Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 9, Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Lê Thị Phương

1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:

 a. Kiến thức:

 Qua bài giảng HS cần hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kì văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.

 Học sinh hiểu tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.

b. Kĩ năng:

 Bồi dưỡng kĩ năng quan sát tranh ảnh, hiện vật, rút ra những nhận xét, so sánh.

 c. Thái độ:

 Bồi dưỡng cho HS ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.

 2/ CHUẨN BỊ:

 a. GV: Giáo án, tài liệu kênh hình.

 b. HS: Học bài, chuẩn bị bài.

 3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 a. Kiểm tra bài cũ(5')

 * Câu hỏi:

 Nêu những giại đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta? (Thời gian, địa điểm chính, công cụ chủ yếu).

 * Đáp án:

 - Người tối cổ:

 + Khoảng 40-30 vạn năm.

 + Có ở: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ, Quang Yên.

 + Công cụ: Ghè đẽo thô sơ.

 - Người tinh khôn:

 + Khoảng 3-2 vạn năm.

 + Thái Nguyên, Sơn Vi, Lai Châu, Sơn La.

 + Công cụ: Rìu đá, bằng xương, sừng và đồ gốm.

 * Giới thiệu bài:

 Ở tiết trước các em đã tìm hiểu và biết các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ. Vậy đời sống của họ như thế nào cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 9, Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Lê Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Giáo án Lịch sử 6- GV Lê Thị Phương- THCS Sốp Cộp	
	 Ngày soạn: 9/10/2010 Ngày giảng: 6A:.../10/2010
 6B:.../10/2010
 6C:.../10/2010
	Tiết 9 	Bài 9. ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
 TRÊN ĐẤT NƯỚCTA
	1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:
	a. Kiến thức:
	Qua bài giảng HS cần hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kì văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.
	Học sinh hiểu tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
b. Kĩ năng:
	Bồi dưỡng kĩ năng quan sát tranh ảnh, hiện vật, rút ra những nhận xét, so sánh.
	c. Thái độ:
	Bồi dưỡng cho HS ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.	
	2/ CHUẨN BỊ:
	a. GV: Giáo án, tài liệu kênh hình.
	b. HS: Học bài, chuẩn bị bài.
	3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	a. Kiểm tra bài cũ(5')
	* Câu hỏi:
	 Nêu những giại đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta? (Thời gian, địa điểm chính, công cụ chủ yếu).
	* Đáp án:
	- Người tối cổ: 
	+ Khoảng 40-30 vạn năm.
	+ Có ở: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ, Quang Yên...
	+ Công cụ: Ghè đẽo thô sơ.
	- Người tinh khôn:
	+ Khoảng 3-2 vạn năm.
	+ Thái Nguyên, Sơn Vi, Lai Châu, Sơn La...
	+ Công cụ: Rìu đá, bằng xương, sừng và đồ gốm.
	* Giới thiệu bài:
	Ở tiết trước các em đã tìm hiểu và biết các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ. Vậy đời sống của họ như thế nào cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
	b. Bài mới:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Gọi HS đọc mục 1 trang 27 SGK và hướng dẫn các em xem hình 25 SGK. 
GV: Cho HS quan sát bộ hiện vật cổ được phục chế.
Sau đó yêu cầu HS thảo luận cả lớp.
? Trong quá trình sinh sống người nguyên thủy Việt Nam làm gì để nâng cao năng suất lao động?
? Công cụ chủ yếu làm bằng gì?
? Công cụ ban đầu của người Sơn Vi (đồ đá cũ) được chế tác như thế nào?
GV: Đến thời văn hóa hoà Bình - Bắc sơn (đồ đá giữa và đồ đá mới), 
? Người nguyên thủy Việt Nam chế tác công cụ thế nào?
GV sơ kết:
? Việc làm gốm có gì khác so với việc làm công cụ đá?
? Những điểm mới về công cụ và sản xuất của thời Hòa Bình - Bắc Sơn là gì?
? Em cho biết ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi? 
GV sơ kết.:
GV Như vậy điểm mới về công cụ và sản xuất của văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn là:
- Người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ lao động (chế tác đá tinh xảo hơn).
 Năng suất lao động tăng lên.
- Nghề nông nguyên thủy gồm 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Cuộc sống ổn định hơn bớt phụ thuộc vào thiên nhiên.
GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK.
? Người nguyên thủy Hòa Bình - Bắc Sơn sống như thế nào?(so sánh với bài 3)
? Quan hệ xã hội của người Hòa Bình - Bắc Sơn thế nào?( Thế nào là thị tộc mẫu hệ ?)
GV sơ kết:
GV: Giải thích thêm: Chế độ thị tộc mẫu hệ là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, lúc đó vị trí của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội thị tộc) rất quan trọng (kinh tế hái lượm và săn bắt, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào lao động của người phụ nữ).
Trong thị tộc cần có người đứng đầu để lo việc làm ăn, đó là người mẹ lớn tuổi nhất. Cho nên lịch sử gọi đó là thời kì thị tộc mẫu hệ.
? So sánh với thời kì PKVN và thời kì ngày nay?
GV: Hàng năm trôi qua, nhiều thị tộc đã có quan hệ với nhau và sống hoà hợp trên một vùng đất chung.
? Cho biết đây là những loại trang sức gì?& loại hình nghệ thuật nào? 
? Tổ 1: Ngoài lao động sản xuất, người Hòa Bình - Bắc Sơn còn biết làm gì?
? Tổ 2: Đồ trang sức được làm bằng gì?
? Tổ 3: Theo em, sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì?
GV: Yêu cầu HS quan sát H27
? Hình ảnh trong bức vẽ nói lên ý nghĩa gì? Chỉ ra các chi tiết trên từng mặt người đó? Việc khắc hình mặt người có sừng nói lên điều gì?
GV: Những hình khắc trên vách đá ở hang Đồng Nội ( Hoà Bình) tuy đơn giản nhưng cho phép ta suy đoán rằng những cư dân nguyên thuỷ ở đây có tín ngưỡng thờ vật Tổ. Vật tổ của họ có thể là loài động vật ăn cỏ có thể là hươu hoặc trâu bò vì trên mặt người có sừng. Qua đó ta biết thêm một hình thứcc tín ngưỡng của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
? Qua đó em thấy cuộc sống của người nguyên thuỷ như thế nào?
GV: Trên các hang động người ta còn tìm thấy một hai lưỡi cuốc được chôn cất theo.
? Theo em việc chôn công cụ lao động theo người chết nói lên cái gì?
*GV sơ kết:
1. Đời sống vật chất (16')
 HS đọc.
 HS quan sát và thảo luận.
HS: Cải tiến công cụ lao động.
HS: Công cụ làm bằng đá.
HS: Họ chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối để làm rìu.
HS:
- Họ đã biết mài đá, chế tác nhiều loại công cụ khác nhau: rìu mài vát một bên, có chuôi tra cán, chày.
- Họ còn biết dùng tre, gỗ, sừng, xương làm công cụ và những đồ dùng cần thiết.
- Biết làm gốm.
- Từ thời Sơn Vi đến Hòa Bình - Bắc Sơn, người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ lao động. 
- Về sau họ biết làm đồ gốm.
HS: Việc làm gốm chứng tỏ rằng công cụ sản xuất được cải tiến, đời sống người nguyên thủy được nâng cao hơn.
HS:
- Công cụ đồ đá tinh xảo hơn.
Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
- Nguồn thức ăn ngày càng tăng ngoài cây, củ kiếm được, họ còn trồng thêm rau, đậu lúa; biết chăn nuôi: trâu, bò, chó, lợn
HS:
 Chứng tỏ thức ăn của con người ngày càng nhiều.
Cuộc sống ổn định hơn; ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, đỡ đói rét hơn lúc đầu kinh tế nguyên thủy là hái lượm, và săn bắt). Nhưng lúc này họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn có tích trữ.
- Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
-> Cuộc sống tốt hơn.
2. Tổ chức xã hội (10')
HS: Đọc mục 2 &Thảo luận:
HS trả lời :
- Họ sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện.
- Họ định cư lâu dài ở một số nơi (những lớp vỏ sò dày 3 - 4 mét, chứa nhiều công cụ xương thú).
HS:
Quan hệ xã hội được hình thành đó là quan hệ huyết thống cùng chung một dòng máu, có họ hàng với nhau).
Họ sống cùng nhau:
- Tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ.
- Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
- Họ sống thành từng nhóm nhỏ, đinh cư lâu dài ở một số nơi.
- Họ sống theo quan hệ huyết thống.
-> Chế độ thị tộc Mẫu hệ
HS: Thảo luận và phát biểu theo cách hiểu của riêng mình.
3. Đời sống tinh thần( 10')
HS: Thảo luận ( Quan sát H26)
HS: Họ biết làm đồ trang sức.
- Họ biết làm đồ trang sức.
HS:
- Những vỏ ốc được xuyên lỗ;
- Vòng đeo tay bằng đá;
- Vòng đeo tai bằng đá;
- Chuỗi hạt bằng đất nung.
HS:
Cuộc sống vật chất của con người ngày càng ổn định (không đói, rét), cuộc sống tinh thần phong phú hơn.
Họ có nhu cầu làm đẹp.
- Quan hệ thị tộc (mẹ con, anh em ngày càng gắn bó hơn), quan hệ cũng được người xưa ghi lại ở hình 27 SGK.
HS quan sát:
HS: Thảo luận:
Ta thấy có hai mặt người nhìn thẳng, một mặt người nhìn nghiêng
Đều khắc hình chữ y ( Cái sừng), thể hiện hiện tượng nửa người nửa thú, mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo.
- Đề cao tôn giáo, tín ngưỡng.
HS: Phát triển
-> Đời sống tinh thần phong phú, phát triển.
HS: Điều đó chứng tỏ cuộc sống tinh thần của người nguyên thủy Hòa Bình - Bắc Sơn phong phú hơn, họ quan niệm người chết sang thế giới bên kia cũng phải lao động và họ đã có sự phân biệt giàu nghèo.
	c. Củng cố, luyện tập (3')
	* Làm bài tập thực hành: Điền vào phiếu những hoạt động của người nguyên thuỷ ở Bắc Sơn-Hạ long.
Hoạt động sản xuất
Tổ chức xã hội
Đời sống tinh thần
	* HS trình bày kết quả.GV kết luận:
Hoạt động sản xuất
- Biết cải tiến công cụ: công cụ bằng đá mài,gốm.
- Biết chăn nuôi trồng trọt.
Tổ chức xã hội
- Sống định cư ở một nơi cố định
- Tổ chức xã hội :Thị tộc mẫu hệ.
Đời sống tinh thần
- Biết làm và sử dụng đồ trang sức
- Chôn người chết cẩn thận.
	d. Hướng dẫn học ở nhà (1')
	- Về nhà các em học theo những câu hỏi cuối bài.
	- Học các bài từ đầu năm học chuẩn bị tiết 10 kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docSu 6(6).doc
Giáo án liên quan