Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3, Tiết 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu được Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng.

Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.

2. Kỹ năng: Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra những > < xã="" hội="" tư="" đó="" thấy="" được="" nguyên="" nhân="" sâu="" xa="" của="" cuộc="" đấu="" tranh="" của="" giai="" cấp="" tư="" sản="" chống="" chế="" độ="" phong="">

3. Thái độ: Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản đồng thời qua bài này giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn, sự sụp đổ của chế độ phong kiến một chế độ độc đoán, lạc hậu lỗi thời.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

 - Chuẩn bị bản đồ thế giới và bản đồ Châu Âu.

 - Tranh ảnh về thời kì văn hoáphục hưng.

 - Tranh ảnh, tư liệu danh nhân văn hoá phục hưng.

 2. Học sinh: soạn bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3, Tiết 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/10
Ngày giảng: 7c:25/8/10
Bài 3 - Tiết 3
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Hiểu được Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng.
Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Kỹ năng: Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra những > < xã hội tư đó thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
3. Thái độ: Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản đồng thời qua bài này giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn, sự sụp đổ của chế độ phong kiến một chế độ độc đoán, lạc hậu lỗi thời.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Chuẩn bị bản đồ thế giới và bản đồ Châu Âu.
	 - Tranh ảnh về thời kì văn hoáphục hưng.
	 - Tranh ảnh, tư liệu danh nhân văn hoá phục hưng.
 2. Học sinh: soạn bài. 
III.Phương pháp: Đàm thoại, phân tích
IV. Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra: ( 4’)
? Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?
? Quan hệ sản xuất Châu Âu được hình thnàh như thế nào?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu âu hs có hứng thú cho bài học mới.
Đồ dùng:
Sau cuộc phát kiến địa lí giai cấp tư sản đã tòm ra những vùng đất mới giàu có, thị trường buôn bán mở rộng, tích luỹ nguồn vốn khổng lồ, họ có tiềm lực kinh tế lớn lao song họ không có địa vị và quyền lợi về chính trị, về giai cấp. Vì giai cấp phong kiến là vật cản trở trên con đường đi lên của họ cho nên giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc chiến tranh chống phong kiến trên các lĩnh vực, vậy cuộc đấu tranh diễn ra như thế nào.
 Hôm nay...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu phong trào văn hoá phục hưng.
Mục tiêu: Hiểu được phong trào văn hoá phục hưng.
Thời gian: 17’
H: Đọc sgk.
G: Sơ lược về sự ra đời chế độ phong kiến.
? Chế độ phong kiến ở Châu Âu tồn tại bao lâu?
H: Thế kỉ V- XV- 10 thế kỉ 1000 năm.
Gv giảng:
Trong suốt 1000 năm đêm trường trung cổ, chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Toàn bộ xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ. Những di sản của nền văn hoá cổ đại bị phá huỷ hoàn toàn, trừ nhà thờ và tu viện. Đến thế kỉ XV giai cấp tư sản Châu Âu ra đời đại diện cho một phương thức sản xuất mới tiến bộ, giàu có, có thế lực kinh tế song không có quyền lợi về chính trị và địa vị xã hội, họ bị chế độ phong kiến đóng gim, ràng buộc, họ muốn tự do kinh doanh
 -> đấu tranh.
? Vì sao giai cấp tư sản đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến.
? Phục hưng là gì?
H: Khôi phục lại nền văn hoá Hylạp Rô Ma cổ đại sáng tạo văn hoá giai cấp tư sản.
? Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đầu cho phương thức đấu tranh chống phong kiến?
H: Giai cấp tư sản đấu tranh chống phong kiến trên nhiều lĩnh vực, bắt đầu là lĩnh vực văn hoá. Những giá trị văn hoá cổ đại là tinh hoa nhân loại, việc khôi phục nó sẽ tập hợp được đông đảo lực lượng chống lại chế độ phong kiến.
? Em hãy kể tên các nhà văn hoá khoa học tiêu biểu mà em biết.
H:
- Tác giả:
+ Ph.Ra-bơ-le-Nhà văn hoá nhà y học
+ Đê-các-tơ-nhà toán học nhà triết học
+ U.Sếch -Xpia-nhà soạn kịch vĩ đại 
+ Cô-péc-ních chứng minh quả đất quay xung quanh trục của nó-học thuyết này thực sự là một cuộc cách mạng khoa học 
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi - danh hoạ người ý 
? Theo em thành tựu nổi bật của phong trào văn hoá Phục Hưng là gì
H: Khoa học- kĩ thuật tiến bộ vượt bậc, văn hoá phong phú, thành công trong lĩnh vực nghệ thuật-> có giá trị đến ngày nay
? Qua các tác phẩm của mình các tác giả VH Phục Hưng muốn nói lên điều gì.
? Vai trò của VH Phục hưng là gì?
H: Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến mở đường cho VH nhân loại phát triển
G:Sơ kết chuyển ý
Hoạt động 2. Tìm hiểu phong trào cải cách tôn giáo.
Mục tiêu: Hiểu được phong trào cải cách tôn giáo.
Thời gian: 19’
H: Đọc SGK
? Nguyên nhân của cuộc cải cách tôn giáo
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là ai? 
Hs trình bày gv nhận xét kết luận.
? Tác dụng của phong trào cải cách tôn giáo? 
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Hạn chế của phong trào cải cách tôn giáo
H: G/C TS không thể xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với....của nó.
1.Phong trào văn hoá Phục Hưng
-Nguyên nhân của phong trào văn hoá Phục Hưng
+Do bị chế độ phong kiến đàn áp
+Giai cấp T/S không có địa vị về chính trị,xã hội ->đấu tranh
- Nội dung tư tưởng
+Phê phán giáo họi và xã hội phong kiến
+Đề cao giá trị chân chính của con người
+Đề cao khoa học tự nhiên 
+Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá nhân loại 
+Phát động đấu tranh chống phong kiến
2.Phong trào cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân:
+ Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân
+ Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển đi lên của giai cấp T/S
-Khởi xướng: M.Lu thơ
-Tác dụng 
+ Góp phần thúc đẩy cho các cuộc khởi nghĩa nhân dân chống phong kiến và lan rộng ra nhiều nước khác
+Làm cho đạo Ki tô phân hoá thành
 Đạo Ki tô giáo (cũ)
 Đạo tin lành (Tân giáo)
+Bùng nổ chiến tranh nông dân Đức
5.Hướng dẫn học bài (3’)
G: Hệ thống kiến thức toàn bài:
Vai trò của VH phục hưng là lên án nghiêm khắc giáo hội thiên chúa giáo, tấn công vào trật tự PK, đề cao giá trị chân chính của con người.
Thực chất của phong trào VH phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của g/c TS với g/c PKđã suy tàn, phát động quần chúng đấu tranh.
Tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn của thời VH phục hưng, nó tấn công trực tiếp vào giáo hội thiên chúa giáo và chế độ PK, nó châm ngòi cho cuộc đấu tranh của quần chúng và làm bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân.
4.Củng cố: (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
CBB: Đọc trước bài 4.Trung Quốc thời phong kiến.

File đính kèm:

  • docsu 7 t 3.doc
Giáo án liên quan