Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 21, Bài 13: Nhà Trần thành lập (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
+ Nguyên nhân dẫn đến nhà Lý sụp đỗ và nhà Trần thành lập .
+ Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.
2. Kĩ năng: Tự học, tự rèn, phát huy tính tự chủ, độc lập khi học môn lịch sử.
3. Thái độ Tự hào và tự cường về lịch sử dân tộc, ý thức tự chủ của cha ông.
II. Phương pháp:
Dạy học nêu vấn đề + Thảo luận nhóm, so sánh, phân tích, trực quan.
III. Chuẩn bị giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: - Bản đồ nước Đại Việt thời Trần
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần
- Tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
? Em hãy trình bày hiểu biết của em về tình hính giáo dục, văn hoá nước ta dưới thời Lý?
Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN ( THẾ KỈ XIII-XIV) Ngày soạn: 11/2010. Ngày dạy :11/2010 Tiết 22-Bài 13: I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: + Nguyên nhân dẫn đến nhà Lý sụp đỗ và nhà Trần thành lập . + Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý. 2. Kĩ năng: Tự học, tự rèn, phát huy tính tự chủ, độc lập khi học môn lịch sử. 3. Thái độ Tự hào và tự cường về lịch sử dân tộc, ý thức tự chủ của cha ông. II. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề + Thảo luận nhóm, so sánh, phân tích, trực quan... III. Chuẩn bị giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Bản đồ nước Đại Việt thời Trần - Sơ đồ tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần - Tranh ảnh liên quan. 2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ ? Em hãy trình bày hiểu biết của em về tình hính giáo dục, văn hoá nước ta dưới thời Lý? 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Nhà Lý khi mới thành lập, Vua rất chăm lo đến việc phát triển đất nước, chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nhưng cuối TK XII, nhà Lý ngày càng suy yếu... Vậy nhà Trần đã được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào? * Hoạt động 1: Nhà Trần thành lập. 10’ - Mục tiêu: Bối cảnh thành lập triều đại nhà Trần. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Nhà Lý đã thành lập từ khi nào ? Hs: Quan sát ảnh Công chúa Chiêu Hoàng. GV: Em có nhận xét gì về tình hình nhà Lý vào cuối thế kỉ XII? HS: - Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. GV: Những biểu hiện suy yếu của nhà Lý từ cuối thế kỉ XII? HS: GV: Trước tình hình đó nhà Lý đã làm gì ? HS: Dựa vào các thế lực họ Trần để chống lại các cuộc nổi loạn. GV: Vậy nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? GV: Triều Trần thành lập theo các em có phù hợp với quy luật lịch sử không? - Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. + Vua ăn chơi, quan lại tranh quyền. + Không chăm lo sản xuât -> lụt lội, hạn hán, mất mùa xảy ra liên tiếp. + Các thế lực phong kiến ở địa phương quấy phá, dân nghèo nổi dậy đấu tranh. - Tháng 12, năm ất Dậu (đầu năm 1226) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh -> lập ra triều Trần * Hoạt động 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền. 15’ - Mục tiêu: + Học sinh nắm được bộ máy nhà nước nhà Trần. + So sánh sự khác nhau giữa bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần.Nhận xét. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV giới thiệu lãnh thổ Đại Việt dưới thời Trần. GV: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào? HS: Trả lời theo sách giáo khoa. GV: Gọi 1 học sinh lên vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần? GV: đưa sơ đồ lên và phân tích: Hs: Thảo luận nhóm: So với bộ máy nhà nước thời Lý mà chúng ta đã học, bộ máy nhà nước thời Trần có đặc điểm gì khác? GV: Tại sao nhà Trần lại đặt chế độ Thái thượng hoàng (hai vua)? HS: GV: Tại sao nhà Trần lại đưa những người trong họ nắm giữ những chức vụ quan trọng? HS: - Đảm bảo sự tin cậy - Giữ ngai vàng lâu hơn GV: Qua trên em có nhận xét gì về cách thức tổ chức nhà nước thời Trần? - Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ TW tập quyền gồm 3 cấp: + Triều đình + Các đơn vị hành chính trung gian + Cấp hành chính cơ sở. * Chính quyền cấp TW: Vua - TTH Q.Văn Q. Võ Cơ quan, Chức quan * Chính quyền cấp địa phương: Châu, Huyện 12 Lộ Phủ Xã - Bộ máy nhà nước thời Trần chặt chẽ và hoàn chính hơn thời Lý, chế độ phong kiến tập quyền ngày càng được củng cố. * Hoạt động 3: Pháp luật thời Trần. 10’ - Mục tiêu: Học sinh thấy được pháp luật thời Trần tiến bộ hơn so với thời Lý - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Để tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật thì nhà Trần đã làm gì? GV: Pháp luật thời Trần bảo vệ những ai, cái gì? GV: Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa pháp luật thời Trần so với thời Lý? HS: Giống: - Đều đặt chuông trước điện Long Trì, ai oan ức có quyền đánh chuông xin xét xử. - Đều có những điều luật nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp Khác: - Quốc triều hình luật - Hình thư - PL thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản - PL mang tính đẳng cấp rõ rệt. - Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn ( Thẩm hình viện - cơ quan thực hiện pháp luật) GV chốt lại: - Ban hành bộ luật mới Quốc triều hình luật. + Bảo vệ nghiêm ngặt chỉnh thể quân chủ và chế độ đẳng cấp + Bảo vệ quyền tư hữu tài sản + Bảo vệ sản xuất nông nghiệp - Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện (Thẩm hình viện). 4. Củng cố: 4’ ? Hoàn cảnh dẫn đến thành lập Nhà Trần. ? So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong cách tổ chức xây dựng nhà nước thời Lý và thời Trần 5. Hướng dẫn dặn dò: 2’ * Bài cũ: - Hoàn cảnh ra đời nhà Trần - Nhà trần đã xây dựng chính quyền phong kiến trung ương tập quyền như thế nào ? - So với thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần - Pháp luật thời Trần có gì nổi bật * Bài mới: - Nhà Trần tổ chức quân đội như thế nào ? - Biện pháp để củng cố quốc phòng . - Các biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế ? - Sưu tầm tư liệu lịch sử thời Trần. 6. Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 22 su 7.doc