Giáo án Lịch sử 7 - Bài 30: Tổng kết - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Những nét chính về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.

- Những thành tựu nổi bậc trong các lĩnh vực: Pháp luật, văn học, sử học, địa lí, khoa học-kĩ thuật.

- Các vị anh hùng có công trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

- Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết phân cách lập bảng thống kê theo chương, bài, sự kiện lịch sử cơ bản.

- Sử dụng sách giáo khoa, đọc và phát triển mối liên hệ giữa các bài, các chương đã học cùng một chủ đề.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Tự hào di sản và những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Sử học, địa lí, y học dân tộc của nhân dân ta ở nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX thời kì này.

- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống bọn cường quyền của nhân dân ta dưới thời phong kiến.

- Ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền; đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, kính phục.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 30: Tổng kết - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở bài tập của HS
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em cách lập bảng thống kê theo các mục chính sau:
- Những nét chính về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.
- Những thành tựu nổi bậc trong các lĩnh vực: Pháp luật, văn học, sử học, địa lí, khoa học-kĩ thuật.
- Các vị anh hùng có công trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.
Tiến trình bài dạy (Thời gian 34 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
30P
Tóm tắt mục chính của bài 30 gồm phần 1; 2; 3 và 4 học trong 1 tiết. 
1..
HOẠT ĐỘNG 1. ?
BƯỚC 1:
- GV yêu cầu HS xem SGK, phần kiến thức đã học.
- GV gợi mở và yêu cầu HS 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi: 
Câu hỏi 1: (Nhóm 1 ) Những nét chính về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến?
 (Xem phần bổ sung)
Câu hỏi 2: (Nhóm 2 ) Lập bảng thống kê về những thành tựu nổi bậc trong các lĩnh vực: Pháp luật, văn học, sử học, địa lí, khoa học-kĩ thuật? 
(Xem phần bổ sung)
Câu hỏi 3: (Nhóm 3 ) Nêu tên các vị anh hùng có công trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc? 
(Xem phần bổ sung)
Câu hỏi 4: (Nhóm 4 ) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII? (Xem phần bổ sung)
BƯỚC 3: 
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
BƯỚC 2: 
- HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức đã học thảo luận câu hỏi.
(Nhóm 1 )
Câu hỏi 1: (Nhóm 1 ) Những nét chính về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến?
- HS trao đổi, thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- Đại diện HS trình bày câu hỏi.
- HS các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.
(Nhóm 2 )
- HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức đã học thảo luận câu hỏi.
Câu hỏi 2: (Nhóm 2 ) Lập bảng thống kê về những thành tựu nổi bậc trong các lĩnh vực: Pháp luật, văn học, sử học, địa lí, khoa học-kĩ thuật?
- HS trao đổi, thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- Đại diện HS trình bày câu hỏi.
- HS các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.
(Nhóm 3 )
- HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức đã học thảo luận câu hỏi.
Câu hỏi 3: (Nhóm 3 ) Nêu tên các vị anh hùng có công trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
- HS trao đổi, thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- Đại diện HS trình bày câu hỏi.
- HS các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.
(Nhóm 4 )
- HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức đã học thảo luận câu hỏi.
Câu hỏi 4: (Nhóm 4 ) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII?
- HS trao đổi, thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- Đại diện HS trình bày câu hỏi.
- HS các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.
4P
HOẠT ĐỘNG 2. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
BƯỚC 1: 
- GV gọi 1 HS bất kì, củng cố lại kiến thức cơ bản đã học.
BƯỚC 3:
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
BƯỚC 2: 
- HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- HS còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 4 phút)
Chuẩn bị bài mới
- Các em xem lại kiến thức các bài đã học (bài 20 đến bài 30), tiết học hơm sau làm bài kiểm tra học kì II. Cách làm bài với 2 dạng đề (Trắc nghiệm khách quan và tự luận).
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
....
Câu hỏi 1 Những nét chính về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến?
Thời phong kiến
Phương Tây
Phương Đông
Xã hội
- Chế độ phong kiến xuất hiện muộn, khoảng thế kỷ V, hoàn thiện vào thế kỷ X.
- Xã hội có 2 giai cấp cơ bản.
+ Lãnh chúa.
+ Nông nô.
- Chế độ phong kiến xuất hiện sớm, có TCN, có nước đầu công nguyên.
- Xã hội có 2 giai cấp cơ bản.
+ Địa chủ quan lại.
+ Nông dân lĩnh canh.
Kinh tế
- Kinh tế khép kín trong lãnh địa phong kiến, nông nô phải nộp nhiều thứ thuế.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn, nông dân phải nộp tô thuế.
Văn hóa
- Có phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỷ XIV-XVIII).
- Phong trào Cải cách Tôn giáo.
- Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo (Trung Quốc), Phật giáo (Aán Độ).
- Nền văn hóa lâu đời hàng nghìn năm, phát triển rực rỡ.
Câu hỏi 2 Lập bảng thống kê về những thành tựu nổi bậc trong các lĩnh vực: Pháp luật, văn học, sử học, địa lí, khoa học-kĩ thuật của thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn?
Triều đại
Pháp luật
Văn học, Sử học, Địa lí
Khoa học-kĩ thuật
Ngô
- Quy định lễ nghi trong triều.
- Màu sắc trang phục của các quan lại các cấp.
- Chưa phát triển.
- Chưa phát triển.
Đinh – Tiền Lê
- Dùng hình phạt khắc nghiệt, ném vào vạc dầu sôi.
- Giáo dục chưa phát triển.
- Rèn đúc vũ khí.
Lý
- Ban hành bộ Hình thư.
- Đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử.
- năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Sùng đạo Phật.
- Kiến trúc, điêu khắc phát triển, trình độ điêu khắc tinh vi.
- Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.
Trần
- Bộ luật Quốc triều hình luật.
- Đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử.
- Có Quốc viện sử (đảm nhiệm việc viết sử).
- Đạo Phật và Nho giáo ngày càng phát triển.
- Văn hóa chữ Hán và chữ Nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Quốc tử giám, tổ chức nhiều kỳ thi.
- Nhà Y học, có Tuệ Tĩnh.
- Nhà Thiên văn, có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
- Chế tạo được súng thần cơ, đóng các loại thuyền lớn.
- Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị.
Hồ
- Đổi tên một số đơn vị hành chính.
- Đặt lệ cử các quan trong triều thăm hỏi nhân dân.
- Bắt nhà sư 50 tuổi phải hoàn tục.
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Sửa chế độ thi cử và học tập.
- Sản xuất vũ khí.
- Chế tạo súng thần cơ.
- Chế tạo thuyền chiến đấu gọi là lâu thuyền.
- Xây dựng thành Tây Đô.
Lê Sơ
- Quốc triều Hình luật hay luật Hồng Đức.
- Nội dung luật, bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại; đặc biệt có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long.
- Mở trường học ở các lộ, mở khoa thi (người nào giỏi đều được dự thi).
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
- Văn hóa chữ Hán, văn thơ chữ Nôm phát triển.
- Sử học, có Đại Việt Sử kí; Đại Việt Sử kí toàn thư.
- Địa lý, có Hồng Đức bản đồ; Dư địa chí; An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc các công trình lăng tẩm, cung điện.
Nguyễn
- Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)
- Văn học dân gian phát triển, đặc biệt văn học chữ Nôm, tiêu biểu là truyện Kiều.
- Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.
- Minh Mạng lập Tứ dịch quán, để dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm).
- Sử học, có Đại Việt Sử kí triều biên, Đại Nam thực lục,  
- Địa lý, có Nhất thống dư địa chí.
- Y học có bộ sách Hải Thượng Y tòng tâm lĩnh (Lê Hữu Trác)
- Kĩ thuật: Làm đồng hồ, kính thiên lí, chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Câu hỏi 3 Nêu tên các vị anh hùng có công trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
Triều đại
Tên các vị anh hùng 
Chiến công
Ngô
Ngô Quyền
- Trị tên phản bội Kiều Công Tiễn và lãnh đạo nhân dân chống quân Nam Hán, bắt đầu kỉ nguyên mới : độc lập, tự chủ gắn liền với chế độ phong kiến. Ngô Quyền được mệnh danh là “Oâng tổ phục hưng”.
Đinh 
Đinh Bộ Lĩnh
- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Oâng được tôn vinh là Vạn Thắng Vương, sau đó lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Tiền Lê
Lê Hoàn 
(Lê Đại Hành)
- Sau khi lên ngôi đã lãnh đạo nhân dân đập tan âm mẫtâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Lý
Lí Thường Kiệt
- Lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc tập kích sang đất Tống (1075-1076) và đánh bại 30 vạn xâm lược Tống, khi chúng sang xâm lược nước ta lần thứ hai, trên phòng tuyến Như Nguyệt. Độc lập dân tộc được giữ vững.
Trần
Trần Thái Tông
Trần Nhân Tông
- Lãnh đạo nhân dân đánh bai 3 vạn quân xâm lược Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn năm 1285-1288.
- Tổng chỉ huy quân đội, viết sách Binh thư yếu lược; Hịch tướng sĩ. Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược lần thứ hai (1285) và quân xâm lược lần thứ ba (1288) của quân Mông-Nguyên. Độc lập dân tộc được bảo vệ toàn vẹn.
Hồ
Hồ Quý Ly
- Ban hành những cải cách về kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Chứng tỏ ông là m

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 30.doc
Giáo án liên quan