Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT: Giúp HS nắm được:

 - Nắm vũng các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.

 - Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.

 2. TT: Giáo dục cho HS:

 - Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.

 - Ý thức chấp hành pháp kluật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 3. RLKN: Kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Chuẩn bị bản đồ chung về nước ta để hướng dẫn HS xác định địa danh trong bài.

 - Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 Trình bày nền kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê?

 Chọn ý đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:

 Người có công dẹp loạn 12 sứ quân là:

 a- Ngô Quyền b- Đinh Bộ Lĩnh c- Lê Hoàn d- Lí Thường Kiệt

 3. Bài mới: ( 1 phút)

 a) Giới thiệu: Vào đầu thế kỉ XI, Lê Hoàn mất triều Lê lục đục. Lê Long Đĩnh không cai quản được đất nước, quan lại trong triều đưa Lí Công Uẩn lên thay lập ra nhà Lí, đó là sự thay đổi lớn của đất nước. Để các em hiểu được sụ thay đổi lớn đó chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)
Tuần:08
Tiết:14
Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY 
DỰNG ĐẤT NƯỚC
S:01/10/2012
G:09/10/2012
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: Giúp HS nắm được:
	- Nắm vũng các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.
	- Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.
	2. TT: Giáo dục cho HS:
	- Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.
	- Ý thức chấp hành pháp kluật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	3. RLKN: Kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.
 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Chuẩn bị bản đồ chung về nước ta để hướng dẫn HS xác định địa danh trong bài.
 	- Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
 Trình bày nền kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê?
 Chọn ý đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:
 Người có công dẹp loạn 12 sứ quân là:
 a- Ngô Quyền b- Đinh Bộ Lĩnh c- Lê Hoàn d- Lí Thường Kiệt
	3. Bài mới: ( 1 phút)
	a) Giới thiệu: Vào đầu thế kỉ XI, Lê Hoàn mất triều Lê lục đục. Lê Long Đĩnh không cai quản được đất nước, quan lại trong triều đưa Lí Công Uẩn lên thay lập ra nhà Lí, đó là sự thay đổi lớn của đất nước. Để các em hiểu được sụ thay đổi lớn đó chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay .
b) Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Sự thành lập nhà Lý. ( 16 phút)
-KT: Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lí, việc dời đô về Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lí.
-KN: Vẽ sơ đồ
- Công lao của Lí Công Uẩn đối với đất nước
H: Sau khi Lê Hoàn mất, ai là người thay thế?
GV: Thông báo bối cảnh suy sụp của nhà Lê và sự ra đời của nhà Lý.
GV: Giới thiệu về Lê Long Đĩnh (tham khảo tư liệu SGV/59).
HS: Đọc in nghiêng đoạn đầu SGK/35.
GV: Tạo biểu tượng về Lý Công Uẩn
H: Sau khi lên ngôi Lý Công Uẩn đã có những việc làm gì?
 - Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? 
HS: Đọc in nghiêng đoạn hai SGK/35
- Quan sát bản đồ nói về địa thế thuận lợi của vùng đất Thăng Long 
 - Kinh đô Thăng Long thể hiện sự phát triển như thế nào?
HS: Đọc in nghiêng SGK/36 → phân tích một số nét tiêu biểu về kinh đô Thăng Long.
*Tổ chức bộ máy nhà nước :
H: Năm 1054 có sự thay đổi nào đáng chú ý?
HS: Thảo luận nhóm /
 Vẽ và trình bày sơ đồ bộ máy chính quyền TW và địa phương?
-Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ? (tham khảo tư liệu SGV/60).
GV mở rộng đây là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa xa lắm. Nhà Lí coi dân là gốc rễ sâu bền 
HĐ2: Luật pháp. ( 15 phút)
-KT: Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và củng cố khối đoàn kết dân tộc.
KN: So sánh, phân tích.
H: Trước kia chúng ta đã có hệ thống pháp luật chưa? Vì sao?
 - Đến năm 1042 nhà Lý đã làm gì?
HS: Đọc in nghiêng SGK/37 → phân tích.
H: Từ nhận xét trên hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình Thư thời Lý?
 - Luật pháp thời Lý bảo vệ quyền lợi cho ai? Nghiêm khắc vấn đề gì?
 Quân đội. 
H: Quân đội thời Lý gồm mấy bộ phận?
 - Nêu đặc điểm mỗi bộ phận?
 - Quân đội thời Lý thi hành chính sách gì? Nêu đặc điểm của chính sách này?
- Em có nhận xét gì về quân đội thời Lí ?
 * Chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi và các nước láng giềng là gì? Nhận xét?
 - Liên hệ chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. → vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết. 
GV sơ kết: Với bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và chính sách quân đội chặt chẽ, nhà Lý đã bảo vệ vững bền Tổ quốc trong thời gian dài thống trị.
1. Sự thành lập nhà Lý:
 - Năm 1005 Lê hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi cuối 1009, Lê Long Đĩnh chết.
- Triều thần chán ghét nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Vua (Lí Thái Tổ) → nhà Lý thành lập.
 - Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
 + Đặt niên hiệu là Thuận Thiên.
 + Xây dựng kinh đô Thăng Long phồn thịnh.
 - Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
 - Xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chứclại bộ máy nhà nước:
 + Chính quyền TW:
Vua
Đại thần
Vua
 Quan đại thần
Quan văn
Quan võ 
Quan võ
Quan văn
 + Chính quyền địa phương:
24 lộ
Phủ
Các Phủ
Hương, xã
Hương, xã
Huyện
Hương- xã
hương- xã
══> Chính quyền dân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với nhân dân không phải xa lắm. Nhà lý luôn coi dân như gốc rễ sâu bền.
2. Luật pháp và quân đội:
 a) Luật pháp:
 - Năm 1042, Nhà Lý ban hành bộ Hình Thư ( bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta).
→ nghiêm trị những kẻ phạm tội, bảo vệ vua, cung điện, của công, sx nông nghiệp và tài sản của nhân dân. 
b) Quân đội: Có hai bộ phận
 + Cấm quân
 + Quân địa phương 
 - Thi hành chính sách: “ngụ binh ư nông”.
 -Quân đội có 2 binh chủng: Quân bộ, quân thuỷ 
 -Vũ khí: giáo,mác, đao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
c) Chính sách đối nội, đối ngoại:
 + Củng cố khối đoàn kết dân tộc. 
 + Quan hệ bình thường với nhà Tống và Chăm-pa..
 + Kien quyết bảo toàn lãnh thổ.
	4. Củng cố: ( 5 phút)
	- Nhà Lý thành lập như thế nào?
	- Vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý?
	*BTTN: Điền vào chỗ trống cho phù hợp :
Lí Công Uẩn lên ngôi vào năm.............., dời đô về Đại La đặt tên là ........................và đổi tên nước ......................từ năm..................Nhà Lí đã ban hành bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta là ............................................vào năm ......................
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi 1,2,3 SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài 11 (tiết 1): Soạn bài theo câu hỏi SGK cuối mỗi mục .

File đính kèm:

  • doctiet 14, bai 14.doc
Giáo án liên quan