Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 18, Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Năm học 2012-2013

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS hiểu được:

 - Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. Văn hoá, giáo dục phát triển, hình thành Văn hoá Thăng Long.

 2. TT:

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc cho HS.

- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ.

 3. RLKN: Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Tranh ảnh trong SGK.

 - Sưu tầm thêm một số tranh ảnh tư liệu cần thiết khác.

 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 - Những biện pháp phát triển kinh tế nông nghiệp thời Lý? Kết quả?

 - Thành tựu trong nhành thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?

 3. Bài mới: ( 2 phút)

 a, Giới thiệu:

 - Nêu sự chuyển biến của nền nông nghiệp nước ta?

- TCN và TN thời Lý có đặc điểm gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 18, Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :09
Tiết: 18
Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
S: 18/10/2013
G:24/10/2013
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS hiểu được:
	- Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. Văn hoá, giáo dục phát triển, hình thành Văn hoá Thăng Long.
	2. TT:
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc cho HS.
- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ.
	3. RLKN: Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Tranh ảnh trong SGK.
	- Sưu tầm thêm một số tranh ảnh tư liệu cần thiết khác. 
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập. 
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
 - Những biện pháp phát triển kinh tế nông nghiệp thời Lý? Kết quả?
 - Thành tựu trong nhành thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu:
	- Nêu sự chuyển biến của nền nông nghiệp nước ta?
- TCN và TN thời Lý có đặc điểm gì?
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Những thay đổi về mặt xã hội: ( 15 phút)
- KT:Nắm các tầng lớp trong xã hội thời Lý
-KN: Nhận xét, so sánh, lập bảng đối chiếu để thấy sự phân hóa trong xã hội.
H: XH chia làm mấy giai cấp? Bao gồm những tầng lớp nào?
GV: Cho HS lên bảng ghi các giai cấp và tầng lớp theo sơ đồ.
H: Đời sống của các tầng lớp ra sao?
GV: Chốt lại nội dung vẽ sơ đồ và giải thích mối liên hệ giữa các tầng lớp.
H: So với thời Đinh – Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý ntn?
HĐ2: Giáo dục, văn hoá: ( 15 phút)
-KT: Những thành tựu VH tiêu biểu→ Hình thành nền văn hóa Thăng Long.
- KN: Quan sát, miêu tả, nhận xét, đánh giá các công trình văn hoá..
HS: Thảo luận nhóm: Trình bày những việc làm của nhà Lý đối với giáo dục?
Các nhóm cử đại diện lên trình bày → GV sơ kết.
GV: Giới thiệu sơ về Khổng Tử, liên hệ thực tế Quốc Tử Giám hiện nay.
H: Em có nhận xét gì về nền giáo dục thời Lý?
H: Văn học thì sao? (Giới thiệu Nam Quốc Sơn Hà).
H: Nêu những dẫn chứng cho thấy Đạo Phật thời Lý phát triển?
HS: Đọc in nghiêng SGK sau đó phân tích kênh hình 24 SGK. 
GV: Nhân dân thời Lý ưa thích những loại hình nghệ thuật nào? Đặc sắc nhất là loại hình nghệ thuật nào?
- Kiến trúc và điêu khắc thời Lý ntn?
GV: Phân tích kênh hình 24, 25 SGK.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?
HS: Nghệ thuật có sự phát triển mạnh, phong cách nghệ thuật đa dạng,độc đáo và linh hoạt.
- Cho HS quan sát tranh ( SGK) miêu tả.
- Chùa Một Cột, tượng phật A di đà,hình rồng thời Lý.
GV: Chốt lại:So với thời Đinh – Tiền Lê xã hội thời Lý có sự phân hoá sâu sắc, văn hoá thời Lý có sự phát triển, đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá dân tộc riêng biệt Văn hoá Thăng Long.
1. Những thay đổi về mặt xã hội
XH thời Lý
G/c thống trị
G/c bị trị
 Vua, quan,.con cháu
 Địa chủ-đông hơn
 Nông dân 
(thường , tá điền và nông dân đi khai hoang)
 Thợ thủ công
 Thương nhân
 Nô tì
→ Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn.
2. Giáo dục và văn hoá
 a, Giáo dục: 
 - Năm 1070: xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử (Thăng Long).
 - Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại.
 - Năm 1076: xây dựng trường Quốc Tử Giám → Giáo dục đã bắt đầu phát triển.
 b, Văn hoá: 
 - Văn học: chữ Hán bước đầu phát triển.
 - Tôn giáo:Đạo Phật phát triển rộng khắp trong nhân dân.
 - Văn hoá dân gian:Lễ hội: ca hát, nhảy múa phát triển. Đặc sắc có múa rối nước.
 - Nghệ thuật: Hình thức độc đáo, đa dạng, linh hoạt.
 * Kiến trúc: tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, chuông chùa Trùng Quang
 * Điêu khắc: tượng Phật hình trang trí rồng
Þ Hình thành nền văn hoá Thăng Long.
	4. Củng cố:
- XH thời Lý có những thay đổi nào?
- Nền văn hoá Thăng Long hình thành dựa trên những yếu tố nào?
	5. Dặn dò:
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị ôn tập, tiết sau Làm bài tập Lịch sử.
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctuan9tiet 18, bai 20.doc
Giáo án liên quan