Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức :

- Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa của chúng.

- Trình bày được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

2. Tư tưởng :

- HS thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Thông qua đó, mỗi HS thấy được trách nhiệm của mình phải biết trân trọng những tài nguyên quý giá của đất nước.

- HS thấy được việc mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.

3. Kỹ năng :

- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.

- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: Bản đồ thế giới.

 Tranh ảnh về những nhà phát kiến địa lý, tàu thuyền.

 Sưu tầm các câu chuyện về những cuộc phát kiến địa lý.

2. HS : Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 NS: 27/08/2012
Tiết 2 NG: 29/08/2012
Bài 2 : 
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH 
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức :
- Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa của chúng.
- Trình bày được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Tư tưởng :
- HS thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Thông qua đó, mỗi HS thấy được trách nhiệm của mình phải biết trân trọng những tài nguyên quý giá của đất nước.
- HS thấy được việc mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu. 
Kỹ năng :
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.
- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Bản đồ thế giới.
 Tranh ảnh về những nhà phát kiến địa lý, tàu thuyền.
 Sưu tầm các câu chuyện về những cuộc phát kiến địa lý.
2. HS : Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ:
- XHPK ở châu Âu hình thành như thế nào?
- Vì sao thành thị trung đại lại xuất hiện? Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thành thị?
Giới thiệu bài:
Bước vào thế kỉ XV, nền kinh tế hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí làm cho giai cấp tư sản châu Âu ngày càng giàu lên. Một quan hệ sản xuất TBCN nhanh chóng ra đời. Để thấy được quan hệ sản xuất TBCN hình thành như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng.
GV giải thích khái niệm “phát kiến địa lí”.
GV tồ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút) theo nội dung sau:
N 1 : Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lí ? Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện nhờ những điều kiện nào?
HS: - Do các thương nhân cần nguyên liệu và thị trường.
-ĐK: khoa học kĩ thuật phát triển (đóng tàu lớn và có la bàn)
GV hướng dẫn HS quan sát hình 3 – SGK/6 và nhận xét về kĩ thuật đóng tàu.
N 2 : Kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn. Trình bày sơ lược hành trình các cuộc phát kiến địa lí đó trên bản đồ Thế giới ?
HS: kể theo thông tin đoạn in nghiêng /6 SGK.
GV cho HS quan sát hình 4 – SGK/6 và mở rộng về Cô-lôm-bô.
N 3 : Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ? Các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa như thế nào?
Các nhóm tiến hành thào luận, trình bày kết quả trước lớp và nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác.
GV chốt, chuyển ý: Các cuộc phát kiến lớn về địa lý là nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu (mục 2).
HĐ 2: Trình bày được sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
GV giảng : Các cuộc phát kiến địa lí đã giúp cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản cũng dần dần hình thành. Đó là quá trình tạo ra vốn ban đầu và những người làm thuê.
H : Quý tộc và thương nhân châu Âu đã tích luỹ vốn và giải quyết nhân công bằng cách nào?
HS: + Cướp bóc của cải, tài nguyên từ thuộc địa .
 + Buôn bán nô lệ da đen.
 + Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa à không có việc làm à làm thuê.
H: Tại sao quý tộc không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động?
HS: vì sử dụng nô lệ da đen sẽ thu lợi nhiều hơn (làm nhiều việc, nhất là khuân vác mà trả lương thấp).
CH : Với nguồn vốn và nhân công có được, quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì?
HS: - Lập xưởng sản xuất quy mô lớn.
 - Lập các công ty thương mại.
 - Lập các đồn điền rộng lớn.
CH : Những việc làm đó tác động gì đối với kinh tế ?
HS : Hình thức kinh doanh TB ra đời (thay thế chế độ tự cung tự cấp) – đặc trưng là các công trường thủ công.
GV giải thích “công trường thủ công”.
H : Những việc làm đó tác động gì đối với xã hội ? 
HS: hình thành những giai cấp mới: tư sản và vô sản.
H: Giai cấp tư sản và vô sản hình thành từ những tầng lớp nào trong XHPK châu Âu ?
HS: giai cấp tư sản: quý tộc, thương nhân, chủ đồn điền.
- Giai cấp vô sản: những người làm thuê bị bóc lột thậm tệ.
H : Về chính trị, xã hội châu Âu tồn tại những mâu thuẫn nào ?
HS trao đổi nhóm 2 phút.
HS khác bổ sung. GV nhận xét, chốt lại:
- Giai cấp tư sản > căm thù chế độ PK và chống PK.
- Giai cấp VS > đi theo giai cấp TƯ SảN chống lại “kẻ thù của kẻ thù mình”.
GV kết luận : Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
a. Nguyên nhân: 
Do nhu cầu phát triển sản xuất.
b. Điều kiện : 
Khoa học – kĩ thuật tiến bộ.
c. Các cuộc phát kiến lớn:
+ 1487: Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
+ 1498 : Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ.
+ 1492 : Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
+1519-1522: Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.
d. Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+ Đem lại nguồn lợi lớn cho giai cấp tư sản châu Âu.
2. Sự hình thành CNTB ở châu Âu
- Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ hình thành: Tạo vốn và người làm thuê.
* Hậu quả : 
- Về kinh tế : công trường thủ công ra đời.
- Về xã hội: các giai cấp mới hình thành: tư sản và vô sản.
- Về chính trị: 
+ Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến à đấu tranh chống phong kiến.
è Quan hệ sản xuất tư bản hình thành.
Củng cố: GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm bài tập sau: 
BT1: Hãy nối các ô với nhau theo hàng ngang cho phù hợp với nội dung bài đã học:
Năm
Nhân vật
Sự kiện
Đáp án
a. 1498
A. Đi-a-xơ
1. được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
a-
b.1492
B. Va-xcô đơ Ga-ma
2. người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.
b-
c. 1487
C. Cô-lôm-bô
3. người đã cập bến Ca=li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
c-.
d. 1495
D. Ma-gien-lan
4. người đia qua điểm cực Nam châu Phi.
d-.
e. từ năm 1519 đến 1522
E. A-me-ri-gô
e-.
BT2: Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý là:
do nhu cầu cần tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
do sự phát triển mạnh của ngành đóng tàu biển.
do dân số tăng quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm vùng đất mới.
do nhu cầu khám phá, du lịch.
Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý diễn ra từ:
thế kỉ XI.
thế kỉ XIV.
thế kỉ XV.
thế kỉ XVI.
Câu 3: Hai giai cấp mới hình thành trong xã hội phong kiến châu Âu thế kỉ XV- XVI là:
A. địa chủ và nông dân. 
B. lãnh chúa và nông nô. 
C. tư sản và vô sản.
D. công nhân và nông dân
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài 2.
- Chuẩn bị bài 3 “Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu” theo nội dung câu hỏi SGK.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSu 7 tiet 2.doc
Giáo án liên quan