Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Tình hình kinh tế-xã hội.

+ Tình hình kinh tế.

+ Tình hình xã hội.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

- Hệ thống, thống kê và biết đánh giá một nhân vật lịch sử.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội. Cho nên cần phải thay thế triều đại nhà Trần để đưa đất nươc phát triển.

- Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly; một người yêu nước có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống nông dân, chỉ lao vào con đường ăn chơi sa đọa. Quý tộc, vương hầu, địa chủ ra sức chiếm ruộng đất bóc lột nông dân, nô tì. Do vậy, đời sống của họ rất cực khổ dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và các tầng lớp nông dân, nô tì là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.)
(+ Thành phần tham gia chủ yếu là nông dân, làng xã đói khổ lưu vong, nô tì. Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV, điều đó chứng tỏ xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.)
(+ Tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỉ XIV, suy sụp nghiêm trọng, nông nghiệp bị tiêu điều, xơ xác do lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Nhà nước không còn chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp như trước. Thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng bị sa sút nghiêm trọng.
+ Tình hình xã hội: Vua, quan lại, vương hầu quý tộc lo ăn chơi sa đọa; Mâu thuẫn tranh giành quyền lực lẫn nhau giữa các phe phái trong triều đã làm cho triều đình không ổn định. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và nô tì ngày càng sâu sắc, đã dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Triều đình nhà Trần suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ là không tránh khỏi.)
- Vua, quan lại, vương hầu quý tộc lo ăn chơi sa đọa. 
- Đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân, nô tì do bị áp bức, bóc lột nặng nề.
- Bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình nhà Trần.
- Triều đình nhà Trần suy yếu và sụp đổ là không tránh khỏi.
5P
HOẠT ĐỘNG 3. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
- GV đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận, thời gian trong 5 phút.
Câu hỏi Em có nhận xét gì về vương triều nhà Trần, ở nửa cuối thế kỉ XIV?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
(+ Vương triều nhà Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV, lâm vào tình trạng mất ổn định, do sự thối nát, suy yếu của vương triều, suy sụp dần và supï đổ hoàn toàn, vào cuối thế kỉ XIV, dẫn đến sự thành lập nhà Hồ năm 1400.)
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 1 đến câu số 16, trong quyển “Kiến thức cơ bản Lịch sử 7” – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 60 đến trang 62.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà, của bài 16, phần II, (Tiếp theo) trong SGK, trang 77 đến trang 80; bằng cách tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa và quan sát tranh ảnh, tìm hiểu nội dung kiến thức cơ bản trong bài học.
 - Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
TUẦN 15 NGÀY SOẠN 1-12-2010
TIẾT 30
BÀI 16 (2 tiết – TIẾT 2 )
I.MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
- Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
+ Nhà Hồ thành lập (1400).
+ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
+ Ý nghĩa tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
2/ Kỹ năng 
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Hệ thống, thống kê và biết đánh giá một nhân vật lịch sử.
3/ Thái độ 
Bồi dưỡng cho HS.
- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội. Cho nên cần phải thay thế triều đại nhà Trần để đưa đất nươc phát triển.
- Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly; một người yêu nước có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Tăng cường đọc, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học 
- Quan sát bản đồ, tranh ảnh lịch sử có trong bài học để khai thác các kiến thức cơ bản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 7: Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế-xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
+ Tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỉ XIV, suy sụp nghiêm trọng, nông nghiệp bị tiêu điều, xơ xác do lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Nhà nước không còn chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp như trước. Thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng bị sa sút nghiêm trọng.
+ Tình hình xã hội: Vua, quan lại, vương hầu quý tộc lo ăn chơi sa đọa; Mâu thuẫn tranh giành quyền lực lẫn nhau giữa các phe phái trong triều đã làm cho triều đình không ổn định. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và nô tì ngày càng sâu sắc, đã dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Triều đình nhà Trần suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ là không tránh khỏi.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly? Nhà Hồ thành lập (1400)? Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly? Ý nghĩa tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 34 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
5 P
Tóm tắt mục chính của bài 16; gồm phần I và phần II, học trong 2 tiết. Tiết 1 hôm nay, chúng ta tìm hiểu phần II, của bài 16.
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. NHÀ HỒ THÀNH LẬP (1400).
HOẠT ĐỘNG 1. NHÀ HỒ THÀNH LẬP (1400)?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 77.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi Em hãy tóm tắt vài nét về Hồ Quý Ly?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
- GV bổ sung: Hồ Quý Ly, tự là Lý Nguyên, cháu 4 đời của Hồ Liêm, thuộc dòng dõi Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang (Trung Quốc), một tỉnh ở ven biển Trung Quốc, phía Nam sông Dương Tử, vào thời Đại Ngu, đời Hậu Hán (947-950). Hồ Hưng Dật sang làm Thái thú Diễn Châu, vào đầu thế kỉ X. Hồ Liêm di cư đến Đại Lại – Thanh Hóa, rồi xin làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn, từ đó ông mạng họ Lê. Hồ Quý Ly có 2 người cô, đều là vợ của vua Trần Minh Tông, và là mẹ của 3 vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông). Vì vậy, ông rất được Trần Nghệ Tông tin yêu.
(Trích : Đại cương lịch sử Việt Nam – Tập I, NXB Giáo dục, trang 252)
(-Trong hoàn cảnh nhà Trần suy sụp cực độ, không còn có điều kiện tiếp tục. Xã hội cuối thời Trần khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là khi nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa nền độc lập của dân tộc.)
(- HS xem sách giáo khoa, trả lời.)
- Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy yếu về mọi mặt.
- Năm 1400, nhà Hồ thành lập.
20P
HOẠT ĐỘNG 2. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY?
2. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY. 
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 77 và trang 78.
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi Em hãy nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly về các mặt: Chính trị, kinh tế-tài chính, xã hội, văn hóa-giáo dục và quân sự?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
Câu hỏi Em hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cáh Hồ Quý Ly?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
- GV bổ sung: Chính sách hạn điền: là hạn chế số ruộng đất theo quy định của nhà nước phong kiến. Theo chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly là, quy định: Trừ đại vương và trưởng công chúa thì không bị hạn chế số ruộng đất tối đa, số còn lại không được quá 10 mẫu.
+ Chính sách hạn nô: Hồ Quý Ly ban hành hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. Năm 1401, nhà Hồ quy định theo phẩm cấp, các quan lại, quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định, số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa ra, được nhà nước đền bù 5 quan tiền.
(Trích : Đại cương lịch sử Việt Nam – Tập I, NXB Giáo dục, trang 252)
(-Chính trị: + Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ, bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình. 
+ Đổi một số đơn vị hành cấp trấn, quy định rõ cách làm việc

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 16.doc
Giáo án liên quan