Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo) - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS cần nắm:

 - Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Tống- Nguyên, Minh – Thanh.

- Những thành tựu tiêu biểu nhất về văn hoá của Trung Quốc trong thời kì phong kiến.

 2. Tư tưởng: Giáo dục HS:

- Biết trân trọng những di sản văn hóa và hiểu được ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.

 - Mối quan hệ lịch sử Việt – Trung, từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ ngày nay.

 - Các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại

3. Kỹ năng: HS biết:

 - Phân tích trên cơ sở các dữ liệu lich sử và tự rút ra kết luận.

 - Sử dụng các loại bảng biểu thống kê.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo) - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 NS: 08/09/2012
Tiết 5 NG: /09/2012
Bài 4: 
 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
 - Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Tống- Nguyên, Minh – Thanh. 
- Những thành tựu tiêu biểu nhất về văn hoá của Trung Quốc trong thời kì phong kiến.
 2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Biết trân trọng những di sản văn hóa và hiểu được ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.
 - Mối quan hệ lịch sử Việt – Trung, từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ ngày nay.
 - Các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại
3. Kỹ năng: HS biết:
 - Phân tích trên cơ sở các dữ liệu lich sử và tự rút ra kết luận.
 - Sử dụng các loại bảng biểu thống kê.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.
 Một số tư liệu về các chính sách của phong kiến Trung Quốc qua các triều đại.
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh về văn hóa của Trung Quốc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
 - Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường biểu hiện ở những điểm nào?
 2. Giới thiệu bài: Sau khi phát triển đến độ cực thịnh dưới thời nhà Đường, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng chia cắt hơn nửa thế kỉ. Các triều đại Tống – Nguyên, Minh – Thanh tiếp tục trị vì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa và xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào thời kì suy yếu - đặc biệt là thời Minh – Thanh.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về thời Tống – Nguyên.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 4/12 cho biết:
H: Sau thời Đường, tình hình Trung Quốc như thế nào?
HS trả lời.
H: Để ổn định đời sống nhân dân, các vua thời Tống đã làm gì?
HS rút ra và trả lời theo thông tin SGK /12 – 13.
=>GV chuẩn kiến thức - giảng về từng chính sách, nhấn mạnh về 4 phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc.
H: Theo em, những chính sách đó có tác dụng gì?
HS: Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.
=>GV chuẩn kiến thức và chuyển ý.
H: Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập ntn?
HS trả lời.
=>GV chuẩn kiến thức và bổ sung.
H: Để cai trị đất nước, nhà Nguyên đã thi hành những chính sách gì? 
HS trả lời.
H: Sự phân biệt đối xử được biểu hiện như thế nào? Tại sao?
HS trả lời. GV nhận xét.
*HS thảo luận nhóm (2 bàn /nhóm - 2’): Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có gì khác nhau?
=>Đại diện nhóm HS trình bày – các nhóm bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Nhà Tống có chính sách tiến bộ còn chính sách của nhà Nguyên hà khắc
H: Thái độ nhân dân với chính sách của nhà Nguyên?
HS trả lời.
H: Thời Tống và thời Nguyên, các vua TQ đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
HS trả lời. GV liên hệ TQ thời Tống, Mông – Nguyên xâm lược Đại Việt (thời Tiền Lê- Lý, Trần).
Hoạt động 2: Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh -Thanh 
H: Trình bày những diễn biến chính trị của Trung Quốc từ sau thời Nguyên đến cuối thời nhà Thanh?
HS trình bày. GV chuẩn xác. 
H: Xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh có gì thay đổi?
HS trả lời theo đoạn in nghiêng SGK/13:
=>GV bổ sung: Xã hội lâm vào suy thoái nhưng vua vẫn cho xây dựng công trình tốn kém và đồ sộ như Cố Cung ở Bắc Kinh (cho HS quan sát ảnh /14).
H: Mầm mống kinh tế TBCN biểu hiện ở điểm nào?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức và giới thiệu “Liễn men trắng xanh thời Minh SGK/15) để thấy sự phát triển của đồ sứ
H: Sự thống trị tàn bạo của vua quan thời Minh – Thanh dẫn đến điều gì?
HS: Nhân dân không ngừng đấu tranh.
GV chốt lại, chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những thành tựu lớn về văn hoá và KHKT của nhân dân Trung Quốc thời PK.
H: Dưới chế độ PK, tôn giáo nào được coi là hệ tư tưởng chính?
HS: Nho giáo.
=>GV giảng: theo Khổng Tử, xã hội phải có kỉ cương: “Tam cương” (vua tôi - chồng vợ - cha con)
“Ngũ thường” (nhân - lễ - nghĩa – trí – tín)
H: Kể tên một số nhà văn học, các tác phẩm văn học lớn và một số bộ sử thi nổi tiếng ở Trung Quốc?
HS rút ra và trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng SGK/14.
=>HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét.
H: Nêu những thành tựu về KHKT thời kì này.
* HS trao đổi nhóm (2’): 
N1; 3: Quan sát hình 9 trong SGK và nhận xét về kiến trúc của TQ?
N2; 4: Quan sát hình 10 trong SGK và nhận xét về trình độ sản xuất đồ gốm của Trung Quốc?
=>HS rút ra theo đoạn in nghiêng cuối SGK/14. GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Chứng tỏ tài hoa và óc sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân Trung Quốc.
4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên:
a. Thời Tống:
- Miễn giảm thuế và sưu dịch.
- Mở mang thuỷ lợi.
- Phát triển thủ công nghiệp.
b. Thời Nguyên:
- Phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán.
-> Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
5. Trung Quốc thời Minh – Thanh. 
a. Chính trị:
- 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh.
- Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh.
=>1644, nhà Thanh được thành lập.
b. Xã hội:
- Vua quan sa đoạ.
- Nông dân đói khổ.
c. Kinh tế:
- Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện.
- Ngoại thương phát triển.
6. Văn hoá – KHKT Trung Quốc thời phong kiến
a. Văn hoá:
- Tư tưởng: Nho giáo 
- Văn học và sử học rất phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc đạt trình độ cao.
b. Khoa học – kĩ thuật:
- Có nhiều phát minh (làm giấy, in, la bàn và thuốc súng).
4. Củng cố: HS trả lời các câu hỏi cuối bài trang 15.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài theo nội dung bài học.
 - Tìm hiểu sự hình thành đất nước Ấn Độ và văn hoá Ấn Độ.
 - Chuẩn bị giờ sau học bài 5.
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSu 7 tiet 5.doc
Giáo án liên quan