Giáo án Lịch sử 7 Bài 4- Tiết 5 -trung quốc thời phong kiến (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc.

Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc.

2. Tư tưởng, thái độ

Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.

Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.

3. Kĩ năng

Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử?

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Trình bày, so sánh, quan sát, miêu tả, tổ chức các hoạt động học tập cho HS

III. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS

Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng; SGK, SGV, vở BT

 Soạn bài; Bản đồ Trung Quốc phong kiến

 Tranh đồ gốm thời Minh

Học sinh: SGK, vở BT

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Bài 4- Tiết 5 -trung quốc thời phong kiến (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/ 8/2012
Ngày dạy: 30/ 8/2012	
 Bài 4- Tiết 5 -Trung Quốc thời phong kiến
 (Tiếp theo)
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc.
Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc.
Tư tưởng, thái độ
Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.
Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.
Kĩ năng
Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử?
phương pháp giảng dạy
 Trình bày, so sánh, quan sát, miêu tả, tổ chức các hoạt động học tập cho HS
phương tiện đồ dùng dạy học và sự chuẩn bị của gv, hs
Giáo viên : Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ; SGK, SGV, vở BT
 Soạn bài ; Bản đồ Trung Quốc phong kiến
 Tranh đồ gốm thời Minh
Học sinh : SGK, vở BT
 Đọc kĩ bài và làm bài tập ở nhà
 Sưu tầm tranh ảnh về kiến trúc, đồ gốm thời Minh- Thanh
TIếN TRìNH tổ chức DạY HọC
1Kiểm tra bài cũ
Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành XHPK ở Trung Quốc? Theo em, sự hình thành XHPK ở Trung Quốc có gì khác với phương Tây?
Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường. Tác dụng của những chính sách đó?
2 Giới thiệu bài mới 
 Sau khi phát triển đến độ cực thịnh dưới thời nhà Đường, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng bị chia cắt suốt hơn nửa thế kỷ (từ năm 907 đến năm 960).
Nhà Tống thành lập năm 960, Trung Quốc thống nhất và tiếp tục phát triển, tuy không mạnh mẽ như trước.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kĩ năng cần đạt
Chuẩn kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Cá nhân của GV( lời dẫn) sự thịnh vượng của Trung quốc dưới thời Đường. Sau đó bắt vào thời kỳ sau thời Đường.
Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin qua SGK
Yêu cầu: HS đọc SGK.
- HS đọc phần 4.
- Nhà Tống đã thi hành những chính sách gì?
=> Miễm giảm thuế, sưu dịch; mở mang thuỷ lợi; phát triển thủ công nghiệp
- Những chính sách đó có tác dụng gì?
- Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào?
Giảng: Thế kỉ XIII, quân mông Cổ rất hùng mạnh, vó ngựa của người Mông Cổ đã tràn ngập lẫnh thổ các nước châu Âu cũng như châu á. Khi tiến vào Trung Quốc, người Mông Cổ lập nên nhà Nguyên.
Hỏi: Sự phân biệt đối sử giữa người Mông Cổ và người Hán được biểu hiện như thế nào?
=> Người Mông cổ có địa vị cao còn người Hán có địa vị thấp kém vàbị cấm đoán đủ điều.
Hoạt động 2: Cá nhân GV, nhóm
GV:Yêu cầu: HS đọc SGK
Hỏi: Trình bày diến biến chính trị của Trung Quốc từ sau thời Nguyên đến cuối Thanh?
Thảo luận nhóm: 3 phút
Dãy1: Trình bày diến biến chính trị của Trung Quốc sau thời Nguyên?
Dãy2: Trình bày diến biến chính trị của Trung Quốc cuối thời Thanh?
=> Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh( 1368). Quân Mãn Thanh chớp thời cơ thành lập nhà Thanh
( 1644)
Hỏi: Xã hội Trung Quốc cuối thời Minh và nhà Thanh có gì thay đổi?
==> Vua quan sa đoạ, dân đó khổ
Hỏi: Mầm mống kinh tế TBCN biểu hiện ở những điểm nào?
Giảng: Thời Minh và thời Thanh tồn tại khoảng hơn 500 năm ở Trung Quốc. Trong suốt quá trình lịch sử ấy, mặc dù còn có những mặt hạn chế song Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Hoạt động 3: Cá nhân 
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến?
=> Tư tưởng Nho giáo ; văn học có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ; sử học với sử kí của Tư Mã Thiên... ; nghệ thuật : đồ thủ công mĩ nghệ tinh xảo, cung điện cổ kính...
Hỏi: Kể tên một số tác phẩm văn học lớn mà em biết?
Hỏi: Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất gốm qua hình 10 trong SGK?
Hỏi: Kể tên một số công trình kiến trúc lớn? Quan sát Cố cung (hình 9 SGK) em có nhận xết gì?
Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc?
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Hiểu được chính sách nhà Tống
- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá
- Rèn kĩ năng khai thác SGK
- kĩ năng so sánh
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm 
- Làm việc với SGK-> Sự thành lập nhà Minh, Thanh
- Rèn kĩ năng so sánh
- Làm việc với SGK
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Rèn kĩ năng khai thác SGK-> văn hoá Trung Quốc thời phong kiến 
- Rèn kĩ năng tư duy nhanh
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét, đánh giá 
-Rèn kĩ năng tư duy nhanh và quan sát, mô tả, nhận xét
- Rèn kĩ năng khai thác SGK-> Hiểu về KH
4) Trung Quốc thời Tống - Nguyên
a) Thời Tống
- Miễn giảm thuế, sưu dịch.
- Mở mang thuỷ lợi.
- Phát triển thủ công nghiệp.
- Có nhiều phát minh.
b) Thời Nguyên
- Phân biệt đối xử giữa người mông Cổ và người Hán.
- Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
5) Trung Quốc thời Minh - Thanh.
* Thay đổi về chính trị:
- 1368: nhà Minh được thành lập.
- Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh.
- 1644: Nhà Thanh được thành lập.
* Biến đổi trong xã hội thời cuối Minh và Thanh:
- Vua quan xa đoạ
- Nông dân đói khổ.
* Biến đổi về kinh tế:
- Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện.
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
6) Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
a) Văn hoá
- Tư tưởng: Nho giáo.
- Văn học, sử học rất phát triển.
- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc... đều ở trình độ cao.
b) Khoa học - kĩ thuật.
- "Tứ đại phát minh"
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ... có đóng góp lớn đối với nhân loại.
Củng cố bài học
1. Nối tên các tác giả ở cột Avới tên các tác phẩm ở cột B cho đúng? 
STT
 Cột A
 Nối
 Cột B
1
Thi Nại Am
a, Tam quốc diễn nghĩa
2
La Quán TRung
b, Tây du kí
3
Ngô Thừa Ân
c, Thuỷ hủe
4
Tào tuyết Cần
d, Bộ sử kí thời Hán
5
Tư Mã Thiên
e, Hồng lâu mộng
 Trả lời: 1-c 2-a 3-b 4- e 5- d
2. Mầm mống kinh tế TBCN dưới thời Minh- Thanh đã được nảy sinh ntn?
Giao bài tập về nhà
 Nắm được nội dung chính của bài thông qua câu hỏi trong SGK
Làm bài tập trong vở bài tập
Đọc và soan trước bài: ấn Độ thời phong kiến.

File đính kèm:

  • doct5 su7.doc