Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2012-2013

II CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285 )

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS thấy được:

 - Sự quyêt tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 2 của quân Nguyên.

 - Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân và dân nhà Trần.

 - Những nét chính và diễn biến lần thứ 2 chống Mông – Nguyên.

 2. TT:-Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.

 -Tinh thần đoàn kết quyết tâm đánh giặc

 3. RLKN: Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên 1285.

 - Đoạn trích “Hịch tướng sĩ”.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 - BTTN

 - Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

 - Cho HS lên bảng tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.

 3. Bài mới: ( 2 phút)

 a, Giới thiệu: Sau thất bại 1258 quân Mông Cổ không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. Sau khi thôn tính được nhà Tống 1279 chúng ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13 
Tiết:25
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (Thế kỉ XIII)
S: 03/11/2012 
G: 13/11/2012
II CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285 )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS thấy được:
 - Sự quyêt tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 2 của quân Nguyên. 
 - Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân và dân nhà Trần.
 - Những nét chính và diễn biến lần thứ 2 chống Mông – Nguyên. 
	2. TT:-Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
 -Tinh thần đoàn kết quyết tâm đánh giặc
 3. RLKN:	Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
 - Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên 1285.
 - Đoạn trích “Hịch tướng sĩ”.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	- BTTN
 - Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
 - Cho HS lên bảng tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Sau thất bại 1258 quân Mông Cổ không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. Sau khi thôn tính được nhà Tống 1279 chúng ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt. 
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Âm mưu xâm lược Chăm - pa và Đại Việt của nhà Nguyên. ( 5 phút)
- KT: Dã tâm xâm lược Đại Việt của quân Nguyên -Mông
KN: Phân tích âm mưu của quân Nguyên.
GV: Nhắc lại bài cũ: Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ lần I có kết quả ntn?
H: Nam Tống bị tiêu diệt vào năm nào? Trung Quốc lúc này ra sao?
GV: Nhà Nguyên cho quân xâm lược Chăm - pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?
H: Tại sao Hốt Tất Liệt cho quân đánh Chăm - pa trước? Kết quả?
GV: Sử dụng lược đồ trình bày
 Nêu ý nghĩa của thắng lợi của nhân dân Chăm Pa?
HĐ2: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. ( 10 phút)
-KT: Sự chuẩn bi, tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân và dân thời Trần.
-Giáo dục: tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
HS: Thảo luận nhóm: 
H: Sau khi nghe tin quân Nguyên có ý định xâm lược nước ta, nhà Trần đã làm gì?
H: Hội Nghị Bình Than có tác dụng gì đến việc chuẩn bị kháng chiến? Những sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm, quyết chiến của nhà Trần?
H: Vua Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng nhằm mục đích gì?
HS: Tiến hành thảo luận nhóm ghi kết quả thảo luận trên bảng phụ, các nhóm nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét kết luận
-Tạo biểu tượng Trần Quốc Toản 
-Tạo biểu tượng về Trần Quốc Tuấn.
-Liên hệ các thế hệ anh hùng nhỏ tuổi thời nay.
GV:Việc triệu tập hội nghị Diên Hồng lấy ý kiến của người già-củng cố khối đoàn kêt toàn dân, tạo sự ủng hộ thông qua người già
H: Em có nhận xét gì về việc làm của vua tôi nhà Trần?
HS: Trả lời
 GV: Chốt lại nhà Trần đã đoàn kết toàn quân và toàn dân tham gia đánh giặc đó là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
HĐ3: Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến. ( 15 phút)
- KT:Những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 2
- KN: Tường thuật diễn biến trên lược đồ. Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của nhà Trần.
GV: Dùng lược đồ trình bày diễn biến và hướng dẫn HS trình bày bằng lược đồ. 
GV: Kể câu chuyện về tướng Trần Bình Trọng → ý chí bất khuất của vị anh hùng.
H: Kết quả cuộc kháng chiến ntn?
Cho HS xem ảnh minh họa Thoát Hoan chui vào trống đồng trốn về nước.
Em có nhận xét gì về hình ảnh Thoát Hoan.
HS: Sự hèn nhát.
GV: Nêu cách đánh giặc của quân ta ở cuộc kháng chiến lần II ntn? Có nét gì độc đáo?
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận:
 - Lúc đầu giặc mạnh rút lui để bảo toàn lực lượng chờ thời cơ quyết giành thắng lợi.
 - Cách đánh “Vườn không nhà trống”.
GV: Chốt lại hai giai đoạn và thông báo bài học tiếp tục.
1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên
 - Mục đích: Làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam TQ. 
 - 1283: 10 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy đánh Chăm-pa tạo gọng kìm tấn công vào Đại Việt nhưng thất bại.
- Ý nghĩa: Phá vỡ kế hoạch lấy Chăm pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
 - 1282 Vua Trần triệu tập Hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.
 - Cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến.
 - 1285: mở Hội Nghị Diên Hồng ở Thăng Long. Toàn dân nêu quyết tâm đánh giặc.
 - Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu.
3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến
 a, Diễn biến: 
- Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân 6 tấn công Đại Việt.
- Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy sau một số trận ở biên giới ta rút lui về Vạn Kiếp ( Chí Linh – Hải Dương). Giặc đến Vạn Kiếp, ta rút về Thăng Long thực hiện “ Vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường ( Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc Sông Nhị.
- Toa Đô từ Chăm Pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế gọng kìm hy vọng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm. Thoát Hoan phải rút về Thăng Long, quân Nguyên lâm vào thế bị động thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5- 1285 quân ta bắt đầu phản công nhiều trận lớn như: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy.
 b, Kết quả: Sau 2 tháng phản công quân ta đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên. Kết thúc kháng chiến thắng lợi.
 4. Củng cố: ( 5 phút)
	- BTTN: Bài tập vở bài tập LS NXBGD.
	- Nhà Trần chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai ntn? 
	- Trình bày diễn biến cuộc k/c lần thứ hai chống quân Nguyên trên lược đồ.
	5. Dặn dò: ( 6 phút)
 	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài soạn phần III:
 - Soạn bài theo câu hỏi:
 + Lực lượng của quân xâm lược Mông Cổ lần 3 có gì khác so với 2 lần trước
 + Cách tổ chức đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 25, bai 25.doc