Giáo án Lịch sử 6 Trường THCS Mỹ Trung

I/ Mục tiêu bài hoc:

1/ Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn .

2/ Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

3/ T­ t­ëng: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

II/ Chuẩn bị:

1,Thầy : SGK, tranh ảnh , bản đồ treo tường.

2. Trò : Đọc trước bài .

III/ TiÕn tr×nh lªn líp

1. ổn định tổ chức. ( 1’ )

2. Kiểm tra bài cũ

( Kiểm tra sự chuẩn bị s¸ch vë cña HS )

3. Bài mới.

Nªu vấn đề ( 1’) : Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà cần đến một KH. Đó là KH LS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 Trường THCS Mỹ Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện vật phục chế ) hiện vật phục chế này không phải bằng đá mà bằng chất liệu khác được phục chế giống y như hình thù chiếc rìu thô tìm thấy ở núi đọ .
? Em có nhận xét gì về chiếc rìu thô này ?
H. được ghè đẽo qua loa có một đầu gần tròn để cầm , đầu kia nhọn, sắc để chặt 
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta.
( Trên khắp đất nước từ Bắc đến Nam nhưng tập chung chủ yếu ở Bắc bộ và Bắc trung bộ - GV chỉ bản đồ).
Những dấu tích tìm thấy tuy chưa nhiều nhưng có thể cho chúng ta khẳng định rằng : Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
* Hoạt động 2: ( 12’)
. Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Những người tối cổ đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi …Kéo lèng ( lạng sơn)
Có nghĩa là ở những nơi này các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu tích của người tối cổ nhưng có niên đại muộn hơn hàng chục vạn năm so với ở Thẩm Khuyên, Thẩm hai, núi đọ , quan yên…
 Hs: ( đọc SGK từ “ Họ cải tiến dần ”-> hết phần 2)
? Người tối cổ trở thành người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước ta ?
? Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở đâu?
( trả lời theo SGK)
 ( sử dụng lược đồ ) dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở Mái đá ngườm ( thái nguyên ) Sơn Vi ( phú thọ) và nhiều nơi khác thuộc lai châu , sơn la, Bắc Giang , thanh hoá , nghệ An 
- ở Sơn la, Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di chỉ của người tinh khôn ở Mộc Châu, Yên châu,có niên đại cùng thời với các di chỉ ở sơn vi, Hoà Bình.
 ( chuyển ý ) Vậy ở giai đoạn sau phát triển hơn, người tinh khô có gì mới, chúng ta chuyển sang phần 3.
Sử dụng lược đồ 
Công cụ sản xuất được cải tiến hơn nữa với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết người tinh khôn sinh sống …đến 4000 năm 
? Những dấu tích của người tinh khôn nguyên thuỷ được tìm thấy ở những địa phương nào trên đất nước ta ?
. Ở đó người tinh khôn nguyên thuỷ sống cách đây từ 12000 đến 4000 năm.
? Ở những di chỉ này người ta tìm thấy những gì ?
 Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, Bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ gốm…
. (Cho H quan sát hình 21,22,23)
Hình 21: Rìu đá Hoà Bình 
Hình 22: Rìu đá Bắc Sơn 
Hình 23: Rìu đá Hạ Long.
- ( cho H quan sát tiếp hiện vật phục chế : Rìu đá mài một bên Bắc Sơn. )
?. Em hãy cho biết những chiếc rìu đá này có điểm gì tiến bộ hơn những chiếc rìu đá ở hình 19,20 ?
? Theo các em tại sao lại có sự tiến bộ đó ? ( H thảo luận )
 Trong quá trình lao động , con người luôn sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động của mình.
?. Em hãy cho biết giá trị của sự tiến bộ đó là gì ?
. Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống.
?. Vậy theo em, ở giai đoạn phát triển, người tinh khôn có những điểm gì mới ?
 - Xuất hiện kĩ thuật mài đá 
- Ngoài công cụ đá còn có thêm công cụ bằng xương, bằng sừng .
- Họ biết làm đồ gốm và lưỡi cuốc đá.
? Em hiểu câu nói của Bác Hồ như thế nào ?
Người Việt nam phải biết lịch sử Việt nam, biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn “ Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam ”để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ hơn. 
Néi dung ghi nhí
1/Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu 
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho sự sống của người nguyên thuỷ 
- Tìm thấy di tích người tối cổ cách đây 40-30 vạn năm 
+ Răng của người tối cổ ở các hang Thẩm khuyên, thẩm hai ( lạng Sơn )
+ Công cụ đá ghè đẽo ở Núi Đọ, Quan yên ( thanh hoá)Xuân lộc ( Đồng nai) 
- Việt Nam là một trong những quê hương của loài người 
2/ ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào.?
- Khoảng 3-2 vạn năm trước đây, người tối cổ dần trở thành người tinh khôn .
- Dấu tích tìm thấy ở mái Đá ngườm ( Thái nguyên)Sơn Vi ( Phú thọ ) Lai châu, Sơn La, bắc giang, Thanh Hoá, Nghệ An. 
- Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng làm tăng thêm nguồn thức ăn 
3/ Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới.
-Tìm thấy hàng loạt dấu vết người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc sơn (L.Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An) Hạ Long (Q.Ninh) Bàu tró 
( Quảng Bình )
- Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, bằng sừng , lưỡi cuốc đá, đồ gốm .
- Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống.
4/ Củng cố kiểm tra đánh giá: (2’)
? Em hãy chỉ trên lược đồ những địa điểm các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ ?
 5/Bài tập: 
Lập bảng hệ thống các giai đoạn p.triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta. (Theo mẫu)
Các giai đoạn
Thời gian
Địa điểm chính
Công cụ
Người tối cổ
30-> 40 vạn năm
L.Sơn, T.Hoá, Đồng Nai.
Đá ( ghè, đẽo)
Người tinh khôn (G.đoạn đầu)
3 -> 2 vạn năm
Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An.
Đá (ghè, đẽo có hình thù rõ ràng.)
Người tinh khôn (G.đoạn sau)
10 -> 4 nghìn năm
Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình.
Đá mài, xương, sừng, đồ gốm.
Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’)
- Học bài cũ, Nắm vững 3 giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ 
- Đọc trước bài 9 và trả lời câu hỏi SGK.
TuÇn - Tiết 9 Bài 9:ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y:
I/ Mục tiêu bài học:
1/ K.thức: HS hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đỏi mới trong đ/sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn. Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đ/sống tinh thần của họ.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét , so sánh.
3/ Thái độ:Bồi dưỡng cho Hs ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.
 II/ Chuẩn bị:
 1. Thầy: Tranh ảnh, hiện vật phục chế.
 2. Trò : Đọc trước bài.
III/ TiÕn tr×nh lªn líp
 1.ổn định tổ chức.( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nêu các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.(Thời.gian, địa điểm, công cụ)
* Đáp án:
- Giai đoạn người tối cổ: Cách ngày nay 30-40 vạn năm, công cụ đá nghè đẽo thô sơ.Tìm thấy ở núi Đọ, Quan Yên( Thanh Hoá ), Xuân Lộc ( Đồng Nai )
- Giai đoạn người tinh khôn: Cách ngày nay khoáng 3-2 vạn năm. Công cụ chủ yếu kà đá, ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng như rìu bàng đá cuội tìm thấy ở mái đá Ngườm (Sơn Vi )
- Giai đoạn người tinh khôn phát triển: cách ngày nay 12000- 4000 năm công cụ đá được mài sắc: Rìu có vai cùng các công cụ bằng sừng, xương…
.3. Bài mới.
 Ho¹t ®éng d¹y vµ häc
*Hoạt động 1:( 12’)
- GV giảng theo SGK…
? ở các giai đoạn của người nguyên thuỷ công cụ chủ yếu của họ làm bằng gì.
( Bằng đá -> người nguyên thuỷ luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động.)
- GV: ở mỗi giai đoạn càng về sau công cụ càng được cải tiến.
? Em hãy chỉ ra sự cải tiến đó.
( Ghè đẽo thô sơ-> mài mỏng-> sắc hơn-> đẹp hơn.)
- Gv giảng tiếp theo SGK.
- HS quan sát H25 miêu tả và nhận xét.
? Công cụ đồ dùng nào quan trọng nhất
( Công cụ bằng đá mài vát 1 bên, có chuôi tra cán, chày tinh sảo hơn…Đồ gốm là phát minh quan trọng nhất.)
? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng 
đá. (Đất-> nặn-> nung => Chứng tỏ công cụ sản xuất được cải tiến. Đời sống của người nguyên thuỷ được nâng cao hơn…)
? Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hoà Bình, Bắc Sơn là gì.
( Đồ đá tinh sảo hơn.)
? ý nghĩa của việc trồng trọt chăn nuôi.
( Con người tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết, cuộc sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên.)
- GV giảng tiếp theo SGK.
- GVKL: Đến thời Hoà Bình, Bắc Sơn, người nguyên thuỷ biết cải tiến công cụ với nhiều loại, nhiều nguyên liệu khác 
nhau, làm đồ dùng cần thiết, biết chăn nuôi trồng trọt, làm lều lợp bằng cỏ cây.
* Hoạt động 2: ( 11’)
- GV giảng theo SGK. " Từ đầu…..ở một nơi".
?Tại sao chúng ta biết được người bấy giờ đã sinh sống định cư ở một nơi.
(Hang động có lớp vỏ sò dày 3-> 4 m ).
- GV giảng: số người đông hơn có quan hệ với nhau.
- GV lấy dẫn chứng và so sánh với gia đình hiện nay.
- GV ghi bảng theo 2 cột.
Quan hệ nhóm gốc huyết thống
 / \ /
 thị tộc mẹ ->mẫu hệ
- GVKL: Thời Hoà Bình, Bắc Sơn người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm (cùng huyết thống) ở một nơi ổn định, tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ. Đó là thời kỳ thị tộc mẫu hệ.
* Hoạt động 3: ( 11’)
 - GV cho HS quan sát tranh và H 26.
 ? Có những loại hình nào, dùng để làm gì.
( Vòng tai, khuyên tai bằng đá, dùng để trang sức ).
? Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức đó có ý nghĩa gì.
( Cuộc sống vật chất của con người ngày càng ổn định, cuộc sống tinh thần phong phú hơn, họ có nhu cầu làm đẹp…)
- HS quan sát H 27 - miêu tả hình đó nói lên điều gì.
( Mối quan hệ gắn bó mẹ con, anh em => quan hệ thị tộc).
? Việc chôn lưỡi cuốc theo người chết có ý nghĩa gì.
_ GVKL: Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ Hoà Bình, bắc Sơn phong phú hơn.
- GVCC toàn bài: Cuộc sống của người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ long đã khác nhiều nhờ trồng trọt, chăn nuôi, nên cuộc sống ngày càng ổn định, cuộc sống phong phú hơn ( thị tộc mẫu hệ) tốt đẹp hơn. Đây là giai đoạn quan trọng mở đầu cho bước tiếp theo sau vượt qua thời kỳ nguyên thuỷ.
 Néi dung ghi nhí
1/ Đời sống vật chất.
- Người nguyên thuỷ luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động, công cụ chủ yếu bằng đá.
+ Thời Vi Sơn: rìu, ghè đẽo.
+ Thời Hoà Bình, Bắc Sơn: rìu mài, bôn chày.
- Ngoài ra họ còn dùng tre, gỗ, xương, sừng đặc biệt là đồ gốm.
- Họ còn biết trồng trọt như rau, đậu, bầu bí…biết chăn nuôi chó, lợn…
- Họ sống chủ yếu ở hang động, mái đá, làm túp lều lợp cỏ cây
2/ Tổ chức xã hội.
- Người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm ở vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi.
- Quan hệ xã hội được hình thành, những người cùng họ hàng chung sống với nhau, tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ.
3/ Đời sống tinh thần.
- Họ biết làm đồ trang sức vỏ ốc xuyên lỗ, vòng tay, khuyên tai bằng đá, chuỗi hạt bằng đất nung.
- Họ đã có khiếu thẩm mĩ, biết vẽ trên hang đá, những hình mô tả cuộc sống tinh thần.
- Họ có quan niệm tín ngưỡng (chôn công cụ lao động cùng với người chết).
 4. Củng cố kiểm tra đánh giá : ( 2’)
* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau.
Những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của người nguyên t

File đính kèm:

  • docsu 6 ki I chuan.doc