Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Năm học 2007-2008

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Ngô Quyền dựng nền độc lập.

- Tình hình chính trị cuối thời Ngô

- Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, lập biểu đồ, sơ đồ khi học xong bài, trả lời câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.

3. THÁI ĐỘ:

v Bồi dưỡng cho HS.

- Ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Sơ đồ tổ chức bộ mấy nhà nước; bản đồ 12 sứ quân.

- Những tư liệu, những câu chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm (Hai bàn, gồm 6 em thành 1 nhóm), áp dụng bài tập vào tiết học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Làm bài tập lich sử và học bài cũ; xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Quan sát bản đồ, tranh ảnh lịch sử có trong bài học, nhằm khai thác các kiến thức cơ bản trong bản đồ, tranh ảnh lịch sử.

- Tăng cường sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh (HS) biết và hiểu được.
- Ngô Quyền dựng nền độc lập.
- Tình hình chính trị cuối thời Ngô
- Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
2/ Kỹ năng 
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, lập biểu đồ, sơ đồ khi học xong bài, trả lời câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết. 
3. THÁI ĐỘ:
Bồi dưỡng cho HS.
- Ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Sơ đồ tổ chức bộ mấy nhà nước; bản đồ 12 sứ quân.
- Những tư liệu, những câu chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.
- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.
- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm (Hai bàn, gồm 6 em thành 1 nhóm), áp dụng bài tập vào tiết học mới.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Làm bài tập lich sử và học bài cũ; xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.
- Quan sát bản đồ, tranh ảnh lịch sử có trong bài học, nhằm khai thác các kiến thức cơ bản trong bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
- Tăng cường sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
Ngô Quyền dựng nền độc lập? Tình hình chính trị nước ta ở cuối thời Ngô? Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước? Đây là nội dung chính của tiết học hôm nay, lớp chúng ta cần nghiên cứu.
Tiến trình bài dạy (Thời gian 35 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10P
Tóm tắt mục chính của bài 8; gồm phần 1; 2 và 3, học trong 1 tiết. 
1. NGÔ QUYỀN DỰNG NỀN ĐỘC LẬP.
HOẠT ĐỘNG 1. NGÔ QUYỀN DỰNG NỀN ĐỘC LẬP?
- GV yêu cầu HS của tổ 1, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 25.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Dựa vào SGK, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền?
Hỏi Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền? 
Hỏi Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc, chính trị, ngoại giao, quân sự.
- Đặt ra các chức quan văn, quan võ.
- Địa phương có các Thứ sử
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền – Xem phần cuối bài.
Trả lời
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền còn đơn giản, nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự.
+ Dưới vua có quan văn, quan võ.
- Địa phương có các tướng lĩnh, có công được vua cử đi cai quản các địa phương, gọi là chức Thứ sử.
Trả lời
- Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
- Bỏ chức Tiết độ sứ (bộ máy cai trị của họ Khúc), lập triều đình theo chế độ quân chủ.
- Tự quyết mọi công việc về chính trị, ngoại giao, quân sự.
- Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền:
+ Quyết định xưng vương (939).
+ Xóa bỏ hệ thống chính quyền cũ.
+ Xây dựng nhà nước mới (bỏ chức Tiết độ sứ).
+ Đóng đô ở Cổ Loa. 
- Đất nước bắt đầu ổn định, các tướng lĩnh được giao cai quản các địa phương. 
10P
HOẠT ĐỘNG 2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CUỐI THỜI NGÔ?
2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CUỐI THỜI NGÔ.
- GV yêu cầu HS của tổ 2 và tổ 3, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 25 và trang 26, kết hợp với lược đồ (Hình 17 - Lược đồ 12 sứ quân)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
Hỏi Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân? Kể tên một số cuộc nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết?
Hỏi Em hãy thống kê loạn 12 sứ quân theo thứ tự, tên các sứ quân và địa điểm đóng quân?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời
- Sau khi Ngô Quyền mất, hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn nhỏ, lợi dụng tình hình này, Dương Tam Kha chiếm ngôi, Ngô Xương Ngập lo sợ bỏ trốn.
- Các phe nổi loạn lên khắp nơi, đất nước rơi vào tình rạng không ổn định, hỗn loạn.)
 Trả lời
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn.
+ Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại.
+ Bộ máy nhà nước không còn thống nhất, từ trung ương đến địa phương.
- Một số cuộc nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết
+ Trần Lãm, giữ ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình).
+ Phạm Bạch Hổ, giữ ở Đằng Châu (Hưng Yên)
Trả lời (Xem phần cuối bài)
- Năm 944, Ngô Quyền mất, con của ông không đủ uy tín giữ chính quyền, nội bộ lục đục, chia rẽ. 
- Các hào trưởng địa phương nhân đó chiếm giữ vùng đất của mình, không thần phục triều đình, đem quân chống đánh lẫn nhau, gây thành cuộc “Loạn 12 sứ quân”. 
- Đất nước rơi vào cảnh chia cắt, chiến tranh.
- Nhân dân lại phải chịu cảnh khổ cực, chết chóc.
10P
HOẠT ĐỘNG 3. ĐINH BỘ LĨNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC?
3. ĐINH BỘ LĨNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
- GV yêu cầu HS của tổ tổ 4, xem SGK phần kênh chữ của phần 3, trang 27 và trang 28.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Loạn 12 sứ quân, đã dẫn đến hậu quả gì?
Hỏi Trước tình hình khó khăn của đất nước và nguy cơ ngoại xâm đe dọa độc lập chủ quyền của tổ quốc thì yêu cầu mới được đặt ra đó là gì?.
Hỏi Em hãy tóm tắt vài nét về Đinh Bộ Lĩnh?
Hỏi Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước? 
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời
- Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn, do 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh chém lẫn nhau.
- Trước tình hình đó, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Nguy cơ ngoại xâm đe dọa độc lập chủ quyền của tổ quốc.
Trả lời- Giai cấp thống trị trong nước phải chấm dứt tình trạng cát cứ hỗn loạn, phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó với ngoại xâm. Đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các tầng lớp nhân dân ta lúc bấy giờ.
Trả lời
- Oâng là người quê ở Hoa Lư (Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm Thứ sử ở Châu Hoan (Nghệ An, Hà Tĩnh). Thuở nhỏ ông cùng với lũ trẻ chăn trâu trong làng chơi trận giả, lấy bông lau làm cờ. Lớn lên giữa lúc loạn lị, ông đã tụ tập trai làng luyện võ. Khi nhà Ngô sụy đổ, Trần Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh nắm binh quyền, đem quân đi đánh các sứ quân khác. Đến năm 967, các sứ quân bị dẹp, đất nước bình yên.
Trả lời
- Được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ; Là người có tài; biết cách liên kết hoặc dụ dỗ một số sứ quân như: Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ.
- Đất nước trong tình trạng rối ren. 
- Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
- Trong tình hình rối loạn đó, ở vùng Hoa Lưu (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh. 
+ Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết các bạn chiến đấu.
+ Xây dựng lực lượng, quyết tâm đánh dẹp các sứ quân. 
- Đất nước trở lại thống nhất trong yên bình.
- Công lao to lớn của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh được ghi vào lịch sử. 
5P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
Hỏi Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
Trả lời
- Ngô Quyền. Có công chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, kéo dài hơn 10 thế kỷ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc. 
 -Đinh Bộ Lĩnh. Có công chấm dứt tình trạng cát cứ loạn 12 sứ quân, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập từ câu số 1 đến câu số 17, trong sách “Kiến thức cơ bản lịch sử 7”– NXB Quốc Gia Hà Nội, từ trang 27 đến trang 29.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà, bài 9 “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê”, phần mục I- Tình hình chính trị, quân sự, trong SGK, trang 28 đến trang 31.
+ Nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.
+ Quan sát tranh ảnh lịch sử có trong sách giáo khoa để tìm ra kiến thức cơ bản trong bài học.
+ Tăng cường đọc thêm tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
Em hãy thống kê loạn 12 sứ quân theo thứ tự, tên các sứ quân và địa điểm đóng quân
TT
TÊN CÁC
SỨ QUÂN
ĐỊA ĐIỂM
 ĐÓNG QUÂN
1
Ngô Nhật Khánh
Đường Lâm (Tây Sơn)
2
Kiều Công Hãn
Phong Châu (Phú Thọ)
3
Kiều Thuận
Hồ Hồi (Phú Thọ)
4
Nguyễn Khoan
Tam Đái (Vĩnh Phúc)
5
Nguyễn Thủ Thiệp
Tiên Du (Bắc Ninh)
6
Nguyễn Siêu
Tây Phù Liệt (Hà Nội)
7
Lý Khuê
Siêu Loại (Bắc Ninh)
8
Lữ Đường
Tế Giang (Hưng Yên)
9
Phạm Bạch Hổ
Đằng Châu (Hưng Yên)
10
Đỗ Cảnh Thạc
Đỗ Động Giang (Hà Tây)
11
Trần Lãm
Bố Hải Khẩu (Thái B

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 8.doc
Giáo án liên quan