Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16, Tiết 30: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Nguyễn Thị Kim Viền

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

-Học sinh hiểu được sự suy yếu của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước

-Hiểu được tình hình kinh tế, xã hội xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì.

1.2. Kĩ năng:

-Phân tích, đánh giá, nhận xét về các sự kiên lịch sử.

 1.3. Thái độ:

-Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.

-Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

2.TRỌNG TÂM:

- Tình hình kinh tế.

- Tình hình xã hội.

3. CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên: Lược đồ “Khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV”.

3.2.Học sinh: Đọc SGK Tình hình kinh tế – xã hội nước ta nửa sau thế kỉ XIV?

 Dựa trên lược đồ kể tên, thời gian các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỉ XIV?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16, Tiết 30: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Nguyễn Thị Kim Viền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 -SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
Tiết :30
Tuần:15
Ngày dạy:2-12-2010
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Học sinh hiểu được sự suy yếu của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước
-Hiểu được tình hình kinh tế, xã hội xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì.
1.2. Kĩ năng:
-Phân tích, đánh giá, nhận xét về các sự kiên lịch sử.
 1.3. Thái độ:
-Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.
-Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
2.TRỌNG TÂM:
Tình hình kinh tế.
Tình hình xã hội.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Lược đồ “Khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV”. 
3.2.Học sinh: Đọc SGK Tình hình kinh tế – xã hội nước ta nửa sau thế kỉ XIV?
 Dựa trên lược đồ kể tên, thời gian các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỉ XIV?
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1..,7A2,7A3.,7A4.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
Tín ngưỡng cổ truyền: Được duy trì và phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên,
các anh hùng dân tộc
 - Đạo Phật phát triển không bằng thời Lý.
 - Nho giáo phát triển, địa vị ngày càng cao và được trọng dụng.
 -Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, 
 các trò chơivẫn duy trì, phát triển.
Câu 2:Vì sao vào cuối thế kỉ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
A. Do nông dân bị bóc lột năng nề.*
B. Do thiên tai, mất mùa.
C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị.*
D.Do tranh giành quyền lợi giữa các phe phái trong triều.
4.3 Bài mới: Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, tình hình kinh tế xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ cho sự phát triển đất nước. Nhưng đến thế kỉ XIV nhà Trần suy sụp nghiêm trọng, tạo tiền đề cho một triều đại mới lên thay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1:
-Mục tiêu : Biết được tình hình kinh tế thời Trần:
Giáo viên giảng: Đầu thế kỉ XIV, nền kinh tế phát triển trở lại, xã hội tương đối ổn định. Để bù lại trong chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn, các vương hầu tìm mọi cách gia tăng tài sản của mình"vua ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
Học sinh thảo luận 4 nhóm.Sơ đồ tư duy
Nguyên nhân nào dến kinh tế nước ta nửa cuối thế kỷ XIV bị suy sụp?
- Các nhóm nhận xét GV chốt ý
Nhóm 1,2
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đên sản xuất nông nghiệp,đê điều.
Các công trình không chăm lo tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa.
Nông dân phải bán ruộng thậm chí cả vợ con cho quý tộc địa chủ.
Quý tộc địa chủ cướp ruộng đất công làng xã 
Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm nộp ba quan tiền thuế đinh.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK T 74, và cho biết tình cảnh người nông thời bấy giờ như thế nào?
HS:Đồng ruộng khô hạn, nông dân cực khổ,quan lại còn đua nhau bóc lột, vơ vét của cải của dân khiến tài sản của nhân dân cạn kiệt
Giáo viên: Vua bắt dân đào hồ lớn, chở nước mặn từ biển đổ vào nuôi hải sản và đọc câu nói của Trần Khánh Dư trong SGK.
GV:Quý tộc chiếm nhiều ruộng đất bóc lột dân chúng nhất là nông nô, nô tì, dân nghèo sống khổ cực,căm giận giai cấp thống trị. 
*Hoạt động 2:
-Mục tiêu : Biết được tình hình xã hội thời Trần, trình bày trên lược đồ những cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV.
?Trước tình hình kinh tế và đời sống của người dân như vậy, vua quan nhà Trần đã làm gì?
HS: Vua, quan, quý tộc, địa chủ ăn chơi sa hoa, xây dựng nhiều dinh thự chùa chiền...
-Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước...
 -Học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK / T74,
?Ai là người đã dâng sớ lên vua đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
Học sinh: Chu Văn An dâng sớ đề nghị chém 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe, ông đã từ quan.
?Em cho biết vài nét về tiểu sử Ông Chu Văn An?
 -G v chiếu hình Thầy Chu Văn An.
?Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Ông Chu Văn An?(Liên hệ thực tế)
? Việc làm của Chu Văn An chứng tỏ điều gì?
Học sinh: là vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
GV:Nhà Trần ngày càng suy sụp, 1369 Trần Dụ Tông mất,Dương Nhật Lễ lên cầm quyền.
HS đọc đoạn in nghiêng SGK/T75
GV:Nhữngviệc làm trên ảnh hưởng đến nhà Trần 
định xóa bỏ nhà Trần thay bằng họ Dương. 
? Đối với nước ngoài nhà Trần đối phó như thế nào.
HS:Triều đình bất lực trước cuộc tấn công Cham-pa yêu sách nhà Minh
 ?Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỉ XIV.
HS:Vua quan nhà Trần vẫn lao vào ăn chơi sa đọa, nhà Trần suy sụy. 
?Đời sống nhân dân ta bấy giờ ra sao.
HS: Bị áp bức bóc lột...
Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
? Dựa vào lược đồ hình 39 em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa cuả Ngô Bệ và Phạm Sư Ôn.
? Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra vào cuối triều Trần đã báo hiệu điều gì?
Học sinh: Đó là những phản ánh mãnh liệt của nhân dân đối với nhà Trần.
Giáo viên:Thành phần tham gia khởi nghĩa nông dân,nông nô, nô tì, có cuộc khởi nghĩa chiếm thành Thăng Long.Điều đó chứng tỏ xã hội thời Trần như thế nào? (đang lâm vào tình trang mất ổn định )
? Nguyên nhân sự mất ổn định đó.
HS:Sự thối nát suy yếu của vương triều Trần.
? Em có nhận xét gì về vương Triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?
HS: Vương Triều Trần đã suy sụy dần và sụp đổ hoàn toàn vào cuối thế kỉ XIV. 
.
GV:Giáo dục tư tưởng các em vai trò của quần chúng.
I. Tình hình kinh tế – xã hội:
1. Tình hình kinh tế:
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đên sản xuất nông nghiệp.
Nhiều năm xảy ra mất mùa.
Nông dân phải bán ruộng thậm chí cả vợ con cho quý tộc địa chủ.
Quý tộc địa chủ cướp ruộng đất công làng xã. 
Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm nộp ba quan tiền thuế đinh.
2. Tình hình xã hội:
-Vua, quan, quý tộc, địa chủ ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự chùa chiền...
-Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước...
-Chu Văn An dâng sớ xin chém đầu 7 tên nịnh nịnh thần, nhưng vua không nghe.
-Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn.
" Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
-Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương ) bị triều đình đàn áp nên thất bại.
-Đầu năm 1390 nhà sư Phạm Sư Ôn
hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy, chiếm Thăng Long ba ngày, khởi nghĩa thất bại.
.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái,đời sống nhân dân sa sút, xã hội rối loạn.Vì sao xảy ra tình trạng đó. Đánh dấu Xvào ô trống em cho là đúng.
Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
Nông dân bị bóc lột năng nề.
Vương hầu quý tộc nhà chùa chiếm nhiều ruộng đất.
Ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều
Chính sách thuế khóa hà khắc.
 Câu 2: Em có nhận xét gì về ương Triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Vương Triều Trần đã suy sụy dần và sụp đổ hoàn toàn vào cuối thế kỉ XIV. 
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Học bài,kết hợp câu hỏi SGK/T 77 làm vở bài tập lịch sử.
-Chuẩn bị bài mới, bài 16 “Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV” (tiếp theo). Phần II: Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
 Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
 Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly?
 Nêu tác dụng và hạn chế của các chính sách cải cách đó?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 Duyeät
 Ngaøy .thaùng. naêm 2010 
 Toå phoù
 Döông Nguyeãn Thu Trang 

File đính kèm:

  • docTiet 30(1).doc
Giáo án liên quan