Giáo án Lịch sử 7 - Bài 26: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Qua bài học giúp học sinh nắm được

- Nét chính về tình hình xã hội ở đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII

- Vì sao những cuộckhởi nghĩa nông dân Tây Sơ bùng nổ, tại sao nhân dân hăng hái thạm gia khởi nghĩa

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc vẽ bản đồ lịch sử

3. Giáo dục tư tưởng :

- Giáo dục lòng căm thù bọn phong kiến đã bóc lột tàn tệ nhân dân

B. CHUẨN BỊ:

1. Trò: Đọc trước bài học

2. Thầy : Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ:(4 phút)

1. Câu hỏi : Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì ?

*Đáp án : ( 6 điểm )

- Kinh tế suy thoái về mọi mặt:

+ Nông nghiệp: hạn hán lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra

+ Công thương nghiệp đình đốn vì nhà nước đánh thuế rất nặng các sản phẩm hàng hoá .

- Đời sống nhan dân vô cùng cực khổ: Nông dân chết dói rất nhiều , nhiều người phaỉ rời làng quê phiêu tán khắp nơi

=>Nhân dân mâu thuẫn với chính quyền phong kiến -> đấu tranh

2. Bài tập : Điền tiếp thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa vào chỗ trống sao cho phù hợp : (4đ)

 - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 )

 - Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 )

 - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ( 1741 )

 - Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737 )

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 26: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quân Xiêm, diễn biến và kết qủa, ý nghĩa 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc vẽ bản đồ lịch sử qua lược đồ 1 trận chiến 
3. Giáo dục tư tưởng : 
- Giáo dục lòng căm thù bọn phong kiến đã bóc lột tàn tệ nhân dân
- ủng hộ các cuộc đấu tranh của nông dân
- Chính quyền phong kiến bị lật đổ là điều tất yếu của lích ử 
B. Chuẩn bị:
1.Trò: Đọc trước bài học
2.Thầy : Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn ( chiến thắng Rạch gầm – Xoài mút )
C. Tiến trình bài dạy
I.ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ: (4 phút )
1.Câu hỏi : Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ , các tầng lớp nhân dân lại ủng hộ đi theo nghĩa quân
2. Đáp án : 
- Nguyên nhân : do chính quyền họ Nguyễn thối nát, các lực lượng nhân dân ndều oán hận, sẵn sàng nổi dậy khi có điều kiện. ( 4 diểm )
- Vì cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã nêu rõ mục tiêu của cuộc khỉ nghĩa “ lấy của nhà giàu chia cho người nghèo “ xoá nợ cho nông dân và bãi nhiều thớ thuế -> phù hợp với lòng dândược nhân dân hưởng ứng tham gia. ( 6 điểm )
2. Giới thiệu. 
GV: Tiết học trước chúng ta đã thấy cuộc khởi nghĩa nhân dân Tây Sơn bìng nổ và nhanh chóng thành công , được sự ủng hộ của các thế lực nhân dân và các dân tộc, thanh thế cuộc khơỉ nghĩa lớn mạnh nhanh chóng. Trong cơn bão táp này chính 
quyền họ Nguyễn chống đỡ được không ? chúng ta cần chú ý trong tiết học hôm nay.
3. Bài mới.
Giới thiệu lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn
Yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu của mục 1 SGK
Lực lựơng nghĩa quân Tây Sơn đã phát triển nhanh chóng như thế nào ?
->
( kể chuyện ): Tấm gương dũng cảm của Nguyễn Nhạc khi chiếm phủ Quy Nhơn. Ông tự nhốt mình vào cũi, rồi sai ngừi khiêng giả vờ nộp cho quan phủ Quy Nhơn. Nửa đêm, ông phá cũi , làm nội ứng từ trong đánh ra, kết hợp với quân khởi nghĩa bên ngoài đánh vào. Kết quả nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn.
Nghe tin khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, chúa Trịnh đã có hành động gì ?
Cho 3 vạn quân tiến vào với danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp loạn Tây Sơn.
( bổ xung ): Nhưng sau khi Trương Phúc Loan đã bị bắt, Hoàng Ngữ Phúc vẫn cho quân tiến đánh kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn, chúa Nguyễn chống cự không nổi phải đêm gia quyến và lực lượng của mình vượt biển tiến vào Gia Định .
Thảo luận nhóm học sinh: ( 3 phút )
Việc quân Trịnh tiến đánh chúa Nguyễn và chúa Nguyễn vượt biển chạy vào Gia Định đã đặt quân Tây Sơn đứng trước tình thế như thế nào ? Quân Tây Sơn đã làm như thế nào để thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó ?
-Tây Sơn ở vào tình thế bất lợi: phía Bắc quân Trịnh ; phía Nam quân Nguyễn.
-Nguyễn Nhạc đã khôn khéo tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức tấn công Nguyễn.
( bổ xung): từ 1776 -> 1783 nghĩa quân Tây Sơn đã 4 lần tấn công vào Gia Định .
Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn như thế nào ?
->
(tường thuật trên bản dồ ): sau khi tạm yên mạn Bắc (hoà với quân Trịnh ) nghĩa quân tây Sơn tập trung lực lượng đánh chúa Nguyễn.
Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ ( lúc đó mới 23 tuổi ) đem đại quân đánh úp Phú Yên và giành thắng lợi lớn. Từ Phú Yên đại quân Tây Sơn tiến đánh Gia Định . Trong lần tiến quân 1777 bắt dược chúa Nguyễn ( Nguyễn Phúc Thuần ) chỉ còn Nguyễn ánh chạy thoát.
Yêu cầu học sinh đọc mục 2
Vì sao Nguyễn ánh cầu cứu Vua Xiêm và Vua Xiêm lại đồng ý giúp Nguyễn ánh ?
->
Sau nhiều lần bị Nguyễn Huệ đánh bại ở đất Gia Định ( 4 lần ) trong tình thế tuyệt vọng đó , năm 1784 Nguyễn ánh cử Chu Văn Tiếp sang Xiêm cầu viện, hi vọng có thể chống chọi lại với quân Tây Sơn khôi phục lại chính quyền họ Nguyễn .
Quân Xiêm cũng hy vọng qua đây thực hiện ý đồ xâm lược Đại Việt, nên khi Chu Văn Tiếp đến cầu viện Vua Xiêm đã đem thuỷ binh hộ tống Nguyễn ánh về Băng Cốc .
Quân Xiêm đã kéo vào nước ta như thế
 nào ?
->
Dùng lược đồ để tường thuật:
- Quân thuỷ 2 vạn do Chiêu Tăng+ Chiêu Sươngchỉ huy 300 chiếc thuyền + Nguyễn ánh + Chu Văn Tiếp đổ bộ lên Kiên Giang.
- Quân bộ tiến đánh Cần Thơ : quân Tây Sơn lực lượng mỏng manh phải rút về cố thủ ở Gia Định và Mĩ Tho.
-Quân xâm lược đã chiếm được quá nửa phần đất phía Tây Gia Định .
Tội ác của quân xâm lược Xiêm đối với nhân dân ta như thế nào ?
Cướp của, giết người tàn bạo .......
Dùng lược dồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút để trình bày diễn biến 
Quân Tây Sơn đã bố trí trận dịa như thế
 nào ?
Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định , để tiến hành đánh đuổi quân xâm lược ông đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho và chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm ( hiuyện Châu thành – Tiền Giang ) đến Xoài Mút ( Bình Đức – Mĩ Tho ) làm trận địa quyết chiến với quân thù 
Cho học sinh đọc từ “ bố chí song .....sang Xiêm”
ý nghĩa trận thắng ?
Y/c1 Học sinh đọc đoạn dẫn in nghêng SGK
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn : (17 phút )
-1771: khởi nghiã Tây Sơn bùng nổ 
-1773: Chiếm phủ thành Quy Nhơn
-1774: Mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam - Bình Thuận.
-1777: bắt và giết được chúa Nguyễn -> chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ. 
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ( 1785 ): (18 phút )
* Nguyên nhân:
- Nguyễn ánh cầu cứu Vua Xiêm, vua Xiêm nhân cơ hội đó thực hiện ý đồ xâm lược Đại Việt.
* Diễn biến:
- 7/ 1784 2 vạn quân thuỷ + 3 vạn quân bộ xâm lược nước ta.
- Năm 1784 quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
*Quân Tây Sơn : 
- Bố trí trận địa mai phục ở Rạch Gầm - Xoài Mút. 
- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm. 
*ý nghĩa: 
- Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngọai xâm của dân tộc ta.
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm .
4.Củng cố , luyện tập : ( 4 phút )
Bài tập : Viết đúng ( Đ ) sai (S ) vào ô trống trước ý trả lời :
 Nguyễn Huệ chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoìa mút 
 Miền tây Gia Định là miền tây các tỉnh Nam Bộ ngày nay.
 Rạch Gầm - Xoài mút thuộc tỉnh Châu Thành tỉnh Tiền Giang ngày nay
 Sau trận Rạch gầm – Xoài Mút Nguyễn ánh chạy sang pháp.
	Đáp án : Đ- S - Đ - S
GV ( sơ kết ): Mùa xuân năm 1771 ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng đạo ( An Khê - Gia Lai ) lập căn cứ , dựng cờ khởi nghĩa, lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan 5 vạn quân Xiêm .
5 .Hướng dẫn học bài ở nhà : ( 1 phút )
1)Tại sao nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
2)Dựa vào lược đồ em hãy trình bày diễn biến trận Rạch gầm – Xoài Mút ?
3)Theo em chiến thắng Rạch Gầm –Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Bài tập :
a.Trận Rạch Gầm - Xoài Mút cách trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bao nhiêu năm ??
b.Cách trận Bạch Đằng trong cuuộc kháng chiến lần 3 chống quân Nguyên bao nhiêu năm ?
Ngày soạn: 01/03/2011
Ngày dạy: 03/2011
 Bài 26: Phong trào tây sơn (Tiếp theo)
 Tiết 53 III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : Qua bài học giúp học sinh nắm được
- Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Phú Xuân như thế nào ? ý nghĩa của thắng lợi này ?
- Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh , tạo điều kiện thống nhất đất nước .
- Sơ lược quá trình Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, nguyên nhân thành công. 
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc vẽ bản đồ lịch sử qua lược đồ 1 trận chiến , phân tích sự kiện nhân vật lịch sử
3.Giáo dục tư tưởng : 
- Giáo dục ý thức thống nhất quốc gia.
- Bước đầu hiểu vai trò quần chúng và cá nhân trong lịch sử
B. Chuẩn bị
1.Trò: Đọc trước bài học
2.Thầy : Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi : Khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, chúa Trịnh phái quân vào Đàng Trong nhằm mục đích gì ? Cuộc tấn công này đã đặt Tây Sơn đứng trước tình thế 
nào ?
 Đáp án : ( ý1 =4 điểm ; ý 2 = 6 điểm )
- Mục đích : tiêu diệt chúa Nguyễn và phong trào nông dân Tây Sơn
- Khi chúa Nguyễn vượt biển chạy vào Gia Định..... quân tây Sơ ở vào tình thế bất lợi
+ Phía bắc : có quân Trịnh
+ Phía Nam: có quân Nguyễn 
2. Giới thiệu 1’ 
GV:Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn và dánh tan quân xâm lược Xiêm, Lực lượng T/S trở nên hùng mạnh, Tây Sơn tiếp tục lật đổ chính quyền họ Trịnh và tạo điều kiện cho việc thống nhất đất nước như thế bào chúng ta cùng nhau tìm hiều bài học hôm nay.
3. Bài mới : 
Việc đầu tiên là hạ thành Phú Xuân
Thành Phú Xuân do ai chiếm đóng , trong hoàn cảnh nào ?
Quân Trịnh , khi vào đánh Nguyễn , diệt Trịnh Sâm
Yêu cầu học sinh đọc đoạn mô tả Tây Sơn hạ thành Phú Xuân.
Nguyên nhân nào Tây Sơn đã hạ thành Phú Xuân một cách nhanh chóng như thế nào ?
->
Hạ thành Phú Xuân xong, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Bắc .Ông nêu danh nghĩa “ phù Lê diệt Trịnh “và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.
Tại sao Nguỹen Huệ lấy danh nghĩa “ phù Lê diệt Trịnh “ ?
Để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Bắc Hà.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long..
Sau khi lật đổ chính quyền họ Trịnh , quân tây Sơn đã làm gì ?
Trao chính quyền cho Vua Lê rồi trở về Nam
Vua Lê ( Lê Hải Tôn ), phong cho Nguyễn Huệ chức Uy Quốc Công, nhường cho Tây Sơn đất Nghệ An, gọi là để thưởng công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
( khá giỏi ):ý nghĩa quan trọng nhất của việc quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền họ Nguyễn , họ Trịnh là gì ?
->
( Chuyển ý ): Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn trở về Nam, trở nên rối loạn =>
Yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu mục 2 SGK
(Thảo luận nhóm ): 
Sau khi quân tât Sơn trở về Nam , tình hình Bắc Hà như thế nào ?
Đại diện nhóm trả lời ->
Mưu đồ của Chỉnh thể hiện trong một bài thơ có câu: “ Đường trời mở rộng thênh tháng
 Ta đây cũng một triều đình kém ai “
Nguyễn Hữu Chỉnh là ai ?
Một tướng cũ của họ Trịnh được cử theo Hoàng Ngũ Phúc vào đàng trong đánh chúa Nguyễn và Tây Sơn. Chỉnh dã làm phản theo Tây Sơn, bày kế cho Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân. Khi Nguyễn Huệ trở vào Nam, Nguyễn Huệ dã cho Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.
Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh, Nguyễn Hữu Chỉnh chống cự không nổi phải cùng Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc. Đến vùng Yên Thế- Bắc Giang Chỉnh bị bắt và bị giết, Lê Chiêu Thống trốn thoát chạy sang Quảng Tây.
Dẹp song Nguyễn Hữu Chỉnh , Nhậm lại có ý đồ gì ?
->
Trước tình hình dó Nguyễn Huệ đã làm gì ?
->
( HS khá giỏi ): Vì sao Ngu

File đính kèm:

  • docPhong trao Tay Son.doc