Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14+15 - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Quá trình thành lập nhà Lý.

- Những chính sách của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá.

3. Thái độ:

Giáo dục cho HS lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu dân.

II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bản đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lý.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.

- Tài liệu về triều Lý.

- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan.

2. Học sinh: - Học bài cu, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

IV. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế thời Đinh - tiền Lê

? Tại sao thời Đinh - tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng.

3. Bài mới:

*. Đặt vấn đề: Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước, nhà Lý thay thế để tiếp tục giữ vững nền độc lập thống nhất quốc gia. Thế nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14+15 - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nét chính về sự phát triển kinh tế thời Đinh - tiền Lê
? Tại sao thời Đinh - tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng.
3. Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước, nhà Lý thay thế để tiếp tục giữ vững nền độc lập thống nhất quốc gia. Thế nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài...
* Hoạt động 1: ( 20’ )Sự thành lập nhà Lý.
- Mục tiêu: Trình bày sơ lược bối cảnh lịch sử của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Em có nhận xét gì về tình hình đất nước cuối thời Lê?
HS: Sau khi Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, sống buông thả, tàn bạo, độc ác: thả người trôi sông, dùng dao cùn xẻo thịt người...nhân dân căm ghét, triều đình bất đồng lộn xộn.
HS đọc phần in nghiêng về Lý Công Uẩn.
GV: Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?
GV: Sau khi lên ngôi Lý Công Uẩn đã làm những việc gì để củng cố lại chính quyền?
GV: Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long?
GV: Việc dời đô nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?
GV: Từ khi được chọn làm kinh đô, Thăng Long đã được nhà Lý xây dựng và phát triển như thế nào?
+ TL dần dần trở thành đô thị phồn vinh.
+ TL vừa là kinh đô, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực.
 GV: Bộ máy nhà nước thời lý được tổ chức như thế nào?
*Treo sơ đồ, phân tích bộ máy nhà nước thời Lý:
GV: Tại sao nhà Lý giao những chức vụ quan trọng cho người thân nắm giữ?
HS: Vì thời này đặt ra lệ ai là con cháu vua thì được làm quan. Giữ vững ngai vàng lâu hơn.
GV: Qua sơ đồ em hãy so sánh sự khác nhau giữa bộ máy nhà nược thời Lý so với thời tiền Lê?
HS: Thảo luận nhóm
- Bộ máy hoàn chỉnh hơn.
- Bỏ bộ phận tăng quan
- Chia cả nước làm 24 lộ phủ, dưới là huyện, hương, xã.
 -Thời tiền Lê chia cả nước làm 10 lộ, phủ, châu.
GV: Chuyễn ý sang phần 2.
a. Bối cảnh lịch sử:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất,Lê Long Đĩnh lên ngôi.
- Năm 1009, Lê Long Đỉnh Mất, triều thành chán ghét nhà Tiền Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi => Nhà Lý thành lập.
b. Quá trình thành lập.
- Năm 1010, dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
“ Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,dân cư không khổ thấp trũng mà tối tăm,muôn vật tươi tốt phồn thịnh.Xem khắp thắng địa, thật là chổ hội tụ quan yến của bốn phương.Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
- Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt.
- Tổ chức lại bộ máy nhà nước:
+ Chính quyền TƯ:
Vua 
 Quan đại thần
 Quan văn Quan võ
+ Chính quyền địa phương:
 24 Lộ, phủ
 Huyện
 Hương, Xã
=> là chính quyền quân chủ chặt chẻ hơn thời Tiền Lê.
*Hoạt động 2: (15’ )2. Luật pháp và quân đội.
-Mục tiêu: Biết được những nét chính về luật pháp. quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nhà Lý đã làm gì để bảo vệ chính quyền?
HS: Ban hành bộ luật mới - Hình thư
GV đọc một số điều luật trong bộ luật Hình thư 
GV: Qua những nội dung cơ bản trên, em hãy cho biết bộ luật Hình Thư bảo vệ ai, cái gì?
HS đọc phần in nghiêng trong sgk.
GV: Từ nhận xét trên em hãy cho biết sự cần thiết và tác dụng của bộ luật đối với đất nước ta lúc bấy giờ?
GV: Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận.
HS đọc bảng phân chia cấm quân và quân địa phương ở sgk
GV: Việc thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" có lợi như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Lý?
GV: Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Lý đối với các nước láng giềng?
GV: Vì sao nhà Lý chủ trương quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng Tống và Chămpa?
GV: Nhà Lý đã có chủ trương gì để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc?
GV: Em có nhận xét gì về các chủ trương của nhà Lý?
Gv: Kết luận.
a. Luật pháp:
- Năm 1042, ban hành bộ Hình thư, là bộ luật đầu tiên ở nước ta.
- Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp.
b. Quân đội: 
- Bao gồm quân bộ và quân thũy.
- Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
- Trong quân chia làm hai loại:cấm quân và quân địa phương.
- Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
c. Chính sách đối ngoại:
- Củng cố khối đoàn kết quốc gia.
- Quan hệ bình thường với các nước láng giềng.
- Kiên quyết chống xâm lược.
4. Củng cố: 4’ Qua bài học hôm nay: Em hãy cho biết nhà Lý đã làm gì để củng cố nền thống nhất quốc gia, giữ vững nền tự chủ?
5.Hướng dẫn, dặn dò. 1’
- HS học bài củ theo nội dung câu hỏi ở sgk
- Làm các bài tập ở sách bài tập của bài 10.
- Soạn trước bài 11 và trả lời các câu hỏi sau:
? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?
? ý nghĩa của việc chủ động tấn công của nhà Lý?
6. Rút kinh nghiệm.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết15 -Bài 11:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 1075 – 1077.
 Ngày soạn:11/10?2010.
 Ngày dạy: 14/10/2010.
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT 1075 – 1076.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
- Cuộc tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng lược đồ, nhận xét đánh giá sự kiện.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc, biết ơn các vị anh hùng.
- Bồi dưỡng cho HS lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.
II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, tường thuật, phân tích...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ Đại Việt thời Lý - Trần.
- Bản đồ kháng chiến chống Tống năm1075 - 1077.
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài củ: Nhà Lý đã làm gì để củng cố đất nước ?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Năm 981, mối quan hệ Đại việt - Tống được củng cố. Từ giữa TK XI, quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt bởi nhà Tống có hành động khiêu khích, xâm lược Đại Việt. Vậy nhà Lý đã đối phó như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay...
* Hoạt động 1: (17’) 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta:
- Mục tiêu: Biết được âm mưu xâm lược của nhà Tống và những chủ trương chống xâm lược của Nhà Lý.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*HS đọc sgk.
GV: Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt?
HS: Gặp nhiều khó khăn: ngân khố tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân nổi dậy đấu tranh. Phía Bắc có bộ tộc Liêu, Hạ quấy nhiễu.
GV: Tại sao nhà Tống tìm mọi cách xâm lược nước ta?
HS: - Vua Tống muốn bành trướng lãnh thổ.
 - Muốn dùng chiến tranh và của cải cướp được để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.
GV: Để chuẩn bị cho công cuộc xâm lược Đại Việt nhà Tống đã có những hành động gì?
HS: - Ngăn cản việc buôn bán của nhân dân hai nước.
 - Bọn quan lại nhiều lần đem quân quấy phá lãnh thổ, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
 - Xúi giục Chămpa đánh lên từ phía Nam Đại Việt.
GV: Vì sao chúng xúi dục Chăm Pa đánh lên từ phía Nam Đại Việt?
HS: Vì chúng muốn làm suy yếu lực lượng nhà Lý.
GV: Đứng trước âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống, nhà Lý đã có chủ trương gì?
HS: Nhà Lý đã chủ động và kiên quyết đối phó.
- Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, ngày đêm tập luỵên quân sĩ, chiêu mộ thêm binh lính, tổ chức kháng chiến.
- Các tù trưởng được phong chức tước cao, được mộ thêm binh lính đánh trả các cuộc quấy phá của nhà Tống
- Phía Nam: Lý Thánh Tông cùng Lý Tường Kiệt chỉ huy 5 đạo quân đánh Chăm Pa - Vua Chăm bị bắt.
- Phía Bắc: Tấn công nhà Tống trước để tự vệ
a. Âm mưu xâm lược:
- Bành trướng lãnh thổ.
- Giải quyết tình trạng khó khăn trong nước.
- Thủ đoạn: Xúi giục Chăm pa đánh lên từ phía Nam, ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tộc trưởng.
b. Chủ trương đối phó của nhà Lý:
- Nhà Lý chủ động và kiên quyết đói phó.
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.
- Phong chức tước cho các tù trưởng, mộ thêm quân.
- Luyện tập võ nghệ.
- Chặn cánh quân từ phía Nam.
* Hoạt động 2: ( 18’ ) 2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ:
- Mục tiêu: + Hoàn cảnh , diễn biến ,kết quả ,ý nghĩa của cuộc tiến công để phòng vệ.
 + Nét đặc sắc trong cuộc tiến công phòng vệ.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Hoàn cảnh nào nhà Lý tiến hành tấn công trước để tự vệ? 
GV: Câu nói của Lý Thường kiệt " ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc" thể hiện điều gì?
HS: Thể hiện chủ trương táo bạo, nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, đây là cuộc tấn công tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược
GV: Quá trình chủ động tấn công của LTK thể hiện như thế nào?
HS: trình bày dựa vào sgk.
GV tường thuật trên lược đồ
GV: kết quả?
GV: Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược?
Thảo luận nhóm
GV: Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
 Gv kết luận – chú ý nét độc đáo trong dánh giặc.
a. Hoàn cảnh:
- Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
- Chủ trương của nhà Lý tấn công trước để tự vệ.
b. Diễn biến: Tháng 10 - 1075 ta đem 10 vạn quân thũy bộ tiến vào đất Tống.
c. Kết quả:
- Sau 42 ngày, ta đã làm chủ thành Ung Châu.
- Phá sạch căn cứ quân sự,kho lương.
- Rút quân về nước.
d. Ý nghĩa:
Làm thay đổi kế hoạch, làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà tống vào nước ta.
4. Củng cố: 4’ Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
- Nhà Lý đã đối phó như thế nào? gọi hs lên bảng trình bày trên lược

File đính kèm:

  • doctiet 14+15.doc
Giáo án liên quan