Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 30, Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được

- Từ thế kỉ thứ IX, nhà Đường suy sụp, tình hình Trung Quốc rối loạn. Đối với nước ta chúng không thể kiểm soát được như trước. Khúc Thừa Dụ nhân đó, lật đổ chính quyến đô hộ, dựng nền tự chủ. Đây là thời kì mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn. Cuộc cải cách của Khúc Hạo sau đó đã củng cố nền tự chủ của dân tộc ta.

- Các thế lực phong kiến Trung Quốc không từ bỏ ý định thống trị nước ta. Dương Đình Nghệ đã giữ vững quyền tự chủ đem quân đánh bại quân xâm lược lần thứ nhất của quân Nam Hán lần thứ nhất.

2. Về tư tưởng:

- Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc thời kì hơn nghìn năm bị phong kiến Trung Quốc đô hộ.

3. Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, phân tích, nhận định.

- Kĩ năng nhận thức đánh giá sự kiện lịch sử

- Kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện lịch sử

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 30, Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/3/2011
Ngày giảng: 29/3; 01/4/2011
Tiết 30
 Chương iv
 bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ x
bài 26. cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ 
của họ khúc, họ dương
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
- Từ thế kỉ thứ IX, nhà Đường suy sụp, tình hình Trung Quốc rối loạn. Đối với nước ta chúng không thể kiểm soát được như trước. Khúc Thừa Dụ nhân đó, lật đổ chính quyến đô hộ, dựng nền tự chủ. Đây là thời kì mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn. Cuộc cải cách của Khúc Hạo sau đó đã củng cố nền tự chủ của dân tộc ta.
- Các thế lực phong kiến Trung Quốc không từ bỏ ý định thống trị nước ta. Dương Đình Nghệ đã giữ vững quyền tự chủ đem quân đánh bại quân xâm lược lần thứ nhất của quân Nam Hán lần thứ nhất.
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc thời kì hơn nghìn năm bị phong kiến Trung Quốc đô hộ.	
3. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, phân tích, nhận định.
- Kĩ năng nhận thức đánh giá sự kiện lịch sử
- Kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện lịch sử
II. Chuẩn bị 
	- Thầy: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất.
	- Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, phân tích tình huống, nhận xét, so sánh
IV. Tiến trình
	1. ổn định lớp: (1’) 	 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi giảng bài 
 3. Bài mới
 * Sau hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô họ của nhà Đường, tình hình nhà Đường ở TQ có nhiều biến động. Trước tình hình đó, nhân dân ta có những việc làm nào chứng tỏ luôn đấu tranh giành quyền tự chủ chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay (1’)
Hoạt động 1
Trình bày việc Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ
* HS đọc SGK
1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào.( 15’)
? Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyến tự chủ?
? Nêu những hiểu biết của em về Khúc Thừa Dụ?
* Hoàn cảnh:
 - Thế kỉ IX, Trung Quốc nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ raàNhà Đường suy yếu.
- Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành chính quyền.
 - HS trả lời, nhận xét
 - GV chốt
*Khúc Thừa Dụ:
 - Quê: Hồng Châu (Ninh Giang- Hải Dương).
 - Khoan hoà, thương người ->Được dân chúng mến phục.
? Khúc Thừa Dụ nổi dậy dựng quyền tự chủ như thế nào?
- HS trình bày
- GV bổ sung 
* Dựng quyền tự chủ:
- Năm 905, Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị giáng chức.
- Khúc Thừa Dụànhân dân hưởng ứngàđánh chiếm Tống BìnhàTự xưng Tiết độ sứ, dựng chính quyền tự chủ.
? Việc nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
- Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường thể hiện quyền thống trị đối với nhân dân An Nam, nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
* GV: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo ( con trai) lên thay. Quyết định xây dựng đất nước theo đường lối tự chủ, cốt cho dân chúng được yên vui. 
- Năm 906, Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ.
? Khúc Hạo đã có những việc làm gì để cải cách đất nước?
* HS trình bày
* GV Phân tích, giải thích thêm.
- Khúc Hạo:
 + Đặt lại các khu vực hành chính.
 + Cử người trông coi đến tận xã.
 + Định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc.
 +Lập sổ hộ khẩu.
? Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
- Quyết định xây dựng đất nước theo đường lối tự chủ, cốt cho dân chúng được yên vui.
à Xây dựng quyền tự chủ, xoá bỏ ách áp bức bóc lột của nhà Đường, nhân dân được yên vui.
Hoạt động 2: 
Trình bày việc Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán năm lần thứ nhất (930 – 931)
- HS đọc thầm 
2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931) (23’)
? Nước Nam Hán được thành lập như thế nào?
* Hoàn cảnh:
 - Gv: Phân tích 
 ? Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán con tim nhằm mục đích gì?
 - Năm 917, Nam Hán thành lập.
 - Khúc Hạo gửi conàcon tin.
 - Năm 917, Khúc Thừa Mĩ gửi sứ àthần phục nhà Lương àTiết độ sứ.
? Quân Nam Hán xâm lược nước ta như thế nào?
 - HS trả lời, nhận xét
 - GV chốt
 ? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược diễn ra như thế nào?
 - Treo lược đồ.
*Diễn biến:
 - Mùa thu 930 Nam Hánàđánh nước ta.
 - Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổiàbắt sang Quảng Châuànước ta bị nhà Hán đô hộ.
 - GV: Trình bày trên lược đồ
 - HS theo dõi 
? Nêu những hiểu biết của em về Dương Đình Nghệ?
 - HS dựa vào SGK trả lời
- GV chốt
 - Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hoá àbao vây, tấn công thành Tống Bìnhàquân Hán lo sợ, cầu cứu viện binh.
 - Dương Đình Nghệ chiếm thành Tống Bình, chủ động đánh quân tiếp việnàđánh tan tácàcuộc khởi nghĩa thắng lợi.
- Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ xây dựng nền tự chủ.
 	4. Luyện tập, củng cố( 4')
	- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược lần thứ nhất?
	5. Dặn dò.( 2')
	- Học thuộc bài.
	- Đọc, tìm hiểu bài mới
	+Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán.
	+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
V. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.
..,

File đính kèm:

  • docsu 6t30.doc