Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 14, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Tòng Văn Hợp

1. Mục tiêu.

 a. Kiến thức:

 HS hiểu được thời Văn Lang người dân Việt Nam đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.

 b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng liên hệ thực tế khách quan.

 c. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.

 2. Chuẩn bị của T-H

 a.Thầy: Soạn giáo án, tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.

 b.Trò: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài, sưu tầm truyện Hùng Vương.

 3. Tiến trình bài dạy.

 * ổn định tổ chức. 6A 6B

 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 * Câu hỏi: ? hãy nêu những lý do ra đời nhà nước thời Hùng Vương?

 * Đáp án :

 - Vào khoảng thế kỉ VIII - VII TCN hình thành các bộ lạc lớn, mâu thuẫn giữa người giàu, người nghèo nẩy sinh ngày càng tăng lên

 - Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước -> cần có người chỉ huy chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3558 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 14, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Tòng Văn Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án lịch sử 6 Năm học 2009 - 2010
Ngày soạn : /12/2009 Ngày dạy : /12/2009 Lớp 6A 
 Ngày dạy : /12/2009 Lớp 6B 
Tiết: 14 – Bài: 13 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN 
 CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức: 
 HS hiểu được thời Văn Lang người dân Việt Nam đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
 b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng liên hệ thực tế khách quan.
 c. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
 2. Chuẩn bị của T-H
 a.Thầy: Soạn giáo án, tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
 b.Trò: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài, sưu tầm truyện Hùng Vương.
 3. Tiến trình bài dạy.
 * ổn định tổ chức. 6A 6B
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Câu hỏi: ? hãy nêu những lý do ra đời nhà nước thời Hùng Vương?
 * Đáp án :
 - Vào khoảng thế kỉ VIII - VII TCN hình thành các bộ lạc lớn, mâu thuẫn giữa người giàu, người nghèo nẩy sinh ngày càng tăng lên
 - Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước -> cần có người chỉ huy chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng 
 - Xảy ra các cuộc xung đột cần phải giải quyết -> Nhà nước Văn Lang ra đời 
 * Giới thiệu: (1’) Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội phát triển, trên 1 địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Để tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
 d. Dạy nội dung bài.
GV
?Kh
?Tb
?Tb
GV
?Tb
GV
?Kh
GV
?Tb
?Kh
GV
?Tb
?Tb
GV
Văn Lang là một nước nông nghiệp, tuỳ theo đất đai mà họ có cách gieo cấy trên ruộng hay trên nương rẫy của mình.
 Người Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ gì?
- Công cụ xới đất của họ là các lưỡi cày bằng đồng.
- Cư dân Văn Lang biết trồng trọt và chăn nuôi.
 Trong nông nghiệp, cây nào là cây lương thực chính?
- Cây lúa là cây lương thực chính
 Ngoài ra họ còn làm gì khác?
- Trồng khoai, đậu, cà, bầu, trồng dâu, chăn tằm. Đánh bắt cá, chăn nuôi gia súc
- Như vậy nông nghiệp đã chuyển từ giai đoạn dùng cuốc sang cày, từ đá sang đồng họ dã dùng trâu, bò để cày. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang, nghề nông p.triển cho nên trong trồng trọt cây lúa đã trở thành cây lương thực chính, ngoài ra còn biết trồng khoai, đậu, bí
Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công gì ?
- Làm gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền.
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao
 Qua hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ ?
- Làm được lưỡi cày đồng, trống đồng, vũ khí, thạp đồng, rèn sắt.
- giải thích: Trống đồng là vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, kỹ thuật luyện đồng đạt trình độ điêu luyện, nó là hiên vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài năng và thẩm mĩ của người thợ thủ công lúc bấy giờ.
 Những biểu hiện nào cho thấy nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao ? và có ý nghĩa gì?
- Nó tạo ra công cụ sản xuất cho các nghề khác.
- Chứng tỏ đây là thời kỳ đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển.
- Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện có cuộc sống văn hoá đồng nhất.
- Chứng tỏ đây là thời kỳ đồ đồng và nghề luyện kim rất p.triển, cuộc sống no đủ ổn định, họ có cuộc sống văn hoá đồng nhất .
- Trong nông nghiệp người dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi gia xúc trâu, bò để cày, lúa là cây lương thực chính, đời sống ổn định, người dân ít phụ thuộc vào thiên nhiên.
- HS đọc mục 2 trang 39 Sgk
 Đời sống vật chất cơ bản của cư dân Văn Lang là gì ?
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn ,mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền , làm bằng gỗ, tre , nứa ,lá 
- Làng chạ thường gồm vài chục gia đình Việc đi lại giữa các làng chạ chủ yếu bằng thuyền .
- Thức ăn chính hàng ngày là cơm nếp , cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi, họ đã biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị 
- Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy.
Tại sao nhân dân lại cởi trần, đóng khố, mặc 
váy ?
- Thời tiết nóng nực, ẩm thấp, phải lao động trên đồng ruộng.
Gọi HS đọc mục 3 SGK
Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp? 
- Quý tộc: có thế lực, giàu có trong xã hội.
- Nông dân tự do: lực lượng chủ yếu nuôi sống 
xã hội.
- Nô tì: hầu hạ quý tộc
Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang đã làm gì ?
- Tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát, nhảy múa, đua thuyền.
- Nhạc cụ điển hình của cư dân Văn Lang là Trống đồng, chiêng, khèn.
1.Nông nghiệp và các nghề thủ công:
a. Nông nghiệp.
- Trồng lúa, khoai, đậu, cà, bầu, bí
- Trồng dâu, chăn tằm.
- Đánh cá, nuôi gia súc.
 37
b. Các nghề thủ công .
- Làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền phát triển
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá. Ngoài đúc lưỡi cày, vũ khí còn đúc trống, thạp đồng
- Biết rèn sắt.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
- Ở nhà sàn mái cong, mái tròn làm bằng gỗ, trecó cầu thang
- Làng, chạ có vài chục gia đình sinh sống trên đồi, ven sông, ven biển
 39
- Đi lại chủ yếu đi bằng thuyền
- Thức ăn: cơm, rau, thịt, cá
- Mặc nam đóng khố, nữ mặc váy.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ?
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tì sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.
- Tổ chức lễ hội, vui chơi
+ Nhảy múa, ca hát
+ Đua thuyền giã gạo
?Tb
GV
- Trống đồng là hiện vật tiêu biểu của văn minh văn lang, trên trống đồng có nhiều hoa văn thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân lạc việt .
- Chính giữa trống là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời ( về tín ngưỡng , lúc đó người Lạc việt thờ thần Mặt trời )
- Trống đồng còn được coi là trống sấm , người ta đánh trống để cầu nắng , cầu mưa , đó là nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Dáng trống cân đối , hài hoà , vững chãi.
+ Trên mặt trống là một số hình ảnh về lễ hội 
( hoa văn ) mô tả cuộc sống vật chất là tinh thần của cư dân Văn lang 
 Người Văn Lang đã có những tín ngưỡng gì ?
- Thờ cúng các lực lượng tự nhiên: sông núi Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước chôn người chết được chôn cất cẩn thận 
 Những điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là xã hội chia thành nhiều tầng lớp biết tổ chức lễ hội, có khiếu thẩm mỹ cao.
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
+ Chôn người chết cùng công cụ, đồ trang sức.
- Có khiếu thẩm mỹ cao->tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
 40
 c. Củng cố, luyện tập: (4’)
- Những đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang đã tạo nên quốc gia đầu tiên trong lịch sử dân tộc và từ đó tạo nên ý thức cội nguồn, sẽ là cơ sở của các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sau này.
 - Bài tập: ?Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng?
 d. Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
 - Học bài kỹ, làm bài tập trong sách thực hành.
 - Xem trước bài “Nước Âu Lạc ”
& & & & &
 Tòng Văn Hợp Tường THCS Chiềng Cọ
 41

File đính kèm:

  • docSử 6 tiết 15.doc
Giáo án liên quan