Giáo án Lịch sử 6 - Tưởng Thị Vĩnh Hòa
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:giúp HS hiểu lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học lịch sử là cần thiết.
2/Tư tưởng: bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3/ Kĩ năng: bước đầu giúp cho học sinh có kỉ năng liên hệ thực tế và quan sát.
II/ Chuẩn bị bài giảng:
*GV:- Tranh ảnh, tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu thảo luận.
*HS: nghiên cứu bài học,chuẩn bị tư liệu
II/ Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Ổn định tổ chức: nắm sơ lược tình hình lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: phổ biến một số yêu cầu học bộ môn lịch sử.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nói sơ qua về chương trình bộ môn của năm học mới. khẳng định: để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể, các em phải hiểu lịch sử là gì
rị vĩnh viễn nước ta. 3.Củng cố, luyện tập: *Sắp xếp theo thứ tự những nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo em sắp xếp nào là đúng. A, Mê Linh → Hát Môn → Chu Diên □ B, Hát Môn → Long Biên → Cổ Loa □ C, Mê Linh → Cổ Loa → Long Biên □ D, Hát Môn→ Mê Linh →Cổ Loa → Luy Lâu □ 4 Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài sau (soạn bài 18) IV. RÚT KINH NGHIỆM ... .. Kiểm tra giáo án đầu tuần TTCM: Lê Thị Thanh ............................................................................................................. Ngày soạn: 14/ 01/2011 Ngày giảng : 18/01/2011 Tiết : 20 BÀI 18 : TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức HS nắm được các ý sau: - Sau khi khởi nghĩa thắng lợi , Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, đó là những việc làm thiết thực tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. - Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (năm 42-43) 2. Tư tưởng: HS hiểu rõ tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của dân tộc, ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng. 3. Kĩ năng: rèn luyện kỉ năng đọc bản đồ lịch sử, bước đầu làm quen với kể chuyện. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, tranh dân gian về cuộc kháng chiến, đền thờ Hai Bà Trưng. 2. Học sinh: tập trình bày diễn biến bằng lược đồ III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: ? Nước Âu Lạc và nhân dân dưới thời thộc Hán có gì thay đổi? ? Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1: HS đọc mục I SGK/50 ? Sau khi đánh đuổi quân đông Hán Hai Bà Trưng đã làm gì? (Trưng Trắc được suy tôn làm vua,) HS suy nghĩ dựa vào SGK trả lời câu hỏi GV nhận xét và bổ sung GV: Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của việc này → nước ta thoát khỏi sự lệ thuộc. những việc làm này rất thiết thực, đem lại quyền lợi cho nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chiến đấu chống xâm lược. ? Được tin cuộc khởi nghĩa Hai BÀ Trưng thắng lợi, vua HÁn đã làm gì (rất tức giận hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc chuẩn bị lực lượng chuẩn bị sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.) GV giải thích thêm: Sở dĩ vua HÁn chưa rs lệnh cho quân sang đàn áp ngya cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vì họ lo đối phó với phong trào khởi ngiã nông dân Trung Quốc ở phía Tây và phía Bắc. * Hoạt động 2 GV: Mô tả lực lượng, đường tiến quân của nhà Hán sang xâm lược nước ta. Năm 42 Mã Viện. quân ta ở Hợp Phố anh dũng chống trả rồi rút lui. GV: giải thích rõ Hợp Phố ( thuộc Quảng Châu Trung Quốc ngày nay) là một quận thuộc Châu Giao. ? Tại sao Mã Viện được chọn làm người chỉ huy? (tướng tài, có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở phương Nam) GV: Tường thuật tiếp cuộc tấn công xâm lược của quân Hán và cuộc kháng chiến của nhân dân ta. HS trình bày tóm tắt diển biến. - GV: Giảng thêm về sự hy sinh anh dũng của cuả Hai Bà Trưng → “ Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo, chị em thất thế phải liều với sông” ? Sau khi Hai Bà Trưng đã hi sinh , cuộc kháng chiến của nhân dân ta như thế nào?( vẩn tiếp tục đến tháng 11-43) GV: Giới thiệu tranh đền thờ của Hai Bà Trưng ? Nhân dân ta lập đền thờ của Hai Bà trên nhiều nơi ở nước ta nhằm mục đích gì? (tỏ lòng kính trọng và biết ơn) -GV: cả nước ta có khoảng 200 đền thờ của Hai Bà ở khắp nơi. I/ Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? - Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh -Phong chức tước cho những người có công - Lập lại chính quyền mới. - Xá thuế cho nhân dân. - Bải bỏ các chế độ lao dịch nặng nề của chính quyền cũ II/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. - Năm 42 Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tấn công ta ở Hợp Phố. - Sau khi chiếm được Hợp Phố Mã Viện chia quân làm hai hướng tiến vào nước ta. - Quân của Bà Trưng nghênh chiến ở Lãng Bạc sau đó lui về Cổ Loa, Mê Linh - Tháng 3-43 (6/2 âmlịch) Hai Bà đã hi sinh ở Cấm Khê. 3. Củng cố, luyện tập: - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán diển ra như thế nào? Có ý nghĩa gì? - Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng để làm gì? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ và chuẩn bị bài sau (soạn bài 19 “ Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế”) - Làm bài tập trong SGK và vở bài tập lịch sử IV. RÚT KINH NGHIỆM ... .. Kiểm tra giáo án đầu tuần TTCM: Lê Thị Thanh Ngày soạn: 22/ 01/2011 Tiết : 21 BÀI 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ VI ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm được các ý sau: - Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến Trưng Vương, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp thâm độc, nhằm biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, thực hiện chính sách “đồng hoá” triệt để trên mọi phương diện. - Chính sách cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm xoá bỏ sự tồn tại của nước ta, dân tộc ta. 2. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống áp bức, đô hộ để bảo vệ cội nguồn, phong tục tập quán của dân tộc. 3. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời kì Bắc thuộc. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Lược đồ nước Âu Lạc TK I – TK III. Học sinh: chuẩn bị bài, nghiên cứu các câu hỏi trong SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42-43 của nhân dân ta? ? Vì sao nhân dân ta lập đền thờ của Hai Bà Trưng và các vị tướng trên khắp đất nước ta? A. Đó là những nơi đã từng diển ra những trận đánh ác liệt. B. Chứng tỏ lòng biết ơn, trân trọng công lao to lớn của Hai Bà và những người có công đối với đất nước. C. Để đánh dấu nơi hi sinh của Hai Bà và các vị tướng. D. Tất cả các ý trên. 2. Bài mới a. Hoạt động giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán(42- 43) do lực lượng quá chênh lệch, mặc dù nhân dân ta chiến đấu rất anh dũng, kiên cường... nhưng cuối cùng đã bị thất bại, đất nước ta lại bị phong kiến phương Bắc thống trị. Chúng thực hiện chính sách cai trị tàn bạo như thế nào? Đời sống nhân dân dân ta ra sao? Đó là nội dung cac em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Các hoạt động dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1 - GV: Dùng lược đồ Âu Lạc để giới thiệu cho HS nắm được các vùng đất thuộc Châu Giao ? Châu Giao gồm mấy quận?( 9 quận: 6 quận của Trung Quốc và 3 quận của Âu Lạc) ? Miền đất của Âu Lạc trước đây gồm những quận nào?(3 quận ...) ? Đầu TK III chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi?(tách Châu Giao...) ? Chính sách cai trị của Nhà Hán sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng như thế nào?( đưa người Hán sang trực tiếp làm huyện lệnh...) ? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?(thắt chặt hơn nữa ách đô hộ đối với nhân dân ta.) GV: giảng thêm về chính sách cai trị: bọn quan lại tham lam vơ vét... N thảo luận: tại sao nhà Hán đánh đánh nặng vào thuế muối, thuế sắt(đánh thuế muối sẽ bóc lột được nhiều hơn, đánh thuế sắt sẽ hạn chế được các cuộc nổi dậy của nhân dân ...) - HS đọc đoạn in nghiêng để hiểu rõ hơn về sự bóc lột của nhà Hán. ? Ngoài việc bóc lột phong kiến Trung Quốc còn thực hiện chính sách gì? ? Vì sao chúng muốn đồng hoá dân ta? ( biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc) * Hoạt động 2 HS: đọc SGK ? Em có nhận xét gì về hiện vật thời này đã tìm được trong các mộ cổ, di chỉ? (chủ yếu bằng sắt với nhiều thể loại khác nhau, chứng tỏ nghề sắt phát triển) ? Vì sao nhà hán nắm độc quyền về sắt ( hạn chế sự phát triển kinh tế, ngăn chặn các cuộc nổi dậy của nhân dân ta) ? Nền nông nghiệp Giao Châu như thế nào? (phát triển) ? Những sự kiện nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu phát triển ? Nêu những nghề thủ công phát triển đương thời? (rèn sắt, gốm có tráng men, dệt vải lụa,... ? Những sản phẩm này đạt trình độ ra sao? ? Việc trao đổi buôn bán thời này có gì thay đổi? GV: Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương. I/ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I – TK VI. - TK I Giao Châu gồm 9 quận. - Đầu TK III nhà Ngô tách Giao Châu thành Quảng Châu và Giao Châu(Âu Lạc cũ) - Nhà Hán trực tiếp nắm tới cấp huyện( thắt chặt hơn nữa bộ máy cai trị) - Thực hiện chính sách bóc lột nặng nề. - Tăng cường thực hiện chính sách “đồng hoá” dân tộc. II/ Tình hình kinh tế nước ta từ TK I – TK VI có gì thay đổi. - Nghề sắt phát triển. Nền nông nghiệp Giao châu phát triển: + Dùng lưỡi cày sắt do trâu bò kéo ngày càng phổ biến. + Biết đắp đê phòng chống lụt, cấy hai vụ lúa trong năm. + Trồng nhiều loại cây ăn quả, biết kĩ thuật dùng côn trùng diệt côn trùng. - Các nghề thủ công phát triển. - Việc trao đổi buôn bán khá phát triển. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương. 3. Củng cố, luyện tập: ? Tại sao nói chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc đối với Giao Châu là rất tàn bạo và nham hiểm * Bài tập: sau thất bại của Trưng Vương, chính sách cai trị của nhà Hán có gì thay đổi? A. Biến Âu Lạc thành quận huyện của Trung Quốc. B. Buộc dân ta phải học chữ Hán, theo luật pháp Hán. C.Thay thế các lạc tướng người Việt bằng các huyện lệnh người Hán. D. Tất cả các ý trên đều sai. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ và chuẩn bị bài sau ( soạn bài 20dựa vào các câu hỏi SGK) IV. RÚT KINH NGHIỆM ... .. Kiểm tra giáo án đầu tuần TTCM: Lê Thị Thanh .......................................................................................................... Ngày soạn: 05/02/2011 Tiết: 22 BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I ĐẾN GIỮA THẾ KỈ VI ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Cùng với sự phát triển kinh tế( tuy chậm chạp) xã hội cũng có những chuyển biến sâu sắc. Do chính sách bóc lột của bọn đô hộ, đa số nông dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì. Bọn thống trị cướp đất của dân ta, bắt dân ta cày cấy, chúng giàu lên nhanh chóng và có thế lực (địa chủ Hán). Một số quí tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng(địa chủ Việt)có cuộc sống khá hơn nhưng vẫn bị coi là tầng
File đính kèm:
- giao an Lich su 6day du.doc