Giáo án Lịch sử 7 Bài 4- Tiết 4: trung quốc thời phong kiến

 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc.

Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc.

2. Tư tưởng

Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.

Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.

3. Kĩ năng

Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử?

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Trình bày, so sánh, quan sát, miêu tả, tổ chức các hoạt động học tập cho HS

III. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS

GV : - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến .

 - Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời pk (Vạn Lý trường thành, các cung điện )

HS : - Học bài và làm bài tập lịch sử.

 - Xem trước bài 4.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Bài 4- Tiết 4: trung quốc thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 8/2012.
Ngày dạy: 25, 28 /8 /2012. 
Bài 4- Tiết 4: trung quốc thời phong kiến
I.Mục tiêu bài học
Kiến thức
Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc.
Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc.
Tư tưởng
Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.
Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.
Kĩ năng
Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử?
phương pháp giảng dạy
 Trình bày, so sánh, quan sát, miêu tả, tổ chức các hoạt động học tập cho HS
phương tiện đồ dùng dạy học và sự chuẩn bị của gv, hs
GV : - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến .
 - Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời pk (Vạn Lý trường thành, các cung điện…)
HS : - Học bài và làm bài tập lịch sử.
 - Xem trước bài 4.
IV.TIếN TRìNH tổ chức DạY HọC
1Kiểm tra miệng
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến ở châu Âu? Nêu thành tựu và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
Phong trào Cải cách tôn giáo tác động đến xã hội châu Âu như thế nào?
 2.Giới thiệu bài
Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển rất nhanh, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Khác với các nước châu Âu, thời phong kiến ở Trung Quốc bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kĩ năng cần đạt
Chuẩn kiến thức cần đạt
Yêu cầu HS đọc SGK
- HS đọc phần 1
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Giảng: (sử dụng bản đồ). Từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc đã xây dựng đất nước bên lưu vực sông Hoàng Hà. Với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại, Trung Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Hỏi: Sản xuất thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc có gì tiến bộ?
Hỏi: Những biến đổi về mặt sản xuất đã có tác động tới xã hội như thế nào?
Hỏi: Như thế nào được gọi là "địa chủ"?
Hỏi: Như thế nào được gọi là "tá điền"?
Kết luận: Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
Yêu cầu: HS đọc SGK.
- Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội của nhà Tần?
- Kể tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nông dân xây dựng?
Hỏi: Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong bức tranh (hình 8) ở SGK?
Giảng: Chính sách tàn bạo, bắt nông dân lao dịch nặng nề đã khiến nông dân nổi dậy lật đổ nhà Tần và nhà Hán được thành lập.
Hỏi: Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì?
Hỏi: Em hãy so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. Vì sao lại có sự chênh lệch đó?
Hỏi: Tác dụng của những chính sách đó đối với xã hội?
Yêu cầu: HS đọc SGK
Hỏi: Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý?
Hỏi: Tác dụng của các chính sách đó?
Hỏi: Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Đường?
Hỏi: Sự cường thịnh của Trung Quốc bộc lộ ở những mặt nào?
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Nghe GV giảng
- Rèn kĩ năng sử dụng SGK, kĩ năng nhận xét
- Làm việc với SGK
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Làm việc với SGK
- Kĩ năng nhận xét và phõn tớch hớnh ảnh 
- Nghe GV giảng
- Làm việc với SGK
- Rèn kĩ năng sử dụng SGK, kĩ năng nhận xét, so sỏnh
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Làm việc với SGK
 Rèn kĩ năng sử dụng SGK
- Rèn kĩ năng tư duy
1) Sự hình thành XHPK ở Trung Quốc.
* Những biến đổi trong sản xuất.
- Công cụ bằng sắt.
đ Năng suất tăng
đ Diện tích gieo trông tăng.
* Biến đổi trong xã hội:
- Quan lại, nông dân giàu đ địa chủ.
- Nông dân mất ruộng đ tá điền.
* Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
2) Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán.
a) Thời Tần
- Chia đất nước thành quận, huyện.
- Cử quan lại đến cai trị.
- Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ..
- Bắt lao dịch.
b) Thời Hán
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc. 
- Giảm tô thuế, sưu dịch.
- Khuyến khích sản xuất.
đ kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược.
3) Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường.
a) Chính sách đối nội
- Cử người cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
- Giảm thuế, chia ruộng cho nông dân.
b) Chính sách đối ngoại
- Tiến hành chiến tranh xâm lược đ mở rộng bờ cõi, trở thành đất nước cường thịnh nhất châu á
4Củng cố bài mới
Bài tập 1: Trong quá trình xây dựng đất nước, vua Tần đã thi hành nhiều chính sách quan ttrọng. Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em cho là đúng.
 F Chia đất nước thành các quận, huyện để cai trị.
 F Thống nhất tiền tệ và đơn vị đo lường trong cả nước.
 F Tổ chức thi cử để chọn người làm quan.
 F Xây dựng nhiều công trình, ăn chơi xa đọa, tốn kém. Bài tập 2: Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng nhiều biện pháp. Hãy đánh dấu x vào các ô trống đầu câu em cho là đúng:
 # Cử người thân đi cai quản các địa phương.
 # Mở khoa thi để chọn nhân tài.
 # Giảm tô thuế.
 # phát triển công nghiệp, thương mại.
 5Giao bài tập về nhà
- Thống kê lại các cuộc xâm lược của nhà Đường đối với đất nước ta.
 - Làm bài tập ở vở BTLS - Tìm hiểu mục 4, 5,6 bài 4
.

File đính kèm:

  • docT4 su7.doc