Giáo án lịch sử 7 chuẩn

A. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu XH.

- Hiểu được khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế thành thị trung đại khác kinh tế lãnh địa ra sao.

* Kĩ năng:

- Biết sử dụng bản đồ châu Á để xác định vị trí các quốc gia.

- Bồi dưỡng kĩ năng so sánh đối chiếu.

* Thái độ:

- Bồi dưỡng nhận thức cho hs về sự phát triển hợp quy luật của XH.

B. Chuẩn bị:

* Thầy:

- SGK, SGV,Bản đồ Châu Âu thời PK.

* Trò:

- SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định tổ chức:

 

doc132 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 7 chuẩn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3 lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
3.Thái độ: - Niềm tự hào về thuyền thống đánh giặc của dân tộc.
 - Thấy được sức mạnh của sự đoàn kết.
B. Phương tiện dạy học: 
1. Giáo viên: - SGK, SGV; Tranh ảnh, tư liệu lịch sử phục vụ cho bài dạy.
 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, vẽ lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 1288.
C.Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng 1288.
3.Bài mới: Trong ba tiết học liên tiếp, chúng ta đã tìm hiểu 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thời Trần. Mặc dầu diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian nguy, nhưng kết quả ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Vậy, những yếu tố nào đã giúp ta thắng lợi và thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
? Những nguyên nhân nào giúp ta thắng lợi trong 3 cuộc kháng chiến chống quân M-N?
 (Hs trình bày, phân tích từng nguyên nhân)
? Hãy nêu 1 số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của dân tộc?
* HS thảo luận:
+ Theo lệnh triều đình “vườn không nhà trống”
+Tự vũ trang đánh giặc.
+ Các vị bô lão ở hội nghị Diên Hồng.
+ Quân thích hai chữ “sát thát” ...
? Nêu những việc làm của vua Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?
+ Chăm cho đời sống của nhân dần (đọc chữ nhỏ SGK)
+ Giải quyết bất hoà trong nội bộ ® đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
+ Thống nhất tư tưởng, ý chí đánh giặc.
? Trình bày những công lao to lớn của TQ Tuấn trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
? Cách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo thể hiện như thế nào trong kháng chiến?
* HS thảo luận:
+ Kế hoạch “vườn không nhà trống”.
+ Tránh chổ mạnh; đánh chỗ yếu.
+ Phát huy lợi thế của ta, lấy yếu đánh mạnh..., khoan thư sức dân....
+Buộc địch phải chuyển thế chủ động ® bị động.
 Hoạt động cá nhân, cả lớp.
- Gv: MCổ là 1 đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ. Xâm lược Đại Việt với sức mạnh ghê gớm: 1258: 3 vạn quân, 1285: 50 vạn quân, 1828-1288: 30 vạn, đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản. Với lực lượng mạnh như vậy song 3 lần xâm lược nước ta đều thất bại thảm hại.
? Những thắng lợi của quân dân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì?
- Gv: MCổ mạnh khi xâm lược lược Đại Việt chúng chỉ có mđ làm bàn đạp tấn công các nước. Nhưng đến lần 3 vua Nguyên phải nói rằng “không coi Giao chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”. 
Sức mạnh của Đại Việt được khẳng định:
“khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”
? Nêu những bài học lịch sử từ ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên ?
( Dùng mưu trí mà đánh giặc, đoàn kết dân tộc để có được sức mạnh)
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm,dám hi sinh của tướng sỹ. Đặc biệt những người tướng tài: Trần QuốcTuấn, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật ...
- Chiến lược , chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Thắng lợi đã góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN.
- Để lại những bài học lịch sử quý giá: sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc.
- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với nước khác.
4.Củng cố: HS nhắc lại nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâm lược mông- Nguyên.
Ngày……tháng…..năm 2011
Kí duyệt
Tuần 15
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN Tiết 28: I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được: 
- Những nét chủ yếu tình hình kinh tế, xã hội nước ta sau chiến thắng Mông Nguyên lần 3.
- Một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn học, giáo dục, KHKT thời Trần.
2. Kĩ năng: Nhận xét, đánh giá các thành tựu văn hoá, so sánh giữa sự phát triển thời Lý – Trần.
3. Thái độ: Tự hào về nền văn hoá dân tộc , có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
B. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: - SGK, SGV; -Tranh ảnh đồ gốm thời Trần, bảng phụ. 
 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: ? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuôc kháng chiến chống Mông-Nguyên? ? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân M-N?
3.Bài mới:
Sau chiến tranh, nhân dân ta được sự quan tâm của nhà nước, ra sức lao động sản xuất đưa nền kinh tế phát triển.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
 Hoạt động cá nhân, cả lớp.
? Nói đến sự phát triển kinh tế là nói đến những mặt sản xuất nào?
 (NN, TCN, TN)
? Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển NN?
- Khuyến kích sản xuất NN: mở rộng diện tích trồng trọt, khai khẩn đất hoang, lập làng xã, lập điền trang, thái ấp, chăm sóc đê điều 
? Những biện pháp đó giúp NN sau chiến tranh đạt kết quả ntn?
? So với thời Lý, ruộng tư thời Trần có gì khác?
 ( Ruộng tư có nhiều hình thức sở hữu: nông dân, địa chủ, quý tộc ...)
? Theo em, tại sao ruộng tư thời Trần lại phát triển mạnh?
- Khuyến khích khai hoang.
- Nhà nước cấp đất cho những người có công: thái ấp ...
Þ Mặc dù ruộng đất tư nhiều nhưng ruộng đất công, ruộng làng xã vẫn chiếm phần lớn và là nguồn thu chủ yếu của cả nước.
? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế NN của Đại Việt sau chiến tranh? (Càng ngày càng phát triển hơn trước)
Hs đọc phần còn lại SGK.
? TCN thời Trần gồm những ngành nghề nào? Và được phát triển ra sao?
- Quan sát h35, 36 đối chiếu h23 ® rút ra nhận xét về kỹ thuật của thợ TC?
Trình độ kỹ thuật tinh xảo.
- Gv giới thiệu về kỹ thuật đóng tàu, thuyền đánh cá và đi biển: 20 - 25 người chèo gồm 2 lớp, người chèo ngồi lớp dưới.
? Em có nhận xét gì về TCN thời Trần? So sánh với thời Lý?
(Phương pháp, kỹ thuật cao hơn).
? NN và TCN phát triển đã tác động đến TN thời kỳ này ntn?
GV dùng lược đồ chỉ các trung tâm kinh tế thời Trần.
Þ Mặc dù sau chiến tranh kinh tế bị tàn phá nặng nề, song nhờ những biện pháp, sự quan tâm của nhà Trần do đó nhanh chóng phục hồi và phát triển.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
- HS đọc SGK mục 2.
? Nhắc lại, XH thời Lý có những tầng lớp nào?
- Hs tìm hiểu SGK.
? Thời Trần có những tầng lớp xã hội nào?
? Đặc điểm và đời sống của các tầng lớp đó?
* Thảo luận nhóm.
? So sánh các tầng lớp XH thời Lý và thời Trần?
- Các tầng lớp như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột có khác.
? Từ đó ta rút ra nhận xét gì về XH thời Trần?
- Gv khái quát lại bài học
1. Nền kinh tế sau 
chiến tranh.
*Nông nghiệp: 
 - Được phục hồi và phát triển nhanh chóng .
- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế, ruộng đất tư phát ttriển.
-> Nông nghiệp ngày càng phát triển.
*Thủ công nghiệp:
 TCN rất phát triển:
+Do nhà nước có quản lý: Nhiều ngành nghề: dệt, gốm, đúc đồng, đóng tàu, chế tạo vũ khí.
+ TCN trong nhân dân: phổ biến và phát triển.
-> Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề, các sản phẩm làm ra nhiều với trình độ kỹ thuật cao.
*Thương nghiệp:
- Trao đổi, buôn bán trong ngoài nước đẩy mạnh.
- Nhiều trung tâm kinh tế mở ra: Thăng Long, Vân Đồn ...
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
- Tầng lớp thống trị:
+Vua, vương hầu, quý tộc.
+Quan lại, địa chủ.
-> Có quyền lực, giàu có.
- Tầng lớp bị trị:
+ Nông dân, nông dân tá điền: Đông đảo.
+TCN, thương nhân.
+Nông nô, nô tì.
Þ XH ngày càng phân hoá sâu sắc. Địa chủ ngày càng đông, nông nô, nô tỳ ngày càng nhiều.
4.Củng cố: 
 +Trình bày tình hình kinh tế Đại Việt thời Trần sau chiến tranh.
 + Xã hội thời Trần phân hoá như thế nào?
- Bài tập: Vẽ sơ đồ sự phân hoá XH thời Trần
5. Dặn dò: - Trả lời câu hỏi ở Sgk. - Làm bài tập (Sbt).
 - Xem trước bài 15- phần II.
 Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
 Tiết 29: II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ.
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được: 
- Đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân ta thời Trần rất phong phú đa dạng.
- Giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá…
 3.Thái độ: Tự hào về nền văn hoá dân tộc , có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
B. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: - SGK, SGV; -Tranh ảnh các thành tựu văn hoá. Các kênh hình.
. 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: ? Trình bày tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh? ? Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? Đời sống của các tầng lớp đó ra sao?
3.Bài mới: Sau chiến tranh, nhà Trần có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nhà Trần rất quan tâm đến nền văn hoá giáo dục.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
 Hoạt động cá nhân, cả lớp.
- Gv: Thời Trần các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân.
? Hãy kể tên một vài tín ngưỡng của nhân dân?
? Đạo Phật thời kì này phát triển như thế nào? Thể hiện của nó ra sao?
( Nhiều người đi tu, kể cả giai cấp thống trị(vua). Chùa mọc ở khắp nơi)
? Không phát triển bằng thời Lý thể hiện ở chỗ nào?
(Đạo Phật không trở thành quốc giáo, không ảnh hưởng chính trị như trước, chùa không phải là nơi dạy học mà là trung tâm sinh hoạt văn hoá)
? So với đạo Phật, Nho giáo phát triển như thế nào?
? Ngoài ra đời sống sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta ra sao?
? Nêu những dẫn chứng về tập quán sống giản dị của nhân dân?
? Nhận xét về các hoạt động sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta thời Trần?
? Ngày nay, nhân dân ta có còn duy trì các hoạt động văn hoá đó nữa không?
 Hoạt động cả lớp.
? Văn học thời kì này có những đặc điểm gì?
? Kể vài tác phẩm tiêu biểu? (Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng...). Hoạt động cá nhân, cả lớp. 
? Trình bày một vài nét về giáo dục thời Trần?
 Hs đọc hàng chữ nhỏ Sgk.
? So sánh giáo dục thời Trần với thời Lý? Từ đó em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần? 
? KH-KT thời Trần phát triển ntn?
? Quốc sử viện có nhiệm vụ gì? Do ai đứng đầu?
(Lê Văn Hưu đứng đầu và đã soạn bộ Đại Việt Sử Kí)
- Gv giới thiệu vài nét về cuốn : Binh 

File đính kèm:

  • docGiao an LS7 chuan 2014 2014.doc
Giáo án liên quan