Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14, Tiết 25-26: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII) (Tiếp theo) - Quàng Xuấn

1. MỤC TIÊU :

 a. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Diễn biến cơ bản của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần thứ hai.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sự của cuộc háng chiến.

* Tích hợp môi trường: Cha ông ta đã biết chọn nơi có địa hình địa lợi để bảo toàn lực lượng mở cuộc phản công là .Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương Thường Tín - Hà Tây).

 b. Kỹ năng:

- Rèn thêm kĩ năng sử dụng bản đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

 c. Thái độ:

- Bồi dưỡng học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niểm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quỳen đất nước.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14, Tiết 25-26: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII) (Tiếp theo) - Quàng Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão, điều đó chứng tỏ nhà Trần rất tôn trọngý kiến của các bậc phị lão, thể hiện quyết tân trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh giặc để tiêu diệt kẻ thù.
? Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân và dân nhà trần?
GV Giảng : Hoài văn hầu Trần Quốc Toản có lòng yêu nước sâu sắc, đã đến bến Bình Than nhưng không được dự họp vì tuổi mới 15 Quốc Toản tức giận bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Sau đó về quê, Quốc Toản đã tổ chức đạo quân lớn giương cao lá cờ thêu sau chữ vàng “ phá cường địch bào hoàng ân ”ngày đêm luyện tập sẵn sàng cùng nhân dân đánh giặc.
? Chữ “ sát thát” khắc trên tay các chiến sỹ có ý nghĩa gì?
? Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến?
? Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị đánh giặc NTN?
GV nhấn mạnh: Ông còn soạn hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ
 HS : Đọc mục 3SGK
? Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?
 GV Treo lược đồ về cuộc kháng chiến thứ 2, kết hợp trình bày diễn biến.
? Trước lực lượng địch mạnh như vậy ta đã làm gì?
GV Giảng: Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
? Hành động của địch như thế nào?
? Quân ta đã chiến đấu như thế nào?
? Địch gặp khó khăn gì?
GV giảng:. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng. 
? Ta đã phản công chúng ra sao?
*Tích hợp: Ta biết chọn nơi có vị trí địa lợi như Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương Thường Tín - Hà Tây). Để phản công.
? Cho biết kết quả của cuộc kháng chiến? 
GV Giảng: Quân giặc hoảng loạn bỏ chạy, nhiều tên bị giết, thoát Hoan phải chui vào ống đồng vè nước. Quân giặc là Toa Đô ở Tây Kết cũng bị tiêu diệt, tướng Toa Đô bị chết đầu. Sau hai tháng, quân dân nhà Trần đã đánh bại hơn 50 vạn quân nguyên.
? Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ 2 để lại ý nghĩa gì ?
*Thảo luận nhóm: (3 phút ) 
Hs: - Các nhóm trao đổi
 - Đại diện nhóm trình bày 
 - Các nhóm nhận xét bổ sung
GV Quan sát , nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức.
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Mông – Nguyên
1.Âm mưu xâm lược Cham Pa và Đại Việt của nhà nguyên(20’)
- Năm l279, Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị (năm 1271, Hốt Tất Liệt đã lập ra nhà Nguyên).
Hốt Tất Liệt chủ Trương xâm lược Cham Pa và Đại Việt nhằm mục đích làm cầu nối thôn tính các nứơc phía nam TQ.
- Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham-pa. cố thủ ở phía bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt. Làm bàn đạp tấn công Đại Việt.
Năm 1283 hơn một vạn quân nguyên cùng hơn 300 thuyền chiến do tướng Toa Đô chỉ huy xân lược Cham Pa, chiếm được kinh thành. Quân dân Cham pa đã chiến đấu hết sức anh dũng, cuối cùng quân Nguyên phải rút một bộ phận về cố thủ ở phía bắc để chờ phối hợp đánh Đại Việt.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Nhà Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than (Chí Linh - Hải Dương) và các bô lão họp hội nghị Duyên Hồng( 1285) để bàn cách đánh giặc. 
Đây là hội nghị rất quan trọng để bàn kế hoạch đánh giặc giữa vua và các quan lại
Trần Quốc Toản “bóp nát quả cam”
Mọi người đồng thanh trả lời “ Quyết đánh “
Chữ “ sát thát” khắc trên tay các chiến sỹ
Thể hiện ý trí quyết tâm cao thà chết không chịu mất nước
Cử trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến.
Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu.
3 ) Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến;(20’)
+ Diễn biến : SGK
Cuối tháng l- l285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. 
-Sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương). Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống'', rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). 
Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam tạo thế ''gọng kìm'' hi vọng tiêu diệt chủ lực ta và bắt sống vua Trần.
Quân ta chiến đấu dũng cảm
Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. 
Từ tháng 5 - l285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như : Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương Thường Tín - Hà Tây). 
+ Kết quả. 
- Toa Đô bị chém đầu, đánh tan 50 vạn quân nguyên. Kháng chiến thắng lợi
+ý nghĩa: 
- Nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức độc lập dân tộc
 c. Củng cố- Luyện tập: (3phút ) : 
? Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai?
Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống “
Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược.
Vừa cho quân cản bước tiến của giặc , vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.
 HS trả lời.
 GV khái quát nội dung toàn bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà: (1phút). 
- Học thuộc bài.
 - Tập trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên bản đồ.
 - Đọc và chuẩn bị phần tiếp theo.
 Ngày soạn: 04/11/2011 Ngày dạy: 08/11/2011- Dạy lớp: 7B.
 Ngày dạy:12/11/2011 - Dạy lớp: 7A.7C
 Bài 14. Tiết 26 
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG- NGUYÊN( THẾ KỶ XIII)
(tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
 a. Kiến thức: Học sinh nắm được:
 - Diễn biến cơ bản của cuộc kháng chiến lần thứ ba
 	- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sự của cuộc kháng chiến lần thứ ba ba kháng chiến.
- Tích hợp môi trường: Cha ông ta đã biết chọn nơi có địa hình thuận lợi nơi đây đã làm nên hai chiến thắng vẻ vang đó là sông Bạch Đằng để quyết thắng với kẻ thù. 
 b. Kỹ năng: 
- Rèn thêm kĩ năng sử dụng bản đồ để tóm tắt sự kiện lịch sử, kỹ năng vẽ và so sánh.
 c. Thái độ: 
- Có tinh thần yêu nước, lòng căm thù quân xâm lược, tinh thần đoàn kết và tự cường của dân tộc.
2. CHUẨN BỊ: 
 a. Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ lần 3
 b. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi, bút, vở bài tập
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
 a. Kiểm tra bài cũ: (3phút).
? Hãy cho biết âm mưu xâm lược Chăm – Pa của nhà nguyên?
- Trả lời: - Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham-pa. cố thủ ở phía bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt. Làm bàn đạp tấn công Đại Việt.( 8 điểm)
* Giới thiệu bài mới:
Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên 
 ( 1287- 1288) của quân Dân nhà Trần diễn ra ntn ta sang tiết 26,
b. Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hs: Đọc nội dung phần 1 SGK
? Hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên đã làm gì?
GV Giảng: vua Nguyên khi nghe tin con trai là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng về nước, đã quyết tâm xâm lược nước ta lần thứ ba. Lần này nhà nguyên rất thận trọng, chuẩn bị chu đáo.
Cho HS đọc phần in nghiêng SGK.
? Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt một cách chu đáo?
GV giảng: Mặc dù chuẩn bị rất chu đáo, nhưng chúng đã bắt đầu run sự. Vua Nguyên Hốt Tất Liệt đã phải dặn con:
 “ không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường ”
? Trước nguy cơ đó vua tôi nhà Trần đã làm gì?
? Quân Nguyên xâm lược vào thời gian nào?
? Chúng tiến vào nước ta theo những đường nào?
? Sau khi chiếm được Van Kiếp( đầu năm 1288 ) quân Nguyên có âm mưu và chủ trương gì? 
? Trước tình hình của giặc ta đã làm gì ?
GV: Điều gì sẽ sảy ra chúng ta chuyển sang phần 2. ốt
HS: Đọc phần 2 SGK
GV: Treo lược đồ giới thiệu về trận chiến tại Vân Đồn.
GV Trình bày diễn biến trên lược đồ.
? Ô Mã Nhi được giao bảo vệ đoàn thuyền lương, nhưng tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan?
? Đoán biết được tình hình đó ta đã làm gì?
GV Giảng: Trần Khánh Dư là một viên tướng có tài, sau thất bại ở Vân Đồn, ông đã chịu tội với vua trần. Ông xin nhà vua cho lập công chuộc tội. Vì vậy khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi kéo quân đến Vạn kiếp, ông không nản chí chờ bằng được thuyền lương của Trương Văn Hổ.
? Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đi qua trận chiến diễn ra NTN?
? Kết quả?
? Trận Vân Đồn thắng lợi có ý nghĩa gì?
Hs: Đọc nội dung SGK
? Sau trận Vân Đồn tình thế quân Nguyên như thế nào?
? Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương đến. Thoát Hoan đã làm gì?
? Nhân dân thăng Long đã có những chiến thuật gì?
? Trước tình hình đó quân Nguyên đã gặp khó khăn gì?
GV giảng: Thoát Hoan điên cuồng cho quân đánh các căn cứ của nhà Trần, đuổi bắt hai vua Trần. Binh lính tàn phá cướp bóc lương thực của dân. Cho khai quật lăng mộ họ Trần. Quân lính đi đến đâu nhân dân rất căm ghét đuổi đánh
? Trước những khó khăn đó Thoát Hoan đã làm gì?
? Nắm được điểm yếu của địch vua tôi nhà Trần đã làm gì?
GV Giảng: Vua tôi nhà Trầnquyết định mở cuộc tấn công và mai phục trên sông Bạch Đằng.
*Tích hợp: ? Dựa vào đâu mà Trần Quốc Tuấn đã chon sông Bạch Đằng làm nơi mai phục?
? Tại khúc sông này Trần quốc Tuấn đã bố trí NTN?
? Cuộc chiến đấu diễn ra NTN?
GV Kết hợp trình bày diễn biến về trận chiến tại sông Bạch Đằng năm 1288 bằng lược đồ.
GV Giảng: Ngày 9/4/1288 đoàn thuyền Ô Mã Nhi có kị binh hộ tống rút về theo sông Bạch Đằng, bấy giờ nước triều dâng cao che lấp các cọc trên sông, một số thuyền nhẹ của quân nhà Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc cho đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục. Đợi đến lúc nước thuỷ triều xuống, từ hai bên bờ, quân ta đổ ra đánh, giặc bị đánh bất ngờ hốt hoảng tranh nhau tháo chạy, nhiều thuyền bị vỡ và bị đắm. giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào giặc 
 ? Kết quả của cuộc kháng chiến? 
? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 3 để lại ý nghĩa gì ?
? Nhận xét cách đánh của quân ta trên sông Bạch Đằng?
III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên 
 ( 1287- 1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
-Vua Nguyên quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
-Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật bản, tập trung hàng chục vạn quân, hàng trăm thuyền chiến, thuyền lương và hàng chục vạn thạch thóc.
-Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị, tăng cường quân ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
Diễn biến:
- Cuối tháng 12/ 1287 quân Nguyên tiến vào nước ta.
 - Theo 2 đường: Thuỷ Bộ
Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp.

File đính kèm:

  • docTIẾT25,26.doc