùng biên giới 
+Lý Kế Nguyên chỉ huy 1 đạo quân thủy đóng ở Đông kênh (mạn Đông bắc) 
+ Xây dựng phòng tuyến sông Như nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy 
Hs: Có vị trí quan trọng: án ngữ mọi con đường từ phía bắc chạy về Thăng long , được đắp bằng đất cao, vững chắc có mấy dậu tre dày đặc bên ngoài 
 HS: Tống rất căm giận tập trung lực lượng lớn (10 vạn quân bộ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu) sang xâm lược nước ta dù gặp rất nhiều khó khăn .
Hs: tham khảo (SGK) và lên trình bày diễn biến trên lược đồ .
Hs: + Ta chuẩn bị kĩ 
 + Tinh thần địch đang hoang mang
Hs quan sát lược đồ: 
Hs: Địch rơi vào thế tuyệt vọng, tiến thoái lưỡng nan, không dám nghĩ đến vượt sông, mà bắt đầu củng cố phòng ngự. Quân mỗi ngày chán nản, mệt mỏi chết dần 
Hs: Bài thơ nhắc lại nhiều lần mẹnh mẽ vang xa, tăng sức mạnh quyết chiến, khẳng định nước ta độc lập®uy hiếp tinh thần giặc
Hs: Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hoà với Tống. Quách Quỳ đồng ý, rút quân về nước
Hs: Chủ động tiến đánh, phòng thủ , địch thua, rút lùi, giảng hoà) 
Hs: Để giữ mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa 2 nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự nước lớn®đảm bảo độc lập lâu dài .
Hs: + Tinh thần đoàn kết, yêu nước của cả dân tộc 
 + Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt .
® Đây thực sự là vị tướng tài của dân tộc 
HS: Các nhóm trả lời 
II. Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)
1. Kháng chiến bùng nổ
a. Chuẩn bị kháng chiến 
- Cho các tù trưởng mai phục gần vùng biên giới 
- Cử Lý Kế Nguyên đem quân phòng giữ ở Đông kênh .
Xây dựng phòng tuyến ở bờ Nam sông Như nguyệt (sông Cầu)
b. Kháng chiến bùng nổ 
- Cuối năm 1076 quân Tống do Triệu Tiết, Quách quỳ chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta theo 2 đường thuỷ, bộ vượt ải Nam quan qua Lạng Sơn tràn vào nước ta và bị chặn đánh tại bờ Nam sông Như nguyệt .
- Quân thuỷ bị đạo quân Lý Kế Nguyên chặn đánh tơi bời ở vùng biển Quảng Ninh
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như nguyệt
* Diễn biến:
- Quách Quỳ 2 lần tấn công mạnh vào phòng tuyến Như nguyệt, nhưng đều bị đẩy lùi 
- Cuối mùa xuân 1077 Lý Thường Kiệt mở cuốc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to và lâm vào thế khó khăn, tuyệt vọng 
- Lý Thường Kiệt cho người sang chủ động giảng hoà với quân Tống. Quân Tống rút về nước .
* Ý nghĩa 
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc 
- Quân Tống phải từ bỏ mộng thôn tính Đại Việt .
- Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ 
4. Dặn dò và hướng dẩn về nhà: (1’)
 - Học bài củ, trả lời câu hỏi (SGK) 
 - Vẽ lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như nguyệt .
 - Xem lại các nội dung chương I, II để chuẩn bị tiết sau ôn tập. 
IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(29).doc