Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2007-2008
Bài tập (đánh dấu vào câu trả lời sau).
1. Phong trào Cần Vương do giai cấp nào lãnh đạo ? lực lượng tham gia là giai cấp nào ?
Lãnh đạo là địa chủ, lực lượng là nhân dân và thợ thủ công.
Lãnh đạo là văn thân sĩ phu yêu nước, lực lượng là nhân dân.
Lãnh đạo và lực lượng đều là nông dân.
Lãnh đạo là văn thân sĩ phu yêu nước, lực lượng là binh lính bất mãn với triều đình.
hận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân 3 nước trên bán đảo Đông Dương ? GV: Kết luận: 3 nước VN, Lào, CPC đều có chung kẻ thù, ua đấu tranh đã thể hiện sự đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa 3 dân tộc vì độc lập tự do của mỗi nước. - ở Căm-pu-chia, Lào - ở Việt Nam. 4. Củng cố bài: Bài tập: Nhận xét chung về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á ? HS: Trả lời - Phong trào nổ ra liên tục mạnh mẽ với tinh thần chiến đấu anh dũng. - Phong trào đã thu hút đông đảo lực lượng tham gia là: công nhân, nông dân. - Cuối cùng các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn; còn thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 5/ Hướng dẫn – dặn dò- ra bài tập: - Học bài cũ: + Nắm được kiến thức cơ bản của bài. + Hoàn thành trả lời câu hỏi bài tập trong SGK (trang 66). 1. Vì sao Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của TB phương Tây 2. Những sự kiện nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang CNĐQ ? 3. Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật ? * . Rút kinh nghiệm: Tiết 19 Ngày giảng: Bài 12: Ngày soạn: Nhật bản giữa thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nhận thức được: - Những cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868 thực chất là cuộc cách mạng tư sản nhằm đưa Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. - Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới cầm quyền Nhật Bản và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2. Tư tưởng: - Nhận thức rõ vài trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với sự phát triển của xã hội. 3. Kĩ năng: - Nắm vững khái niệm “cải cách”. - Sử dụng bản đồ trình bày các sự kiện liên quan đến bài học. II. Chuẩn bị: - Bản đồ nước Nhậtt cuối TK XIX đầu TK XX. - Tư liệu Lịch sử 8; thiết kế bài giảng Lịch sử 8, bài tập Lịch sử 8. III. Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Kiểm tra: ? Tình bày những nét lớn, về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam á ? - Phong trào nổ ra ở hầu hết khắp các nước trong khu vực, lôi cuốn đông đảo lực lượng tham gia 3. Bài mới: * Giới thiệu bào mới: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu á đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chúng nhưng Nhật Bản lại giữ được độc lập và còn phát triển nhanh chóng trở thành CNĐQ. tại sao Nhật Bản lại không bị các đế quốc xâm lược và là nước tư bản phát triển ở Châu á. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân Tìm hiểu tình hình nước Nhật cuối thế kỉ XIX. I. Cuộc Duy Tân Minh Trị GV: Sử dụng bản đồ đế quốc Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX giới thiệu khái quát về nước Nhật (theo SGV). Sau đó GV nêu câu hỏi: Tình hình nước Nhật cuối TK XIX có điểm nào giống với các nước Châu á khác ? HS: Trả lời - Các nước đế quốc can thiệp -> Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ xâm lược của TB phương Tây. GV: Bổ sung: Cuối TK XIX, chế độ PK ở Nhật đã rơi vào tình trạng suy yếu, tình hình đó càng trở nên nghiêm trọng từ nửa sau TK XIX khi các nước phương Tây đứng đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc số Gun “mở cửa” để chiếm thị trường và dùng Nhật làm bàn đạp để chiếm Trung Quốc và Triều Tiên. Tình hình đó đặt yêu cầu gì cho nước Nhật ? * Tình hình nước Nhật trước cuộc Duy Tân: đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây. * Hoạt động 2: cả lớp – cá nhân – nhóm * Cuộc duy Tân Minh Trị: Tìm hiểu nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị, kết quả của nó ? GV: hướng dẫn HS làm việc với SGK sau đó đặt câu hỏi ? ? Đứng trước nguy cơ bị các nước TB phương Tây xâm lược, yêu cầu gì đặt ra cho nước Nhật ? HS: Trả lời - Đứng trước tình hình trên, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách. GV: Giới thiệu về Thiên hoàng Minh Trị: kế vị ngôi mới 15 tuổi, thông minh biết dùng người, lên trong lúc CĐPK Nhật trong tình trạng bế tắc và suy yếu. Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ theo phương Tây để canh tân đất nước. - Sau đó GV hướng dẫn HS phân tích: ? Những cải cách kinh tế mang lại kết quả gì ? HS: Trả lời - Thị trường quốc gia được thống nhất tạo điều kiện cho KT TBCN phát triển GV ? Về quân sự em hãy cho biết chế độ nghĩa vụ khác chế độ trưng binh như thế nào ? HS: Trả lời - Chế độ nghĩa vụ: mọi công dân Nam từ 18 tuổi -> phải có nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện, tổ chức theo kiểu phương Tây, thường xuyên có đội quân thường trực. - Chế độ trưng binh: khi cần mới tập trung luyện tập. GV: Nêu câu hỏi: - 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách trên nhiều mặt: KT, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. + Nội dung cụ thể (SGK) ? Kết quả chung nhất mà cuộc Duy tân Minh Trị đạt được là gì ? HS: Trả lời GV: Bổ sung thêm về tác động của cuộc Duy tân ở Nhật: Cuộc Duy tân còn ảnh hưởng lớn, cuốn hút một số nước ở châu á noi theo như Việt Nam: - GV: Nêu vấn đề, tổ chức cho HS thảo luận nhóm: ? Qua nội dung, kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị, em hãy cho biết tính chất của cuộc Duy tân và giải thích ? HS: Thảo luận nhóm - Trả lời - Kết quả: đã đưa Nhật Bản từ nước PK nông nghiệp -> nước TB công nghiệp phát triển, tư bản Phương Tây. GV: Tổng kết thảo luận. - Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản do liên minh quí tộc TS sản tiến hành từ trên xuống. Tuy có nhiều hạn chế nhưng đã mở đường cho CNTB ở Nhật phát triển (Hạn chế: do người khởi xướng và tiến hành là quí tộc TS hóa ). ? Thiên hoàng Minh Trị có vai trò như thế nào đối với cuộc Duy tân Minh Trị ? HS: Trả lời GV: Kết luận: Trước tình hình bế tắc của CĐPK Nhật, ông đã có quyết định sáng suốt: cải cách để đưa đất nước thoát khỏi nguycơ bị xâm lược, đưa Nhật Bản thành nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu á. * Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân Tìm hiểu sự phát triển của kinh tế Nhật và quá trình xâm lược thuộc địa của đế quốc Nhật Bản. GV: Hướng dẫn HS đọc SGK và nêu câu hỏi: IV. Nhật bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc. Em hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của Nhật Bản khi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc ? HS: Trả lời GV: Giới thiệu về công ty Mít –xủi (SGV). - Sử dụng bản đồ đế quốc Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX xác định các vị trí bành trướng của Nhật Bản. - Kết luận: Chuyển sang CNĐQ , chính phủ Nhật một mặt hạn chế tự do dân chủ, đàn áp nhân dân trong nước. Mặt khác về đối ngoại: tiến hành các cuộc xâm lược bên ngoại. Nhật Bản được mệnh danh là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến. - Cuối TK XIX đầu TK XX, KT Nhật phát triển -> đẩy mạnh công nghịêp, tập trung nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng -> bao trùm đời sống KT, chính trị của nước Nhật. - Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. * Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân – nhóm Tìm hiểu những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản. GV: Nêu vấn đề cho HS suy nghĩ: Vì sao nhân dân lao động Nhật Bản đấu tranh ? HS: Trả lời GV: Trình bày 1 số phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản. ? Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có những điểm nào khác cuộc đấu tranh của nhân các nước châu á khác? HS: Thảo luận nhóm – trả lời. - Đây là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị bóc lột của nhân dân lao động đối với bọn chủ bóc lột ở trong nước. III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản. - Do bị chủ (quí tộc TS hóa và TS) bóc lột -> đấu tranh - Một số phong trào tiêu biểu (SGK ) GV: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh đấu tranh của nhân dân lao động Nhật ? HS: Nêu một số ý kiến. GV: Kết luận: Phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, nhiều hình thức phong phú => Phong trào diễn ra mạnh mẽ, nhiều hình thức phong phú, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp lao động đặc biệt là công nhân. 4. Củng cố: GV: Củng cố bài bằng cách đặt tên câu hỏi yêu cầu HS trả lời ? Vì sao Nhật Bản không biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của thực dân phương Tây ? 5/ Hướng dẫn – dặn dò – ra bài tập: - Học bài cũ, hoàn thành trả lời câu hỏi bài tập cuối bài. - Chuẩn bị bài sau: Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất. 1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới I. 2. Nét diễn biến chính của cuộc chiến tranh qua 2 giai đoạn. 3. Kết cục và tính chất của chiến tranh. *. Rút kinh nghiệm: Tiết 20 Ngày soạn: Ngày giảng: Chương IV Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nắm được: - Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các đế quốc với các đế quốc vì bản chất của CNĐQ là gây chiến tranh xâm lược. - Các giai đoạn của cuộc chiến tranh, quí mô, tính chất và hậu quả tai hại của nó đối với loài người. - Đảng (B) Nga đứng đầu là Lê-nin cùng nhân dân lao động nước Nga thực hiện “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” giành được hòa bình và cải tạo xã hội. 2. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần đấu tranh chống đế quốc bảo vệ hòa bình, ủng hộ các dân tộc bị áp bức đấu tranh. 3. Kĩ năng: - Phân biệt được khái niệm “Chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. - Biết trình bày diễn biến cơ bản trên bản đồ. - Biết đánh giá một số vấn đề Lịch sử như nguyên nhân sâu sa, duyên cớ. II. Chuẩn bị: - Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất. - Bảng phụ, thông kê hậu quả của cuộc chiến tranh. - Thiết kế bài giảng Lịch sử 8, bài tập Lịch sử 8. III. Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Kiểm tra: ? Trình bày những nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ? - Kinh tế: thống nhất tiền tệ; chính trị: xóa bỏ chế độ PK 3. Bài mới: * Giới thiệu bào mới: Thế kỉ XX đã đi qua với nhiề cuộc chiến tranh bùng nổ, trong đó có hai cuộc chiến tranh có qui mô toàn thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào ? kết cục ra sao ? * Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 2: cả lớp – cá nhân Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. GV: Nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ có liên quan: Tình hình phát triển của các đế quốc đã học (Anh, Pháp, Đức, Mĩ). Cuối TK XIX đầu Tk XX như thế nào ? HS: Trả lời
File đính kèm:
- giao an lich su 7 ki II moi nhat V.doc