Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Tiết 38: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426) - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ 1424 cuối 1425.

- Sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng tường thuật, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ: Giáo dục hco hs truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và niềm tự hào dân tộc.

II. Phương pháp:

 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa lam Sơn.

- Lược đồ tiến quân ra bắc của nghĩa quân lam sơn.

- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.

2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Tiết 38: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426) - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (T2)
Tiết 38 - II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ 
VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 - 1426)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ 1424 cuối 1425.
- Sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng tường thuật, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Giáo dục hco hs truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và niềm tự hào dân tộc.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa lam Sơn.
- Lược đồ tiến quân ra bắc của nghĩa quân lam sơn.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 
2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức.1’
2. Kiểm tra bài cũ: lòng vào bài mới.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Sau khi thất bại âm mưu mua chuộc quân minh trở mặt tấn công nghĩa quân, cuộc khởi nghĩa lam Sơn chuyển sang thời kì mới, diễn biến ra sao ....
* Hoạt động 1:1. Giải phóng Nghệ An (1424).10’’
- Mục tiêu: Học sinh biết được trước sự vây quét của quân Minh, nghĩa quân mở rộng vùng giải phóng, kế hoạch sáng suốt của Nguyễn Chích
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Quân Minh tấn công, nghĩa quân đối phó ntn/
Hs: Chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An theo ké hoach của Nguyễn Chích.
Gv: Tại sao lại chuyển vào Nghệ An?
Hs: Đất rộng, người đông, hiểm trở, xa trung tâm.
Gv: Em hãy trình bày một vài nét về Nguyễn Chích?
Hs: Dựa vào sgk tr 87.
Gv: Khi tiến vào Nghệ An nghĩa quân đã đạt được kết quả gì?
Hs: Trả lời theo sgk.
Gv tường thuật trên lược đồ
Gv: Qua trên em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Hs: Thảo luận (6 nhóm)
- Kế hoạch phù hợp, nên trong một thời gian ngắn đã thu được thắng lợi.
- Giúp cho nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở đương phát triển cho nghĩa quân
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.
- Nghĩa quân liên tục giành được thắng lợi lớn, giải phóng vùng đất từ Nghệ An đến Thanh Hoá.
* Hoạt động 2:2. Giải phóng Tân Bình Thuận Hoá (1425):10’
- Mục tiêu: Từ thế bị động chuyển sang thế chủ động, tranh thủ thời cơ mở rộng vùng giải phóng.
- Tổ cức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Sau khi ta giải phóng Diễn Châu, Thanh Hoá địch găp phải khó khăn gì?
Hs: Bị chia cắt cô lập, mất liên lạc với trung tâm.
Gv; chủ trương đối phó của ta?
Hs: Tránh chổ mạnh đánh chổ yếu gấp rút tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá
Gv: Quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá diễn ra ntn?
Gv tường thuật trên lược đồ.
- 8/1425, tiến vào TB, TH và giải phóng vùng đất này.
- Từ tháng 10 đến 8/1425 nghĩa quân đã giải phóng vùng đất từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
* Hoạt động 3:3. Tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động (1426): 15’
- Mục tiêu: Nhiệm vụ của ba đạo quân Lam sơn tiến quân ra Bắc và mở rộng vùng giải phóng.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Cho hs thảo luận quá trình tiến quân ra Bắc của nghĩa quân -> lên chỉ trên lược đồ.
Gv dùng lược đồ trình bày các cuộc tiến quân
Gv: Nhiệm vụ của các đạo quân khi tiến ra Bắc?
Hs: Bao vây đồn đich, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền.
Gv đưa ra một số dẫn chúng nói về sự ủng hộ của nhân dân
Gv: kể tên những tấm gương yêu nước?
Hs: Bà hàng họ Lương, cô gái làng Đào Đặng.
Gv: Em có suy nghĩ gì về gương chiến đấu này?
Hs: Thể hiện tinh thần giết giặc cứu nước của nhân dân ta.
- Tháng 9/ 1426, Lê Lợi chia quân làm ba đạo tiến ra bắc.
- Kq: quân ta giành thắng lợi, đich cố thủ ở thành Đông Quan.
4. Củng cố: 7’
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 - 1426?
? Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong gia đoạn này?
5. Hướng dẫn - dặn dò.2’
* Bài cũ:
 - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- làm các bài tập ở sách bài tập 
* Bài mới:
- Soạn trước mục III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
? Trình bày diễn biến trận Tốt động - Chúc Động?
? Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang.
6. Rút kinh nghiệm.
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418 - 1427)
 Ngày soạn: 30/1/2010
 Ngày dạy : 03/1/2010
 TIẾT 39 : 
III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (1426 - 1427)t2
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu 
- Giai đoạn cuối cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua chiến thắng Tốt Động - Chúc Đông, Chi Lăng - Xương Giang
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng lược đồ, tường thuật diễn biến.
3. Thái độ: Giáo dục cho hs lòng yêu nước tự hào dân tộc.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Đông.
- Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 
2. Học sinh: - Học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn đinh tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bìa cũ: 4’
? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn 1424 - 1425?
3. Bài mới: 
* Đặt vấn đề: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau nhiều năm chiến dấu gian khổ, trãi qua bao nhiêu thử thách. Giai đoạn 1426 - 1427 là thời kì toàn thắng, diễn ra ntn chúng ta qua tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
* Hoạt động 1: 1. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Đông: 10’
- Mục tiêu: Trình bày được chiến thắng Tốt Động và Chúc Động trên bản đồ, năm được nét chính diễn biến.
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Gv : Tháng 10/1426, dịch tăng thêm viện binh lên 10 vạn, sau khi tăng viện binh nhà Minh có âm mưu gì mới?
Hs: Âm mưu muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động, Vương Thông liền mở cuộc phản công đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ. (Chương Mỹ - Hà Tây)
Gv: Biết được âm mưu của địch ta có chủ trương đối phó ntn?
Hs: Ta bố trí đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Đông
Gv giới thiệu về Tốt Động - Chúc Đông
Gv trình bày diễn biến trên lược đồ
Gọi hs lên trình bày lại.
Gv: Với thắng lợi trên, chiến thắng Tốt Động - Chúc Đông có ý nghĩa ntn?
Hs: Đập tan kế hoạch của địch, ta giữ thế chủ động.
Gv: Sau thất bại trận Tốt Động - Chúc Đông địch có âm mưu gì mới.
- Ngày 7/11/1426, địch tấn công.
- Ta diệt 5 vạn tên bắt sống 1 vạn.
=> Đập tan kế hoạch của địch, ta giữ thế chủ động.
* Hoạt động 2: 2. Trận Chi Lăng- Xương Giang 10/1427. 15’
- Mục tiêu: Trình bày được chiến thắng Tốt Động và Chúc Động trên bản đồ, năm được nét chính diễn biến.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv gọi hs đọc 1 đoạn về lực lượng địch.
Gv: qua đoạn bạn vừa đọc em thấy số lượng lần này so với lần trước ntn ? 
Hs: đông gâp 3 lần, do hai tướng sừng sỏ lãnh đạo
Gv: Qua việc tăng thêm viện binh, tướng giỏi chứng tỏ điều gì?
Hs: Chứng tỏ nhà Minh không từ bỏ âm mưu xâm chiếm Đại Việt.
Gv: Trước tình hình đó, bộ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có chủ trương đối phó ntn?
Hs: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng, để một lực lượng nhỏ vây thành Đông Quan.
Gv: Vì sao ta tập trung quân tiêu diệt quân Liễu Thăng mà không tập trung lực lượng giải phóng thành Đông Quan.
Hs: Nếu ta tập trung lực lượng giải phóng thành đông quan thì quân Liễu Thăng kéo đế hỗ trợ ta sẽ găp nhiều khó khăn.
Gv: Tại sao ta chọn ải Chi Lăng làm nơi quyết chiến với địch?
Hs: có vị trí thuận lợi, hiểm yếu, 
Gv trình bày diễn biến trên lược đồ Trận Chi Lăng- Xương Giang.
Gv gọi hs lên trình bày lại diễn biến.
Gv: Qua trận đánh Chi Lăng- Xương Giang em hãy nêu cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn?
Hs: - Chi Lăng - mai phục.
- Xương Giang - tập trung lực lượng.
- Mộc Thạnh - uy hiếp tinh thần.
Gv: Sau khi nge tinh hai đạo quân bị bại trận thái độ của Vương Thông ở Đông Quan ntn?
Hs: Khiếp đảm vội vàng xin hoà, được Lê Lợi chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan.
Gv: Em có nhận xét gì về cách kết thúc chiến tranh của Lê lợi?
Hs: Thể hiện tính nhân đạo của người dân Đại Việt đồng thời đó củng là sách lược đảm bảo mối hoà hiếu sau chiến tranh.
a. Trận Chi Lăng:
- Tháng 10/1427, quân Liễu Thăng tiến vào nước ta.
- Ta: diệt trên 1 vạn tên, Liễu Thăng bỏ mạng.
b. Trận Xương Giang:
- Ngày 3/11/1427 ta diệt 5 vạn tên địch.
c. Hội thề Đông Quan:
- Ngày 10/12/1427: Thoả thuận việc rút quân kết thúc chiến tranh.
*Hoạt động: 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử: 10’
- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lại giành được thắng lợi?
Hs: Thảo luận (6 nhóm)
->
Gv phân tích từng nguyên nhân một
Gv: Ý nghĩa của cuộc k/n Lam Sơn?
a. Nguyên nhân:
- Sự ủng hộ của toàn dân.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu.
b. Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược, kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh.
- Giành lại nền độc lập cho dân tộc.
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo của nhân dân ta.
4. Củng cố: 4’
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Trình bày diễn biến trận Chi Lăng-Xương Giang qua lược đồ?
? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc k/n Lam Sơn?
5. Hướng dẫn - dặn dò. 1’
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Làm các bài tập ở sách bài tập.
- Soạn trước bài mới vào vở soạn và trả lời các câu hởi sau:
? Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
? Tìm hiểu nội dung bộ luật Hồng Đức
6. Rút kinh nghiệm.
.

File đính kèm:

  • doctiet 38+39 su 7.doc