Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Lê Thị Phương

 1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:

a. Kiến thức.

Học sinh hiểu được:

- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và Nhà nước ra đời.

- Những Nhà nước đầu tiên ra đời ở phương Đông là Ai Cập, Lư¬ỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc (từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN).

- Nền tảng kinh tế: Nông nghiệp.

- Thể chế Nhà nước: Quân chủ chuyên chế.

b. Kĩ năng.

 Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra những nhận xét cần thiết.

c. Thái độ.

 Học sinh cần hiểu được: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp phân biệt giàu nghèo, đó là nhà nước Quân chủ chuyên chế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Lê Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Giáo án Lịch sử 6- GV Lê Thị Phương- THCS Sốp Cộp
Ngày soạn:5/9/2010 Ngày giảng: 6A:.../9/2010
 6B:.../9/2010
 6C:.../9/2010
 Tiết 4	Bài 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
 1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:
a. Kiến thức.
Học sinh hiểu được:
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và Nhà nước ra đời.
- Những Nhà nước đầu tiên ra đời ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc (từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN).
- Nền tảng kinh tế: Nông nghiệp.
- Thể chế Nhà nước: Quân chủ chuyên chế.
b. Kĩ năng.
 Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra những nhận xét cần thiết.
c. Thái độ.
 Học sinh cần hiểu được: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp phân biệt giàu nghèo, đó là nhà nước Quân chủ chuyên chế.
2/CHUẨN BỊ:
a. GV: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu, sử dụng bản đồ( hoặc lược đồ).
b. HS: Vở ghi, SGK, học bài và trả lời câu hỏi SGK.
3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
a. Kiểm tra bài cũ (5')
* Câu hỏi: Em hãy cho biết công cụ kim loại có tác dụng như thế nào đối với đời sống con người?
* Đáp án: 
- Diện tích canh tác tăng.
- Sản xuất phát triển.
- Dư thừa sản phẩm.
- Phân biệt kẻ giàu người nghèo.
-> Xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp hình thành và Nhà nước ra đời.
b. Bài mới.
* Giới thệu bài: Các em đã biết lí do vì sao mà xã hội nguyên thuỷ tan rã và hình thành một xã hội có giai cấp. Như vậy Nhà nước ra đời như thế nào? Bao giờ và ở đâu? Thể chế Nhà nước đó như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Dùng lược đồ các quốc gia cổ đại (hình 10 SGK), giới thiệu cho HS rõ ranh giới, các kí hiệu trên lược đồ.
? Quan sát lược đồ và cho biết: Vị trí của các quốc gia này có điểm gì chung?
? Đất đai ở đây có đặc điểm gì ?
? Nền sản xuất ở các quốc gia này là gì?
GV: Hướng dẫn HS xem hình 8 SGK.
- Hình trên: người nông dân đập lúa.
- Hình dưới người nông dân cắt lúa.
GV: Những đường nét trong bức tranh trên thể hiện sinh động các hoạt động, sinh hoạt đời thường của con người, trong đó có cảnh làm ruộng của người Ai Cập cổ ở lưu vực sông Nin. Chu kì lên xuống của dòng sông Nin cũng là chu kì lao động của người Ai Cập cổ đại. Hàng năm vào tháng 11-> tháng 2 năm sau khi nước sông rút đi để lại những lớp phù sa màu mỡ cũng bắt đầu mùa gieo hạt. Người ta dùng cây gỗ do cừu kéo để làm đất, người tra hạt đi sau tra hạt vào chỗ chân cừu để lại...( Góc 1/4 bên trái tranh). Đến mùa thu hoạch cư dân dùng liềm cắt lúa cho vào sọt hai người khiêng ( phần tranh dưới). Gặt xong, lúa được đem về đập, xảy hạt lép, phơi khô cất giữ ( góc phải bức tranh), một phần nộp cho quý tộc( phần giữa phía trên bức tranh) -> Như vậy, ở thê kỉ XIV TCN kỹ thuật làm ruộng của người Ai Cập đã đạt đến trình độ cao.
? Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất nông dân phải làm gì?
GV: Giải thích: Thuỷ lợi: Những công trình ngăn, dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
? Khi sản xuất phát triển, lúa gạo nhiều, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng gì?
GV: Hướng dẫn HS trả lời:
? Các quốc gia này được hình thành vào thời gian nào?
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các quốc gia này?
GV: Kết luận:
GV: Chuyển
GV: gọi HS đọc trang 8 SGK và sau đó đặt câu hỏi 
? Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? Ai là người chủ yếu tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội)?
? Nông dân canh tác thế nào?
? Em hiểu công xã là gì? Lao dịch là gì?
? Quý tộc, quan lại là tầng lớp có vị thế như thế nào trong xã hội?
? Ngoài quý tộc và nông dân, xã hội cổ đại phương Đông còn tầng lớp nào hầu hạ, phục dịch vua quan, quý tộc?Cuộc sống của họ ra sao?
GV kết luận:
? Nô lệ sống khốn khổ như vậy, họ đã làm gì?
GV: Gọi HS đọc 1 đoạn trang 12 SGK mô tả về những cuộc đấu tranh đầu tiên của nô lệ sau đó GV hướng dẫn HS trả lời:
GV: Yêu cầu HS đọc phần in nghiêng/SGK
? Qua 2 điều luật trên em thấy người cày thuê phải làm việc như thế nào?
GV: Phương Đông gồm có 2 giai cấp:
- Thống trị: quý tộc (vua, quan, chúa đất);
- Bị trị: gồm có nông dân và nô lệ (nô lệ có thân phận thấp hèn nhất trong xã hội).
? Nô lệ nổi dậy, giai cấp thống trị đã làm gì để ổn định xã hội?
GV: Luật Hammurabi là bộ luật đầu tiên xuất hiện ở các quốc gia cổ đại phương Đông, bảo vệ 1 quyền lợi cho giai cấp thống trị.
GV: hướng dẫn các em xem hình 9 SGK, giải thích bức tranh và hướng dẫn HS trả lời:
GV: Giải thích thêm: Tuy vậy bộ luật trên cũng thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhưng những điều trong bộ luật đó chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội.
GV: Giải thích: Bia đá cao gần 2m khắc bộ luật Hammủa bi trị vì ở Ba bi lon từ 1792-1750TCN. Bia chia làm 2 phần:
+ Phần trên trạm nổi khắc hình vua Ham mu ra bi mặc áo dài, đầu vấn khăn như người Ba tư cổ, đứng trước vị thần Sa-Mát( Mặt trời). Vi thần ngồi trên ngai, đội mũ có sừng đang phê chuẩn bộ luật do vau Ham mu ra bi đặt ra và cho phép nhà vua thây mặt các vị thần thi hành luật.
+ Phần dưới: Chia làm nhiều ô khắc những điều luật do vua đặt ra cho Ba bi lon. Nội dung bộ luật gồm 282 điều đề cập đến những vấn đề KT, chính trị, XH, VH của Ba bi lon.
GV: Chuyển ý. 
GV: Giải thích "Chuyên chế"
? Nhà nước cổ đai phương Đông do ai đứng đầu?
? Quyền hành và vai trò của vua?
GV kết luận: Trong bộ máy nhà nước:
- Vua là người có quyền cao nhất, quyết định mọi việc định ra luật pháp) chỉ huy quân đội, xét xử người có tội).
- Giúp vua cai trị nước là quý tộc (bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương).
GV giải thích thêm:
- Ở Trung Quốc vua được gọi là Thiên tử (con trời). Ai Cập: vua được gọi là các Pharaôn (ngôi nhà lớn). Lưỡng Hà: vua được gọi là En si (người đứng đầu).
? Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông?
? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước cổ đại phương Đông?
GV: Nhận xét và chốt vấn đề.
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?(17')
* HS: Đều được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
- Các quốc gia này đều được hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Sông Nin (Ai Cập); sông Trường Giang và Hoàng Hà (Trung Quốc); sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ).
* HS: Đất phù sa rất màu mỡ, dễ canh tác cho năng xuấ cao, nước tưới đầy đủ quanh năm.
- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm để trồng lúa nước. 
* HS: Nghề nông trồng lúa nước phát triển nhờ vùng đất bên sông màu mỡ-> trở thành nghề kinh tế chính
* HS: trả lời: Họ đắp đê, làm thủy lợi.
* HS:
- Xã hội xuất hiện tư hữu.
- Có sự phân biệt giàu nghèo.
- Xã hội phân chia giai cấp.
-> Nhà nước ra đời.
* HS: Từ cuối thiên niên kỉ thứ IV đến đầu thiên niên kỉ thứ III TCN
- Từ cuối thiên niên kỉ thứ IV đến đầu thiên niên kỉ thứ III TCN các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên được hình thành.
* HS: Xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người.
-> Xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người.
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?(10')
* HS đọc:
* HS: Trả lời:
- Kinh tế nông nghiệp là chính.
- Nông dân là người nuôi sống xã hội
- Kinh tế nông nghiệp là chính.
* HS: Họ nhận ruộng của công xã (gần như làng, xã ngày nay) cày cấy và nộp một phần thu hoạch cho quý tộc (vua, quan, chúa đất) và thực hiện chế độ lao dịch nặng nề, lao động bắt buộc phục vụ không công cho quý tộc và chúa đất).
* HS: Xem phần chữ in nhỏ cuối trang sách.
* HS: Có nhiều của cải và quyên thế.
* HS trả lời: Nô lệ, cuộc sống của họ rất cực khổ.
- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:
- Quý tộc. quan lại.
- Nông dân.
- Nô lệ.
* HS trả lời: Họ đã vùng lên đấu tranh.
* HS: Đọc và trả lời:
- Nô lệ khốn khổ, họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh.
- Năm 2300 TCN nô lệ nổi đậy ở La-gát lưỡng Hà).
- Năm 1750 TCN, nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập đã nổi dậy, cướp phá, đốt cháy cung điện.
* HS: Đọc
* HS: Vất vả, cực khổ.
* HS: Tầng lớp thống trị đàn áp dân chúng và cho ra đời bộ luật khắc nghiệt, mà điển hình là luật Hammurabi (khắc đá).
* HS: Quan sát H9 SGK/12
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông (9').
* HS: Vua, giúp việc cho vua có bộ máy từ TW đênds địa phương gồm toàn quý tộc.
* HS: Dựa vào SGK
* HS: Thảo luận-> Đại diện HS lên vẽ.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
 Vua
 Quý tộc, quan lại
 Nông dân
 Nô lệ
* HS: Nhận xét:
c. Củng cố , luyện tập(3').
GV: Gọi HS lên chỉ tên các quốc gia cổ đại phương Đông trên lược đồ?
GV: Hệ thống nội dung bài học.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1').
* Các em học theo những câu hỏi cuối bài trong SGK.
* Sưu tầm các hình ảnh về công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông: Kim Tự Tháp của Ai Cập, Vạn lý trường thành của Trung Quốc...

File đính kèm:

  • docSu 6(4).doc