Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 27

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiền thức:

_ Từ giữa thế kĩ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

_ Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.

 2/ Về tư tưởng:

_ Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

_ Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và nhữg kẻ chia cắt đất nước.

 3/ Về kĩ năng:

_ Dựa theo lược đồ trong Sgk, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).

_ Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua lược đồ trong Sgk.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
_ Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2/ Về tư tưởng:
_ Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
_ Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và nhữg kẻ chia cắt đất nước.
	3/ Về kĩ năng:
_ Dựa theo lược đồ trong Sgk, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).
_ Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua lược đồ trong Sgk.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, giáo án, Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
HS:SGK, soạn bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào?
Lực lượng, khẩu hiệu của khởi nghĩa Tây Sơn là gì? (hs yếu)
Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài : GV chốt nội dung bài cũ giới thiệu bài mới
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
_ Gv: chỉ bản đồ: thành Quy Nhơn (huyện An Khê tỉnh Bình Định).
-Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân đã có ý nghĩa như thế nào ? (phía chúa Nguyễn, phía nghĩa quân)
_ Gv: chỉ vùng bản đồ từ vùng Quảng Ngãi đến Bình Thuận, nghĩa quân đã làm chủ sau khi chiếm được thành Quy Nhơn.
- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã có hành động gì? 
-Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh ? 
_ Gv: nêu bật tình huống rất hiểm nghèo của nghĩa quân theo bản đồ: Quân Trịnh vượt sông Gianh đánh Phú Xuân à quân Nguyễn chạy vào Gia Định. Nghĩa quân Tây Sơn ở giữa có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt. Vì vậy kế sách tạm thời là hòa Trịnh để diệt Nguyễn.
- Kết quả như thế nào ? (HS yếu)
- Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành giành được thắng lợi ? 
Hoạt động 2: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
- Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta ?
_ Gv: sử dụng bản đồ chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 hướng mũi tên: 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
- Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta ? 
-Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông Rạch gầm – Xoài Mút ? (HS yếu)
_ Gv: tường thuật diễn biến trận đánh:
 + Thủy quân giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm – Xoài Mút và sau các ngách của cù lao.
 + Bộ binh mai phục bên bờ và trên cù lao giữa sông.
 + Ngày 19.1.1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Từ Mỹ Tho và ở các ngách của cù lao, các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặt và vào bên sườn địch. Trọng khi đó phục binh ở hai bên bắn xã vào đoàn thuyền chiến.
Kết quả trận đánh như thế nào ?
- Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
GV chốt lại bài
-HS quan sát
à Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được thành lũy dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của chúng suy sụp; trái lại uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
-HS quan sát
à Phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế).
à Nghĩa quân ở vào thế bất lơiï: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
-HS nghe
-HS trả lời
+ Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến
+ Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào. và sự đoàn kết dân tộc
-Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm
-HS quan sát
à Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân oán ghét.
à Sgk.
-HS quan sát
-HS trả lời
-là 1 trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
1.Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
a/ Diễn biến:
_ Tháng 9.1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
_ Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
_ Tây Sơn phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lượng đánh Nguyễn.
_ Năm 1777 giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
	b/ Kết quả: chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
2/ Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
a/ Nguyên nhân: Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
	b/ Diễn biến:
_ Năm 1784 quân Xiêm kéo vào nước ta theo 2 đường thủy bộ.
_ Tháng 1.1785 Nguyễn Huệ chọn sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
_ Sáng 19. 1. 1785 giặc lọt vào trận địa phục kích. Thủy binh ta từ Rạch Gầm – Xoài Mút và cù lao Thới Sơn tấn công giặc.
_ Địch bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh chạy thoát.
	c/ Ý nghĩa:
_ Là 1 trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
_ Đập tan âm mưu xâm lược của Phong kiến Xiêm.
_Đưa phong trào Tây Sơn lên một trình độ mới.
4.Củng cố:
Tình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó ?
 5.Dặn dò:
 Về học bài,Chuẩn bị bài 25 phần III ( Đọc và trả lời câu hỏi SGK)
Tuần 27: Tiết 52:
NS:
ND:
Bài 25:	PHONG TRÀO TÂY SƠN
III/ TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiền thức:
_ Từ giữa thế kĩ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
_ Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2/ Về tư tưởng:
_ Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
_ Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3/ Về kĩ năng:
_ Dựa theo lược đồ trong Sgk, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).
_ Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua lược đồ trong Sgk.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, giáo án, 
HS:SGK, soạn bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
 Tình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó ?
Tổ chức hoạt động dạy học:
a.Giới thiệu bài : GV chốt nội dung bài cũ giới thiệu bài mới
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
-Tình hình Đàng Ngoài như thế nào ? (HS yếu)
_ Gv: Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân đánh thành Phú Xuân. Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch kiệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến và tiêu diệt quân Trịnh. Thừa thắng, Nguyễn Huệ tiến quân thẳng ra Bắc.
- Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” 
_ Gv: Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt. Chính quyền phong kiến họ Trịnh tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ, Nguyễn Huệ giao quyền cho nhà Lê, rút về Nam.
-Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?
 Hoạt động 2: Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
-Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam ? (HS yếu)
_ Gv: chỉ lược đồ 3 vùng 3 anh em Tây Sơn chiếm giữ.
 + Nguyễn Nhạc (Trung ương – Hoàng Đế) – Quy Nhơn.
 + Nguyễn Lữ (Bắc Bình Vương) – Phú Xuân.
 + Nguyễn Huệ (Đông Định Vương) – Gia Định.
-Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì ?
_ Gv: nhấm mạnh việc tiến quân ra Bắc lần II được nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.
- Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?
-Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến họ Lê, họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
GV chốt lại.
à Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng.
-HS nghe
à Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình và nhiều người còn tưởng nhớ nhà Lê.
-HS nghe
+ Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ Tây Sơn.
+ Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh
à Con cháu họ Trịnh nổi loạn. Lê Chiêu Thống bạc nhược.
-HS quan sát
à Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó lại kiêu căng, có mưu đồ riêng
-HS nghe
 + Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ
 + Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh.
 + Chính quyền phong kiến Trịnh – Lê thối nát.
-chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước.
Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
a/ Diễn biến:
_ Tháng 6. 1786, Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh giúp sức đánh chiếm thành Phú Xuân à giải phóng Đàng Trong.
_ Giữa năm 1786, với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” Nguyễn Huệ tiến ra Bắc, đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị bắt.
	b/ Kết quả: Chính quyền họ Trịnh tồn tại hơn 200 năm bị sụp đổ.
	c/ Ý nghĩa: Thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
2.Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
_ Sau khi diệt Trịnh, Nguyễn Huệ rút quân về Nam và đễ Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An.
_ Nguyễn Hữu Chỉnh xây dựng lượng và chống lại Tây Sơn.
_ Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó lại có mưu đồ riêng.
_ Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần II để diệt Nhậm và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
­ Ý nghĩa: chấm dứt tình trạng chia cắt đất

File đính kèm:

  • docTUAN 27 MOI.doc