Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1-2 - Quàng Xuấn

1.MỤC TIÊU:

a.Kiến thức:

-Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (bao gồm 2giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và Nông nô).

-Hiểu khái niệm: “Lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

-Hiểu được “thành thị trung đại” xuất hiện như thế nào? Kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao?

b.Kỹ năng:

-Biết vận dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.

-Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

c.Thái độ:

-Thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1-2 - Quàng Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lược.
Hỏi:Xã hội phương Tây đã có biến đổi gì khi các bộ tộc người Giéc-man tràn xuống xâm lược?
(Gợi ý): - Đế quốc Rô- ma còn tồn tại không?
 - Người Giéc- man đã làm gì?
- Xã hội xuất hiện những giai cấp mới nào? 
->
(bổ sung): Phong các tước vị ( Công tước, hầu tước, bá tước, tử tước, nam tước) đã làm xuất hiện 1 tầng lớp quí tộc mới có quyền thế và rất giàu có. Đó là lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa.
Hỏi:Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
-Các thủ lĩnh quân sự Giéc- man được vua ban cấp ruộng đất và trở thành lãnh chúa, bóc lột nông nô.
-Những nô lệ được giải phóng những nông dân công xã bị mất đất và trở thành nông nô, họ không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa, bị lãnh chúa bóc lột.
 -> 
(pt): quá trình phong kiến hóa trong xã hội châu Âu, được kết hợp giữa 2 yếu tố cũ (của người Rô- ma) và yếu tố mới (của người Giéc- man).
(chuyển ý): Đặc trưng của chế đọ phong kiến châu Âu là nền kinh tế lãnh địa.
 Quan sát kênh hình sgk.
Hỏi:Hãy mô tả lãnh địa phong kiến? (tổ chức của lãnh địa) ?
 ->
(phân tích thêm): Mỗi lãnh chúa có 1 lãnh địa riêng, cũng có thể có nhiều lãnh địa. Lãnh địa bao gồm 1 vùng đất rộng lớn, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, ao hồ.., có những lâu đài của qúi tộc, nhà thờ và thôn xóm của nông dân, nông nô.. Mỗi 1 lãnh địa là 1 đơn vị chính trị độc lập, các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự, trong lãnh địa tồn tại như 1 nước nhỏ.
Mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm
Như vậy: Chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực của nhà vua hết sức mờ nhạt.
Hỏi:Cuộc sốngcủa Lãnh chúa và của người lao động như thế nào?
-Nông nô lực lượng sản xuất chính của xã hội, đời sống cực khổ, thân thể bị phụ thuộc vào lãnh chúa và ruộng đất.
-Lãnh chúa không phải lao động, họ tự ý đặt ra các loại thuế để bóc lột nông nô, lãnh chúa đứng đầu cơ quan luật pháp thống trị nông nô về tinh thần.
Hỏi:Sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa? 
(gợi ý): - Ngành kinh tế chính.
 - Đặc diểm?
->
Trong lãnh địa nông nô sản xuất ra mọi thứ lương thực, thực phẩm, quần áo để tiêu dùng, không có sự trao đổi bên trong.
(nâng cao): lãnh chúa ở châu Âu khác với địa chủ ở phương Đông về quyền lực chính trị -> sự phân quyền trong xã hội phong kiến ở châu Âu.
(chuyển ý): Bên cạnh ngành kinh tế nông nghiệp là chính còn có ngành thủ công nghiệp. Sự phát triển của ngành thủ công nghiệp là một yếu tố dẫn tới sự ra đời của các thành thị trung đại.
Hỏi:Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào?
Từ thế kỉ X trở đi, do công cụ sản xuất được cải tiến, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn dẫn đến sản xuất phát triển, sản phẩm xã hội tăng nhanh -> nhu cầu trao đổi, mua bán, tạo điều kiện cho chuyên môn hoá sản xuất.
(giải thích): chuyên môn hoá: chuyên sản xuất 1 mặt hàng theo hinh thức phân công trong lao động (chuyên 1 việc).
Thảo luận nhóm nhỏ:
Hỏi:Những nơi nào thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán?
Nơi đông người qua lại như các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường.
Lúc đầu là nơi tập trung sản xuất,để bán hàng hóadần xuất hiện thành thị trung đại.
Quan sát hình sgk “Hội chợ ở Đức” => miêu tả khung chảnh sôi động của việc buôn bán, chứng tỏ nền kinh tế hàng hoá rất phát triển.
- Hình ảnh lâu đài, kiến trúc=> chứng tỏ thành thị còn là trung tâm văn hoá.
Hỏi:Tổ chức thành thị ntn? 
(gợi ý): Bộ mặt thành thị ? kinh tế? cư dân? 
Hỏi:Thành thị ra đời có vai trò gì đối với xã hội phong kiến châu Âu?
Đồng thời cũng là nguyên nhân -> sự suy vong của chế độ phong kiến châu Âu.
1) Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu:
 (10’)
- Đế quốc Rô- ma bị suy sụp.
(Bộ máy nhà nước của Rô-ma bị phá vỡ) thành lập các vương quốc mới.
- Ruộng đất của chủ nô Rô-ma được chia cho các quí tộc, tướng lĩnh người Giéc-man và phong các tước vị.
-Xã hội hình thành 2 giai cấp: Lãnh chúa và nông nô
=> Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở châu Âu.
2) Lãnh địa phong kiến? (8’)
- Tổ chức của lãnh địa.
+Vùng đất rộng lớn, lãnh chúa xây dựng dinh thự, nhà thờ.
+Vùng đất xung quanh giao cho nông nô sử dụng và thu tô thuế.
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa.
+ Nông nô phải sống phụ thuộc khổ cực và đói nghèo.
- Sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa: kinh tế nông nghiệp đóng kín, tự cấp, tự túc.
+ Đặc điểm: Là địa vị kinh tế chính trị độc lập.
3) Sự xuất hiện của các thành thị trung đại,
 (7’)
- Nguyên nhân: Do nhu cầu trao đổi buôn bán.
- Tổ chức thành thị :
+ Bộ mặt thành thị: phố xá, cửa hàng
+ Kinh tế: thủ công nghiệp và buôn bán.
+Cư dân: thợ thủ công và thương nhân (thị dân).
-Vai trò của thành thị: thúc đẩy xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
4.Củng cố: (4’)
HS thảo luận nhóm (vừa): Sự khác nhau giữa thành thị và lãnh địa?
-Đặc điểm kinh tế: 
+Kinh tế hàng hoá(thủ công nghiệp+ buôn bán) 
+Nông nghiệp đóng kín. 
-Cư dân:
+ Thợ thủ công, Thương nhân
+ Lãnh chúa, Nông nô.
GV(kết luận): Thành thị là bức tranh tương phản với lãnh địa.
5,Hướng dẫn học bài:(1’)
-CH’: Thành thị là nhân tố mới nẩy sinh – cơ sở phát triển của nền kinh tế Lãnh địa và nó cũng chính là nhân tố sau này làm tiêu diệt các Lãnh địa. Tại sao vậy?
-CH’: 1,2,3 (sgk).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày soạn: 18/08/2012 	 Ngày dạy:21/08/2012 Dạy lớp: 7C
 	 Ngày dạy: 25/08/2012 Dạy lớp:7A,7B
 TIẾT 2 - BÀI 2
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.
1.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức:
-Học sinh nắm được nguyên nhân và hậu quả của cuộc phát kiến địa lí như là 1 nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hinh thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
-Quá trình hinh thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.
b.Kỹ năng: 
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng biết dùng bản đồ thế giới hoặc địa cầu để đánh dấu (hoặc xác định) đường đi của 3 nhà phát kiến địa lý được nói tới trong bài, biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử.
c.Thái độ: 
-Giáo dục học sinh thấy đựơc tính tất yếu, tính qui luật của quá trình từ xã hội phong kiến lên xã hội chủ nghĩa tư bản.
2.CHUẨN BỊ:
a.Thầy:
-Bản đồ những cuộc phát kiến địa lý lớn thế thế kỉ XV-XVI.
-Những câu chuyện về 3 nhà phát kiến địa lí (Vaxcơđogama, Clôlômbô, Ph.la Ghenma).
b.Trò: Đọc trước bài.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
a.Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi:Vì sao nói: “Thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”.
*Đáp án: Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “Tự cung, tự cấp” còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
*.Bài tập: 
-Lãnh chúa và nông nô đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội cổ đại phương Tây.
Chủ nô.
Nông dân công xã.
Quí tộc. 
Nô lệ.
Tướng lĩnh người Giéc man.
Quí tộc người Giéc man.
*Đáp án: 
-Lãnh chúa: e,f (Tướng lĩnh và qúi tộc người Giéc man).
-Nông nô: b,d (nô lệ và nông dân công xã).
*Vào bài . (1’): Nền kinh tế hàng hoá phát.triển, đây là nguyên .nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành cuộc phát kiến địa lí. Những cuộc phát kiến này đã làm chogiai cấp tư sản châu Âu ngày 1 giàu lên và thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhanh chóng ra đời.
b.Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
(giải thích khái niệm “Phát kiến địa lí”): Đó là quá trình chinh phục và tìm ra những vùng đất mới.
Hỏi:Theo em vì sao có những cuộc phát kiến địa lí?
Hỏi:Cần có những điều kiện nào để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí đó?
(gợi ý): Muốn đi biển được cần phải có những điều kiện gì?
Con người có hiểu biết về địa lí, đại dương, làm được la bàn đóng được những con tàu mới, có cải tiến bánh lái.
(Khái quát): Do nhu cầu mở rrộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, nhiều nhà thám hiểm châu.Âu đã tìm những con đường biển-> phương đông nơi họ hy vọng sẽ tìm được nhiều nguyên.liệu và vàng bạc.
Hỏi:Em hãy kể những cuộc phát kiến địa lý lớn?
Sử dụng lược đồ, chỉ những cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỷ XV-XVI?
- Kết hợp kể chuyện theo tài liệu sgv.
Hỏi:Kết quả những cuộc phát kiến địa lí?
(chốt ý): những cuộc phát kiến địa lí thế kỷ XV-XVI đã tìm ra 1 châu lục mới là châu Mỹ, một đại dương mà người châu Âu chưa biết(Thái bình dương), mở ra con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy tìm kiếm và thám hiểm những vùng đất mới, nó đem lại khả năng giao lưukinh tế ,văn hoá tạo điều kiện cho sự tiến bộ củakhoa học và sự hìnhthành của 1 nền sản xuất mới đó chính là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng đánh dấu bước đường suy vong của chế độ phong kiến châu Âu.
Hỏi:Các cuộc phát kiến địa lí lớn ,tư sản và quí tộc châu Âu đã làm gì để có tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
Ra sức cuớp bóc của cải, tài nguyên của các nuớc thuộc địa.
(giải thích): Nước thuộc địa – nước bị xâm chiếm, mất quyền độc lập kinh tế, chính trị. 
Để có vốn (tư bản) các thương nhân châu âu ra sức cướp bóc, lừa gạt, buôn bán người da đen
-“Để có nhân công, quí tộc và tư sản đã dùng những thủ đoạn tạo ra sư bần cùng hoá người nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của họ để biến họ thành những người làm thuê” 
=> Đó chính là quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. (Tạo ra số vốn đầu tiên và những người lao động làm thuê).
1 h/s đọc phần chữ in nghiêng ( sgk- tr7).
Hỏi:Quá trình tích luỹ tư bản đã dẫn đến hậu quả gì?
(gợi ý): Về kinh tế?
->
(giải thích khái niệm: “Công trường thủ công”: là những cơ sở sản suất được xây dựng dựa trên sự phân công lao động và kĩ thuật làm bằng tay. Tôn tại từ thế kỉ XVI – XVIII và nó chuẩn bị chuyển sang giai đoạn sản xuất = máy móc- chế độ tư bản chủ nghĩa.
(h/s khá, giỏi): 
Hỏi:Những biểu hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa?
+ ở thành thị: công trường thủ công thay thế cho phường hội.
+ ở nông thôn:sản xuất nhỏ thay bằng hình thức đồn điền.
+ Trong thương nghiệp các thương hội được thay bằng các công ty thương mại.
Thảo luận nhóm:(3’)
Hỏi: Công trường thủ công khác với các xưởng thủ công của phường h

File đính kèm:

  • docTiet 12 nh20122013.doc
Giáo án liên quan