Giáo án Lịch sử 7 - Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Những trang sử đầu tiên.

- An Độ thời phong kiến.

- Văn hóa Ấn Độ.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra kết luận.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại, có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hóa của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ An Độ.

- Những tư liệu, tranh ảnh lịch sử về một số công trình kiến trúc, văn hóa, những câu chuyện về sự kiện lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm (Theo đơn vị tổ), áp dụng bài tập vào tiết học mới (Nếu còn thời gian).

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật trung quốc thời phong kiến?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
- Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.
 Với tư cách là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời lại có một nền văn minh rất xa xưa, trải qua các thế kỉ phong kiến, Trung Quốc đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật quý giá như giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng cùng nhiều thành tựu văn học, đặc biệt là thơ Đường, nghệ thuật, triết học, y học, các công trình kiến trúc hoành tráng, đa dạng.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
Những trang sử đầu tiên tên gọi của đất nước Aán Độ? Aán Độ thời phong kiến? Văn hóa Ấn Độ? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay, lớp chúng ta cần nghiên cứu. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 35 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10P
Tóm tắt mục chính của bài 5; gồm phần 1, 2 và 3, học trong 1 tiết. 
1. NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN.
HOẠT ĐỘNG 1. NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 15 và trang 16
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Vì sao tên gọi các đất nước Aán Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông?
Hỏi Hai dòng sông có vai trò to lớn, trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ, đó là hai dòng sông nào?
Hỏi Các tiểu vương quốc đầu tiên của Ấn Độ, được hình thành từ bao giờ? Và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?
Hỏi Theo em, thời kỳ cổ đại Ấn Độ có thể chia làm mấy giai đoạn. Nội dung của từng giai đoạn đó là gì?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời Vì phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a, rồi đổ ra biển Ả Rập.
Trả lời Sông Aán, bắt nguồn từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a, rồi đổ ra biển Ả Rập.
- Sông Hằng, ở miền Đông Bắc Aán Độ.
Trả lời Từ 2 500 năm đến 1 500 năm TCN.
- Chủ yếu trên châu thổ sông Hằng.
+ Từ 2 500 năm đến 2 000 năm TCN là thời kỳ hình thành những tiểu vương quốc, thành thị ở lưu vực sông Aán. Gọi là nền văn minh sông Aán
+ Từ 2 000 năm đến 1 500 năm TCN. Người A-ri-a, thuộc tộc người Aán-Aâu, xâm nhập và đã xây dựng nhiều quốc gia của mình trên lưu vực sông Hằng.
Trả lời Chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ 2 500 năm đến 2 000 năm TCN, là thời kỳ hình thành những tiểu vương quốc, thành thị ở lưu vực sông Aán. Điển hình là hai thành phố Ha-rap-pa và Mô-hen-giô-đa-rô. Chủ nhân của nền văn minh sông Aán là người Đra-vi-đa (người bản xứ).
+ Từ 2 000 năm đến 1 500 năm TCN. Người A-ri-a, thuộc tộc người Aán-Aâu, xâm nhập và đã xây dựng nhiều quốc gia của mình trên lưu vực sông Hằng, trong đó vương quốc Ma-ga-đa là hùng mạnh nhất. Đến thế kỷ VI TCN, Ma-ga-đa thống nhất được toàn bộ Bắc Aán và phát triển mạnh dưới thời vua A-sô-ca.
+ Từ thế kỷ III TCN đến cuối thế kỷ III sau công nguyên, Aán Độ chia thành nhiều nước nhỏ, trước khi được thống nhất lại dưới triều gup-ta.
- Sông Aán và sông hình thành và phát triển của nền văn minh sông Aán .
- Khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện thành thị của người Aán.
 - Khoảng 1500 năm TCN một số thành thị hình thành trên lưu vục sông Hằng. 
- Những thành thị- tiểu Vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành nhà nước rộng lớn- nước Ma-ga-đa.
- Thế kỷ VI TCN đạo Phật ra đời. 
- Cuối thế kỷ III TCN, A-sô-ca đưa Ma-ga-đa trở nên một đất nước hùng mạnh. 
- Từ sau thế kỷ III TCN. Aán Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ. 
- Đến đầu thế kỷ IV mới được thống nhất dưới Vương triều Gúp-ta.
10P
HOẠT ĐỘNG 2. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN?
2. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 16.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Hãy nêu những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Aán Độ dưới thời của Vương triều Gúp-ta?
Hỏi Sự phát triển của Aán Độ dưới thời của Vương triều Gúp-ta, được biểu hiện như thế nào?
Hỏi Vì sao gọi là Vương triều Hồi giaó Đê-li? Vương triều Hồi giaó Đê-li tồn tại trong khoảng thời gian nào?
Hỏi Vì sao mâu thuẫn dân tộc dưới Vương triều Hồi giaó Đê-li, trở nên căng thẳng?
Hỏi Vương triều Aán Độ Mô-gôn tồn tại trong thời gian nào? Vị vua kiệt xuất của Vương triều Aán Độ Mô-gôn là ai?
Hỏi Nêu những việc làm nhằm để ổn định và phát triển kinh tế của vị vua A-cơ-ba ở Vương triều Aán Độ Mô-gôn? 
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời Đất nước thống nhất rộng lớn; nghề luyện kim, đặc biệt là nghề làm đồ sắt phát triển; các ngành kinh tế phát triển.
Trả lời Nghề luyện kim đạt trình độ cao; Dệt được vải mỏng mềm, và nhẹ nhiều màu sắc không phai; Biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vang, bạc, ngọc trai; Có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
Trả lời Thế kỷ XII, người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi giáo, thôn tính miền Bắc Aán, rồi lập nên Vương triều Hồi giaó Đê-li.
- Vương triều Hồi giaó Đê-li, tồn tại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI, khi người Mông Cổ đến tấn công Aán Độ, lật đổ Vương triều Hồi giaó Đê-li. 
Trả lời Vì các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Aán, vừa thi hành cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
Trả lời Tồn tại từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX.
- Vị vua của Vương triều Aán Độ Mô-gôn là A-cơ-ba (1556-1605).
Trả lời Xóa bỏ những kỳ thị tôn giáo, hòa hợp dân tộc, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; Khôi phục kinh tế đất nước; Phát triển văn hóa.
- Thế kỷ IV- dưới thời Vương triều Gúp- ta. Aán Độ mới thống nhất thành một quốc gia rộng lớn.
+ Xuất hiện và phát triển nghề rèn sắt và các nghề luyện kim khác.
+ Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành và thống trị. 
- Người Thổ Nhĩ Kì xâm lược và thống trị với Vương triều Hồi giáo Đê- li.
- Vương triều Mô-gôn của người Mông Cổ. 
- Thế kỷ IX, Aán độ phong kiến suy yếu và bị nước Anh xâm chiếm. 
10P
HOẠT ĐỘNG 3. VĂN HÓA ẤN ĐỘ?
3. VĂN HÓA ẤN ĐỘ.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 3, trang 17, kết hợp với bức tranh (Hình 11 Cổng vào động 1 đền hang A-jan-ta ( đầu thế kỷ VI).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Hãy kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Aán Độ mà em biết?
Hỏi Người Aán Độ đạt được những thành tựu gì về văn hóa?
Hỏi Văn học Aán Độ thời cổ đại phát triển nhiều thể loại nào?
Trả lời Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
- Vở kịch Su-kun-tơ-la.
Trả lời Aán Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn hóa lớn của loài người.
+ Chữ viết, chữ Phạn có rất sớm, trở thành ngôn ngữ văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.
+ Tôn giáo, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến.
+ Văn học, nền văn học Hin-đu, có nhiều tác phẩm nổi tiếng, như hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na và vở kịch Su-kun-tơ-la.
+ Kiến trúc, tháp Hin-đu, có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá, hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
Trả lời Giáo lý (trong các bộ kịch).
- Chính luận (về chính trị).
- Pháp luật (luật Ma-nu, luật Na-ra-đa).
- Sử thi (Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na).
- Kịch thơ (Su-kun-tơ-la của Ka-đi-sa)
+ Chữ viết: Có chữ Phạn.
+ Tín ngưỡng: Có đạo Bà- la- môn, đạo Hin- đu và đạo Phật. 
+ Văn học với các thể loại: giáo lý, luật pháp, sử thi, kịch thơ
+ Nghệ thuật: Về kiến trúc, điêu khắc, hội họa,  rất đa dạng và phong phú, đạt trình độ cao.
5P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
Hỏi Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Aán Độ?
Hỏi Em hãy kể tên 3 Vương triều, tiêu biểu của xã hội phong kiến Aán Độ. Theo em, Vương triều nào phát triển thịnh đạt. Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
Trả lời Người Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Aán, vừa thi hành cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
- Người Mông Cổ, thi hành nhiều biện pháp, nhằm xóa bỏ những kỳ thị tôn giáo, hòa hợp dân tộc, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; Khôi phục kinh tế đất nước; Phát triển văn hóa.
Trả lời Ba Vương triều, tiêu biểu của xã hội phong kiến Aán Độ.
+ Vương triều Gúp-ta (Đầu thế kỷ IV đến đầu thế kỷ VI). 
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li (Thế kỷ XII đến thế kỷ XVI).
 + Vương triều Aán Độ Mô-gôn (Đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX). 
- Vương triều Gúp-ta, phát triển thịnh đạt nhất, biểu hiện: Nghề luyện kim đạt trình độ cao; Dệt được vải mỏng mềm, và nhẹ nhiều màu sắc không phai; Biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vang, bạc, ngọc trai; Có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 8 đến câu số 18, trong sánh “Kiến thức lịch sử 7”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 19 đến trang 20.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ơ

File đính kèm:

  • docLSTG-7- BAI 5.doc