Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 30, Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền của Khúc Thừa Dụ, dựng nền tự chủ. Cuộc cải của Khúc Hạo sau đó đã củng cố quyền tự chủ của nhân dân ta.

- Các thế lực phong kiến TQ không từ bỏ ý đồ thống trị nước ta. Dương Đình Nghệ đã quyết tâm giữ vững quyền tự chủ, đem quân đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nam Hán.

2- Kĩ năng:

Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, kĩ năng phân tích, nhận định.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

GD lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc thời kì một nghìn năm bị phong kiến TQ đô hộ.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930- 931).

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu và phương tiện liên quan khác, tài liệu chuẩn kiến thức.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 30, Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Ngày soạn: 26 / 03 / 2011
Tiết: 30
Ngày dạy: 29 / 03 / 2011
Chương IV
Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X
Bài: 26
Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ khúc, họ dương.
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền của Khúc Thừa Dụ, dựng nền tự chủ. Cuộc cải của Khúc Hạo sau đó đã củng cố quyền tự chủ của nhân dân ta.
- Các thế lực phong kiến TQ không từ bỏ ý đồ thống trị nước ta. Dương Đình Nghệ đã quyết tâm giữ vững quyền tự chủ, đem quân đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nam Hán.
2- Kĩ năng:
Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, kĩ năng phân tích, nhận định.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
GD lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc thời kì một nghìn năm bị phong kiến TQ đô hộ.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930- 931).
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu và phương tiện liên quan khác, tài liệu chuẩn kiến thức.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 * Giới thiệu bài mới:
Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán ra sao?
1- Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Em biết gì về KTD?
- Yêu cầu HS đọc SGK từ đoạn “ từ cuối TK IXTiết độ sứ An Nam đô hộ”
-? Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ?
-? Em hãy giới thiệu vài nét về Khúc Thừa Dụ?
-? Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ diễn ra như thế nào?
-? Theo em, việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn cuối.
-? Hãy liệt kê những việc làm của Khúc Hạo? Những việc làm đó nhằm mục đích gì?
- HS đọc SGK.
- Hoàn cảnh: nhà Đường suy yếu, không kiểm soát được nước ta.
- Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Cồn bị giáng chứcKhúc Thừa Dụ nổi dậy, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng quyền tự chủ.
- Chứng tỏ Khúc Thừa Dụ đã bước đàu xây dựng được nền tự chủ.
- Nhằm ổn định sức dân.
- Hoàn cảnh: cuối thế kỷ IX nhà Đường suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra do vậy không kiểm soát được nước ta.
- Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Dương), sống hoà nhã , được mọi người yêu mến.
- Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Cồn bị giáng chức lợi dụng cơ hội đó và được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.
- Năm 907, KTD mất con là Khúc Hạo lên thay đã thực hiện một số việc làm nhằm xây dựng quyền tự chủ.
2- Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán 
(930- 931)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn in nghiêng.
-? Nước Nam Hán được thành lập như thế nào?
-? Nhà Nam Hán có âm mưu gì?
-? Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin khi nhạn thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
-? Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất diễn ra như thế nào?
- GV sử dụng lược đồ lược thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Nam Hán.
+ Mùa xuân năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.
+ Cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu
+ Năm 931, Dương Đình Nghệ được tin dãn quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây tấn công Tống Bình.
-? Dương đình Nghệ là ai?
- GV trình bày tiếp theo đoạn cuối SGK.
- Yêu cầu HS điền kí hiệu thể hiện đường tiến công của Dương Đình Nghệ
- HS đọc SGK.
- Chuẩn bị xâm lược nước ta.
- Nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó lâu dài.
- HS điền kí hiệu thể hiện đường tiến công của Dương Đình Nghệ
- Năm 917 , Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay.
- Năm 930 quân Nam Hán tấn công nước ta lần thứ nhất. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem veeg Trung Quốc. Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hoá tấn công ra Bắc bao vây chiếm Tống Bình.
- Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan. Dương Đình Nghệ tự xưng làm Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
* Củng cố bài học:
-? Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?
-? Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc quá trình họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước, những việc làm để củng cố quyền tự chủ, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất
- Đọc và chuẩn bị bài 27 tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc