Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27, Tiết 60: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Tình hình chính trị, kinh tế

1.Mục tiêu

a.Kiến thức: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và lkhước từ mợi tiếp xúc với các nước phương Tây, các ngành kinh tế thời nguyễn còn nhiều hạn chế.

b.Kỹ năng: Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị - Kinh tế thời Nguyễn.

c.Tư tưởng: Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nề kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a,Của GV: Bản đồ Việt Nam,lược đồ các đơn vị h/c Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832). - Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn.

b.Của HS : Đọc sách giá khoa.

3.Tiến trình bài dạy.

a.Kiểm tra bài cũ:

 * Kiểm tra phần làm bài tập của học sinh.

 *Giới thiệu bài .1'Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 - 1802) thì sụp đổ, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thành lập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27, Tiết 60: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Tình hình chính trị, kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
BÀI 27- TIẾT 60: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
1.Mục tiêu 
a.Kiến thức: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và lkhước từ mợi tiếp xúc với các nước phương Tây, các ngành kinh tế thời nguyễn còn nhiều hạn chế.
b.Kỹ năng: Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị - Kinh tế thời Nguyễn.
c.Tư tưởng: Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nề kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a,Của GV: Bản đồ Việt Nam,lược đồ các đơn vị h/c Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832). - Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn.
b.Của HS : Đọc sách giá khoa.
3.Tiến trình bài dạy.
a.Kiểm tra bài cũ:
 * Kiểm tra phần làm bài tập của học sinh.
 *Giới thiệu bài .1'Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 - 1802) thì sụp đổ, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thành lập.
b.Dạy nội bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua, nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia, nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫ và suy yếu.
? Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu Nguyễn Ánh có những hành động gì?
H: Hàng năm đến mùa gió Đông Nam Nguyễn Ánh đem quân thuỷ binh ra lấn vùng đất của Tây Sơn.T: Giới thiệu bản đồ Việt Nam: 
Tường thuật trận chiến Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn. Sau khi chiếm được Quy Nhơn 6/1801 Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc
1.Nhà Nguyễn lập lại chế dộ phong kiến tập quyền (20’)
* Nguyên nhân: Lợi dụng sự suy yếu của triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem thuỷ binh lấn dần vùng đất Tây Sơn
- 6/1801 chiếm được Quy Nhơn - > đánh Phú Xuân 
- Giữa năm 1802 tiến ra Bắc Quang Toản bị bắt chấm dứt triều Tây Sơn.
quân của Nguyễn Ánh lần lượt chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến về Thăng Long, Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên Bắc Giang thì bị bắt chấm dứt triều Tây Sơn.
? Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
 * Đối nội: Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô lập ra triều Nguyễn -> 1806, lên ngôi hoàng đế vua nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
T: Đến thời Nguyễn đặt lệ tứ bất tử thời Gia Long, không lập hoàng hậu, không phong tể tướng, không phong trạng nguyên, không phong chức tước cho người ngoại tộc.tổ chức triều đình của nhà Nguyễn gồm 6 bộ .
? Hãy kể tên 6 bộ đó?
T: Chỉ trên bản đồ: tên 30 tỉnh, 1 phủ.
T: Năm 1815, bộ luật chiếu hoàng hình gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành, nội dung dựa hẳn vào bộ luật nhà Thanh.
? Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội?
T: Nhân dân phải đi phu, đi lính xây dựng những thành trì nguy nga, tráng lệ.
H: Quân sát hình 62 – 63 quan võ thời Nguyễn mình mặc áo bào ngồi trên lưng ngựa có lọng che rất oai phong, lính cận vệ thời Nguyễn được trang bị đầy đủ về khí giới, quân phục đồng bộ, điều đó chứng tỏ nhà nước quan tâm và củng cố quân đội.
-> Nhà nước quan tâm củng cố quân đội.
? Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
H: đóng cửa tiếp xúc với nước ngoài, nhưng lại thần phục nhà Thanh một cách mù quáng.
? Với chính sách đối ngoại này để lại hậu quả gì?
H: Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Gọi học sinh đọc từ đầu đến thành bãi sậy.
? Tình hình nền kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XX?
H: Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, đồng ruộng bỏ hoang, năm 1828 Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ, ông triêu mộ dân triêu vong khai phá ven biển lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) hàng trăm đồn điền được thành lập ở các tỉnh Nam Kỳ.
? Công cuộc khai hoang có tác dụng gì?
H: Tăng thêm diện tích canh tác.
? Tại sao việc đắp đê khó khăn như vậy?
H: Tài chính thiếu hụt, nạn tham những phổ biến, hạn hán lũ lụt sảy ra liên tiếp.
Theo đà phát triển của các thế kỷ trước công nghiệp có điều kiện phát triển thêm, nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng đóng tàu.
H: Đọc đoạn chữ in nhỏ.
? Quan đoạn chữ in nhở em có suy nghĩ gì về tài năng thợ của thợ thủ công nước ta đầu thế kỷ XIX?
H: Thông minh cần cù sáng tạo, tay nghề cao, bước đầu làm quen với một số thành tựu khoa học kỹ thuật ở phương Tây.
? Mặc dù có nhiều thành tựu nhưng vì sao thủ công nghiệp không được phát triển?
H: Thợ giỏi bị bắt vào các xưởng của nhà nước mai một tài năng, các mỏ khai thác thất thường xa xút dần, thợ thủ công phải nộp thuế nặng nề.
T: Sang thế kỷ XIX, đất nước đã thống nhất việc buôn bán có nhiều thuận lợi.
H: Đọc đoạn chữ in nhỏ.
? Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước?
H: Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ, phố chợ đông đúc sầm uất, các mặt hàng phong phú.
Quan sát hình 64 – Hương cảng Hội An đông vui tấp nập, thuyền bè trên biển như mắc cửi, gần bờ có những điểm canh quản lý các hoạt động buôn bán ven biển.
T: Mặc dù kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển, nhưng những chính sách phản động đó của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội.
*Đối nội
-1806 lên ngôi Hoàng đế.
-Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô - 
+Chính trị
-Tổ chức triều đình gồm 6 bộ 
-Chia nước ta thành 30 tỉnh, 1 phủ thực hiện đứng đầu tỉnh lớn (Tổng đốc) tỉnh vừa nhỏ (Tuần phủ).
- Năm 1815 ban hành bộ hoàng chiếu luật lệ.
+Quân đội
- Quân đội: Gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc lập trạm ngựa từ Nam quan -> Cà Mau.
* Đối ngoại: 
-Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh.
- Đối với phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.
2.Kinh tế dưới chiều Nguyễn (22’)
a. Nông nghiệp:
- Nhà Nguyễn rất chú ý việc khai hoang, các biện pháp di dân lập đồn điền.
- Tăng thêm diện tích canh tác, nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều.
- Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền nhưng ruộng đất phần lớn trong tay địa chủ.
- Sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội hạn hán sảy ra.
b.Thủ công nghiệp:
- Lập nhiều xưởng sản xuất.
-Ngành khai thác mỏ được mở rộng.
- Ngành nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển và mở rộng.
- Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp:
- Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ, phố chợ đông đúc sầm uất, các mặt hàng phong phú.
- Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
c.Củng cố.2'- Những hạn chế trong việc cai trị đất nước của triều Nguyễn.
 - Hậu quả của những hạn chế đó.
d. Hướng dẫn học sinh học bài (2’)
-Học thuộc bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập lịch sử 1, 2, 3 trang 72, 73
 ____________________________

File đính kèm:

  • doct59.doc
Giáo án liên quan