Giáo án Lịch sử 7 - Lương Hải Yến

 Học kỳ I

Tiết 1 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Tiết 2 Bài 2 Sự suy vong của chế độ PK và sự hình thành của CNTB ở châu Âu

Tiết 3 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Tiết 4, 5 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến

Tiết 6 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến

Tiết 7,8 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Tiết 9 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến

Tiết 10 Làm bài tập lịch sử(phần thế giới)

Tiết 11 Bài 8 Xã hội Việt Nam buổi đầu độc lập

Tiết 12,13 Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Tiết 14 Bài 10 Nhà Lí đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Tiết 15,16 Bài 11 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống(1075-1077)

Tiết 17,18 Bài 12 Đời sống kinh tế văn hoá

Tiết 19 Làm bài tập lịch sử (Phần chương I và chương II)

Tiết 20 Ôn tập

Tiết 21 Kiểm tra một tiết

Tiết 22,23 Bài 13 Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Tiết 24, 25 Bài 14 Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên (Phần I, II)

Tiết 26,27 Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên (Phần III, IV)

Tiết 28, 29 Bài 15 Sự phát triển kinh tế văn hoá thời Trần (Phần I, II)

Tiết 30, 31 Bài 16 Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Phần I, II)

Tiết 32 Bài 17 Ôn tập chương II và chương III

Tiết 33 Bài 18 Cuộc kháng chiến nhà Hồ

Tiết 34 Làm bài tập lịch sử (phần chương III)

Tiết 35 Ôn tập

Tiết 36 Thi học kỳ I

 HỌC KỲ HAI

Tiết 37 Bài 19 I. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tiết 38,39 II. Giải phóng Nghệ An - III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng

Tiết 40, 41 Bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527) (Phần I và II)

Tiết 42, 43 Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527) (Phần III và IV)

Tiết 44 Bài 21 Ôn tập chương IV

Tiết 45 Làm bài tập lịch sử (phần chương IV)

Tiết 46, 47 Bài 22 Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Phần I và II)

Tiết 48,49 Bài 23 Kinh tế văn hoá thế kỷ XVI- XVIII , (Phần I và II)

Tiết 50 Bài 24 Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỷ XVIII

Tiết 51, 52 Bài 25 Phong trào Tây Sơn (Phần I và II)

Tiết 53, 54 Phong trào Tây Sơn (Phần III và IV)

Tiết 55 Bài 26 Quang Trung xây dựng đất nước.

Tiết 56 Làm bài tập lịch sử (phần chương V)

Tiết 57 Ôn tập

Tiết 58 Kiểm tra một tiết

Tiết 59,60 Bài 27 Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (Phần I và II)

Tiết 61,62 Bài 28 Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX

Tiết 63 Bài 29 Ôn tập chương V và VI

Tiết 64 Làm bài tập lịch sử (phần chương VI)

Tiết 65 Bài 30 Tổng kết

Tiết 66 Ôn tập

Tiết 67 Thi học kỳ II

Tiết 68,69,70 Lịch sử địa phương

 

doc185 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Lương Hải Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iai cấp mới: Tư sản và vô sản
II / Lịch sử Việt Nam:
* Bài 8:
* Biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền :
- Bỏ chức Tiết độ sứ của PK phương Bắc, thiết lập triều đình mới do Vua đứng đầu, đặt ra các chức quan văn võ,qui định các lễ nghi trong triều .
- Ở địa phương Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.
* Tình hình chính trị cuối thời Ngô :
- Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi.
- Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi Vua nhưng uy tín nhà Ngô đã giảm sút.
- Năm 965 Ngô Xương Văn mất, tình hình trong nước mất ổn định → loạn 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh.
* Bài 9:
* Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.
- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông
_Nông nghiệp từng bươc ổn định và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
- Các xưởng thủ công nhà nước ra đời.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
c. Thương nghiệp
- Tiền đồng được lưu thông trong cả nước.
- Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển
* Bài 14 :
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết hi sinh của toàn dân.
- Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của những người chỉ huy, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Để lại bài học vô cùng quí báu, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân.
 * Bài 15 :
* Tình hình kinh tế sau chiến tranh:
a. Nông nghiệp:
- Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất.
b. Thủ công nghiệp: 
- Rất phát triển, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau...
c. Thương nghiệp:
- Chợ búa hình thành khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất đặc biệt là ở Thăng Long, Vân Đồn.
*. Đời sống văn hóa:
- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến.
- Nho giáo thời bây giờ phát triển mạnh.
* Giáo dục:
- Trường học được mở nhiều
- Thi cữ được tổ chức qui cũ, nền nếp.
* Khoa học-kĩ thuật:
- Phát triển mạnh.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
- Nhiều công trình có giá trị.
* Dặn dò : Về ôn tập kĩ bài để tiết sau thi kiểm tra HKI.
 Tiết: 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2009- 2010
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Hãy chọn chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng
Câu 1: Khi tướng Mông Cổ cho cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng Vua trần có
 thái độ là:
 A. Trả lại thư ngay C. bắt giam sứ giả vào ngục
 B. Tỏ thái độ giảng hòa D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ
Câu 2: " Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo" là câu nói của:
 A.Trần Quang Khải C. Trần Quốc Tuấn
 B. Trần Quốc Toản D. Trần Thủ Độ
Câu 3: Lý do nhà Trần thực hiện kế" vườn không nhà trống" trong ba lần kháng 
 chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
 A. Vì sợ giặc Mông- Nguyên không dám đánh
 B. Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương ăn, chết dần, chết mòn, 
 lúc đó mở cuộc phản công tiêu diệt
 C. Làm cho giặc không có lương ăn phải tự rút lui
 D. Muốn bảo toàn lực lượng của ta
Câu 4: Ruộng đất của Vương hầu, quí tộc do Vua Trần ban cấp gọi là:
 A. Thái ấp B. Điển trang C. Tịch điển D. Trang viên
Câu 5: Văn học thời Trần phát triển ở thể loại
 A. Văn học chữ Hán C. Văn học chữ Quốc ngữ
 B. Văn học chữ nôm D. A và B đúng
Câu 6: Thầy thuốc nổi tiếng đã nghiên cứu thành công việc chữa bệnh bằng cây thuốc
 nam dưới thời Trần là:
 A. Lê Hữu Trác C. Phan Phu Tiên
 C. Tuệ Tĩnh D. Phạm Sư Mạnh
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. Kể tên các phát kiến địa lý 
 tiêu biểu và hệ quả các phát kiến đó ?
Câu 2: Các vua Ngô, Đinh - Tiền Lê đã làm gì để củng cố nền độc lập của dân tộc hồi thế
 kỷ X ?
Câu 3: Giáo dục ở thời Trần có những điểm gì nổi bậc ?
 Đáp án và biểu điễm 
I Trắc nghiệm: (3,0 đ) Mỗi ý đúng 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
B
A
D
B
II. Tự luận: (7 đ)
Câu 1: 
* Nguyên nhân: 
- Do yêu cầu phát triển sản xuât, các thương nhân cần nguyên liệu và thị trường....(0,25 đ)
- Do khoa học kỹ thuật phát triển ( kĩ thuật đóng tàu, La bàn...) ( 0,25 đ)
* Các cuộc phát kiến địa lý: ( Mỗi ý đúng được 0,25 đ)
 + 1487: Đi -a-xơ đi qua cực Nam Châu Phi...
 + 1498: Va-xcô đơ Ga- Ma đến Ấn Độ...
 + 1492: Cô- lôm- bô tìm ra Châu Mỹ...
 + 1519- 1522: Ma- gien- lan đi vòng quanh Trái Đất...
* Hệ quả: (0,5 đ)
- Tìm ra những con đường mới, nhiều vùng đất mới.....
- Đem về cho quí tộc thương nhân vô số của cải, vàng bạc, nguyên liệu...
Câu 2: ( 3 đ) 
Sau khi giành được độc lập dân tộc Ngô quyền và các vua Đinh - Tiền Lê không ngừng 
củng cố nền độc lập về mọi mặt:
* Chính trị: (1 đ) mỗi ý đúng (0,25 đ )
- Bãi bỏ chức tiết độ sứ, các luật lệ của triều đại phong kiến phương Bắc; đặt tên nước, 
quốc hiệu, niên hiệu riêng, xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, thống nhất đất nước, đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống lần thứ nhất
* Quân đội - Pháp luật: (0,5 đ) mỗi ý đúng (0,25 đ)
- Tuy quân đội chưa có bộ luật nhưng đã có những qui định về các hình phạt với những 
người phạm tội, từng bước xây dựng quân đội.
* Kinh tế: (0,75 đ) mỗi ý đúng (0,25 đ) 
- Từng bước xây dựng nền kinh tế tự chủ : chia ruộng đất công... chú trọng khai hoang...
 nạo vét kênh mương.. khuyến khích sản xuất nông nghiệp
- Phát triển thủ công nghiệp nhà nước...thủ công nghiệp dân gian với nhiều ngành nghề 
- Cho đúc tiền riêng...chợ búa mọc lên ngày càng nhiều, bước đầu đã quan tâm đến buôn
 bán với nước ngoài
* Văn hóa giáo dục: (0,75 đ)
- Nho giáo không ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.
- Giáo dục chưa phát triển, chỉ có một số nhà sư mở lớp học ở trong chùa.
- Văn hóa phong phú bước đầu đặt nền tảng cho bản sắc văn hóa dân tộc...
Câu 3 (2.0 đ) Điểm nổi bật của giáo dục thời Trần
- Quốc Tử Giám mở rộng việc đào tạo con em quí tộc, quan lại (0,5 đ) bên cạnh trường 
công còn có trường tư ở các làng xã (0,5 đ) các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều (0,5 đ)
- Quốc sử viện ra đời .....(0,5 đ) 
 *************************
Ngày soạn: 27-12- 2010 Ngày dạy:
 Tiết: 37
 Bài 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
 I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418-1423)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
- Tầng lớp quí tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mớido Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
3/ Kĩ năng:
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II/ Phương tiện dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn 
- Bia Vĩnh Lăng , ảnh Nguyễn Trãi.
III/ Tiến trình dạy hoc:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đô hộ ở đầu thế kỉ XV, tiêu biểu nhấtlà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi Khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần I / Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì ở miền Tây Thanh 
Hoá (1418- 1423 )
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng:
* Hoạt động 1 
- HS đọc SGK 
- Cho biết vài nét về Lê Lợi ?
- GV: ông đã từng nói: “Ta dấy binh đánh giặc không vì ham phú quí mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo”.
- Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ khởi nghĩa ?(LamSơn
(GV sử dụng lược đồ kn Lam Sơn)
- Vì sao Lê Lơi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa ?
(Là quê hương của Lê Lợi, có địa thế hiểm trở, là nơi nối giữa đồng bằng với miền núi, là nơi giao tiếp giữa các dân tộc Việt- Mường- Thái , ở nơi này chính quyền địch còn non yếu )
- GV: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước ở khắp nơi tìm đến hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?
- Nguyễn Trãi là người ntn? HS đọc đoạn in nghiêng SGK
- Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, thề quyết cùng nhau sống chết sống giặc Minh.
- HS đọc phần in nghiêng SGK.
- Đến 2- 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
* Hoạt động 2 
- Cho HS đọc đoạn đầu của mục 2 và thảo luận nhóm:
- Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải những khó khăn gì ?
GV: Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai.
- Giữa 1418, quân Minh huy động một lực lượng lớn vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi, trước tình thế nguy cấp đó, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi dẫn một đội quân cảm tử liều chết phá vòng vây giặc, Lê Lai cùng đội quân cảm tử đã hy sinh, quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. 
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- Em có nhận xét gì về gương hy sinh của Lê Lai?
GV: để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai là “ công thần hạng nhất” và dặn con cháu nhà Lê sau này giỗ Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi(21/22-8)
- GV: Cuối 1421 quân Minh lại huy động hơn 10 vạn quân tấn công căn cứ của ta, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh
- Trong lần rút quân này, quân ta gặp những khó khăn gì ?
( Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả voi chiến, ngựa chiến để nuôi quân)
- Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì ?
(Đề nghị tạm hoà)
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà ?( để tránh những cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian để củng cố lực lượng)
- Vì sao quân Minh chấp nhận giảng hoà ?( để dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi).
- Giảng: Cuối 1424, sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được, quân Minh trở mặt tấn công quân ta, giai đoạn I kết thúc, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
1/ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi là người yêu nước thương dân, có uy tín lớn.
- Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước.
- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.
- 7-2-1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương
2/ Những năm đầu hoạt động của n

File đính kèm:

  • docGA SU 7(4).doc
Giáo án liên quan