Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 24, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT: Giúp HS thấy được:

 - Ba lần xâm lược nước ta, nhất là ở lần thứ hai và thứ ba, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo.

 - Nắm được diễn biến cơ bản nhất về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thời Trần.

 - Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến đó.

 - Làm cho HS thấy được cả ba lần kháng chiến: kháng chiến lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba, đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách to lớn, so sánh lực lượng giữa quân ta và quân Nguyên rất chênh lệch, song dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.

 - Thấy được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi.

 2. TT: Bồi dưỡng, nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.

 3. RLKN:

 - Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà.

 - Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất ( 1258 ) chống quân Mông Cổ xâm lược.

 - Có thể phóng to bản đồ đế quốc Mông Cổ thế kỉ XIII (trước cuộc xâm lược Đại Việt) ở sách “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỉ XIII” của Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm.

 - Bản đồ câm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 24, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12 
Tiết:24
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (Thế kỉ XIII)
S: 29/10/2012 
G: 09/12/2012
CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ (1258)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: Giúp HS thấy được:
	- Ba lần xâm lược nước ta, nhất là ở lần thứ hai và thứ ba, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo.
	- Nắm được diễn biến cơ bản nhất về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thời Trần.
	- Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến đó.
	- Làm cho HS thấy được cả ba lần kháng chiến: kháng chiến lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba, đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách to lớn, so sánh lực lượng giữa quân ta và quân Nguyên rất chênh lệch, song dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.
	- Thấy được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi.
	2. TT: Bồi dưỡng, nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
	3. RLKN:
	- Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà.
	 	- Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất ( 1258 ) chống quân Mông Cổ xâm lược.
	- Có thể phóng to bản đồ đế quốc Mông Cổ thế kỉ XIII (trước cuộc xâm lược Đại Việt) ở sách “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỉ XIII” của Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm.
	- Bản đồ câm.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ : (5 phút)
	- Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng ntn?
	- Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu: ( 2 phút)
 Vào Giữa thế kỉ XIII cuộc sống của nhân dân ta đang đi vào ổn định mùa màng tươi tốt. Nạn đói kém không còn đe doạ, vào lúc đó tin tức về quân xâm lược Mông Cổ phía Bắc lan tới. Vua tôi nhà Trần tổ chức khang chiến và thu được kết quả như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: .Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ ( 10 phút)
- KT: Âm mưu xâm lược Đại Việt vua Mông Cổ 
-KN: Nhận xét và đánh giá
GV: Giới thiệu chỉ bản đồ giới thiệu sơ lược về đế quốc Mông Cổ 
H: Sau khi xâm lược và chiếm gần hết châu Á, châu Âu Vua Mông Cổ còn có tham vọng gì?
 - Vua Mông Cổ làm gì để đạt được tham vọng đó?
 - Tại sao vua Mông Cổ cho đánh Đại Việt trước?
 - Trước khi kéo quân vào xâm lược nước ta, tướng Mông Cổ đã có hành động gì? Nhà Trần đối phó ra sao?
HĐ2 Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến đánh bại quân Mông Cổ ( 20 phút) 
- KT:Sự chuân bị tích cực cho kháng chiến của vua tôi nhà Trần,
- KN:Trình bày diễn biến trên lược đồ
- GD:Truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, đường lối quân sự đúng đắn , sáng tạo.
 - Khi được tin quân Mông Cổ và nước ta, nhà Trần đã làm gì?
 - Cuộc kháng chiến bắt đầu diễn ra vào thời gian nào?
GV: Dùng lược đồ trình bày diễn biến, kết hợp hỏi HS.
GV: Cho HS lên bảng tường thuật lại diễn biến trên lược đồ?
-Chú ý: nhấn mạnh việc rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. 
- Nhử địch vào Thăng Long
- Thực hiện vườn không nhà trống
- Phản công bất ngờ.
H:- Kết quả cuộc kháng chiến ntn?
H: Vì sao quân ta đánh bại được quân Mông Cổ hùng mạnh?
 H: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?
HS: Trả lời
GV: Nhậ xét kết luận
 - Đây là kế sách “ Lấy yếu chống mạnh, lấy ít chống nhiều”Liên hệ với lối đánh du kích trong thời đại chống Pháp Mỹ trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Giáo dục truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:
 - Vua Mông cổ cho quân xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp đánh lên phía nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch “gọng kìm” tiêu diệt Nam Tống.
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ:
 a, Vua Trần ráo riết chuẩn bị kháng chiến:
- Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập.
- Bắt giam sứ giả của Mông cổ, ban lệnh cả nước chuẩn bị chống quân xâm lược.
- Huy động toàn dân tham gia kháng chiến, 
 b, Diễn biến: 
 - 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ (Ngột Lương Hợp Thai) → sông Thao Bạch Hạc.
→ Bình Lệ Nguyên – đánh quyết liệt.
 - Vua Trần cho lui quân khỏi Thăng Long về Thiên Mạc, thực hiện “vườn không nhà trống”.
 - Quân Mông Cổ → Thăng Long – tàn phá và lâm vào khó khăn.
 - 29/1/1258: Nhà Trần phản công ở Đông Bộ Đầu.
 c, Kết quả : Quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long, bỏ chạy về nước bị quân Hà Bổng chặn đánh. Quân Trần kháng chiến thắng lợi.
	4. Củng cố: BTTN: ( 5 phút) 
	- Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 
 	- Cho HS lên bảng tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
	5. Dặn dò ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
 -Ngyuên nhân thắng lợi
	- Chuẩn bị bài 14 (phần II): 
 Soạn bài theo câu hỏi SGK.
 - Âm mưu xâm lược nước ta của quân Mông-Nguyên
 -Chuẩn bị đối phó của ta
 -Nguyên nhân thắng lợi
 6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 24, bai 24.doc