Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 34: Lịch sử địa phương - Vài nét về đất và người Thái Bình

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Nắm được sơ lược quá trình hình thành của Lịch sử địa phương thái bình từ xa xưa tới thế kỉ X

 - Thấy rõ ngay từ xa xưa những chủ nhân của mảnh đất Thái Bình đã cùng với nhân dân cả nước anh dũng đứng lên chống ngoại xâm và xây dựng quê hương.

2. Tư tưởng

 Giáo dục lòng yêu quê hương, tinh thần tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương, phát huy truyền thông tốt đẹp của quê hương

3. Kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng quan sát lược đồ, tổng hợp kiến thức.

B. CHUẨN BỊ

 GV: Bài soạn, lược đồ tỉnh Thái Bình

 HS: tìm hiểu kiến thức về quê hương Thái Bình

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 34: Lịch sử địa phương - Vài nét về đất và người Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Ngày soạn: Ngày giảng:
lịch sử địa phương
Phần I
Thái bình thủa xa xưa và sự nghiệp đấu tranh 
cùng dân tộc chống ách Bắc thuộc
(từ đầu đến thế kỉ X)
Bài 1 
Vài nét về đất và người thái bình
A. Mục tiêu
1. Kiến thức 
	- Nắm được sơ lược quá trình hình thành của Lịch sử địa phương thái bình từ xa xưa tới thế kỉ X
	- Thấy rõ ngay từ xa xưa những chủ nhân của mảnh đất Thái Bình đã cùng với nhân dân cả nước anh dũng đứng lên chống ngoại xâm và xây dựng quê hương.
2. Tư tưởng
	Giáo dục lòng yêu quê hương, tinh thần tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương, phát huy truyền thông tốt đẹp của quê hương
3. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng quan sát lược đồ, tổng hợp kiến thức.
B. chuẩn bị
	GV: Bài soạn, lược đồ tỉnh Thái Bình
	HS: tìm hiểu kiến thức về quê hương Thái Bình
C. tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	Tường thuật chhiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên sử dụng lược đồ tỉnh Thái Bình giới thiệu
Cách đây trên 2000 năm Thái Bình đã là địa bàn hấp dẫn để cư dân nông nghiệp của người Việt cổ quần cư sinh sống, dựa trên kĩ thuật đồng thau. Đến thế kỉ X, những vùng đất phía tây, phía Bắc thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư, thành phố là những vùng dân cư đông đúc, ổn định và trù phú. Các vùng Thái Thuỵ, Kiến Xương, Tiền Hải đã có những làng ấp mới được dựng lập. 
? Em biết tỉnh Thái Bình được chính thức thành lập vào ngày tháng năm nào ?
Hoà vào dòng chảy của lịch sử dân tộc và lớn lên cùng đất nước qua nhiều lần tách, nhập và không ngừng tiến về phía đông do được bồi đắp ra biển, đến ngày 21/3/1890 tỉnh Thái Bình chính thức được thành lập.
? Hãy cho biết hiện nay Thái Bình có bao nhiêu huyện, thành phố ?
Giáo viên sử dụng lược đồ hành chính Việt Nam 
? Hãy cho biết Thái Bình giáp với những tỉnh nào ? 
Thời bắc thuộc phần đất cổ Thái Bình thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ, thời Ngô (938 – 967) thuộc Châu Đằng (gồm phần lớn tỉnh Hưng Yên và Thái Bình ngày nay). Là tỉnh ven biển, nằm ở phía đông - đông nam đồng bằng Bắc bộ, phía đông bgiáp vịnh Bắc bộ, phía Tây, tây bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng phía tây, tây nam giáp các tỉnh Hà Nam, Nam Định có diện tích không lớn 1.4945 km2. Địa hình tương đối bằng phẳng, dốc từ tây bắc xuống đông nam, độ cao so với mặt biển từ 2 – 5 m. là tỉnh duy nhất ở đồng bằng Bắc bộ không có đồi núi, được bao bọc của 4 mặt sông nước, phía đông là biển (bờ biển dài hơn 50 km) có 3 cửa sông lớn (cửa Thái Bình, Trà Lý và sông Hồng ba mặt còn lại có 3 sông lớn là sông Hoá (dài hơn 35km), sông Luộc (hơn 53km) sông Hồng (hơn 90 km) 
Vào thời kì thịnh của kĩ thuật đồng thau (trên 2000 năm) có nhiều đợt di cư của cư dân rìa châu thổ sông Hồng, họ theo dọc lưu vực các con sông lớn về quần cư tại Thái Bình ngày nay. Đất đai ven sông màu mỡ càng hấp dẫn dân đến khẩn hoang ngày càng đông. Đến các triều đại từ Đinh, Lý, Trần (TK X – XIV) nhiều vùng đất Thái Bình được triều đình phong làm thái ấp cho các công thần của mình. Những người nay đã đưa gia tộc, chiêu mộ dân nghèo, kể cả đưa tù phạm, tù binh về khai khẩn lập làng. Trải qua quá trình phát triển, do mối quan hệ hôn nhân nên cư dân thái Bình có sự hỗn dung nhiều dòng máu các miền
? Em biết gì về mật độ dân số tỉnh Thái Bình ?
Là vùng đất màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên từ xa xưa Thái Bình đã là vùng đất đông người mật độ dân số luôn vào loại đông nhất cả nước
? Bên cạnh nnhững thuận lợi có được theo em cư dân Thái Bình luôn phải dối phó với những khó khăn gì ?
Để tồn tại và phát triển trên vùng đất ven biển có nhiều sông ngòi, bên cạnh việc phải chống trả với nạn giặc giã hoành hành , người dân Thái Bình còn phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt để cải tạo những mảnh đất có vị ngọt phù sa, trộn lẫn với chua chát mặn mòi của nước biển thành những cánh đồng màu mỡ. Thái Bình có hệ thống kênh mương chằng chịt và hệ thống đê điều đồ sộ để bảo vệ mùa màng là điều kiện không thể thiếu của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước 
? Kể tên một số sản vật nổi tiếng và công trình kiến trúc tiêu biểu của Thái Bình
Người dân Thái Bình không chỉ xây dựng mảnh đất này thành vựa lúa chiêm mà còn tạo ra những sản vật nổi tiếng: ổi Bo, cam Thuận Vi, nghề mộc ở Diệc, Vế, lụa Bô La, chạm bạc Đồng Sâm, xây dựng những công trình kiến trúc độc đáo: chùa Keo, đền Tiên La, đền Đồng Bằng... 
1. Thái Bình có từ bao giờ ?
Cách đây trên 2000 năm Thái Bình đã là nơi cư dân quần cư sinh sống
21/3/1890 tỉnh Thái Bình chính thức được thành lập.
2. Chủ nhân của quê hương Thái Bình từ đâu tới ? 
Vào thời kì thịnh của kĩ thuật đồng thau (trên 2000 năm) có nhiều đợt di cư của cư dân rìa châu thổ sông Hồng, họ theo dọc lưu vực các con sông lớn về quần cư tại Thái Bình ngày nay
Trải qua quá trình phát triển, do mối quan hệ hôn nhân nên cư dân thái Bình có sự hỗn dung nhiều dòng máu các miền
3. Cư dân Thái Bình có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
Thái Bình có hệ thống kênh mương chằng chịt và hệ thống đê điều đồ sộ để bảo vệ mùa màng
tạo ra những sản vật nổi tiếng: ổi Bo, cam Thuận Vi, nghề mộc ở Diệc, Vế, lụa Bô La, chạm bạc Đồng Sâm, xây dựng những công trình kiến trúc độc đáo: chùa Keo, đền Tiên La, đền Đồng Bằng...
4. Củng cố 
	Tại sao cư dân Thái Bình lại quân tâm đến việc đắp đê
	 Kể tên những làng nghề truyền thống, những công trình văn hoá ở quê hương
5. Dặn dò
	Học thuộc nội dung bài đã học
	Tìm hiểu thêm những đóng góp của người dân Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống các thế lực phong kiến phương Bắc
Tuần 35
Ngày soạn: Ngày giảng:
Bài 2
Thái bình trong sự nghiệp đấu tranh 
Chống ách thống trị phương bắc
A. Mục tiêu
1. Kiến thức 
	- Thấy rõ ngay từ xa xưa những chủ nhân của mảnh đất Thái Bình đã cùng với nhân dân cả nước anh dũng đứng lên chống ngoại xâm và xây dựng quê hương.
2. Tư tưởng
	Giáo dục lòng yêu quê hương, tinh thần tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương, phát huy truyền thông tốt đẹp của quê hương
3. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng quan sát lược đồ, tổng hợp kiến thức.
B. chuẩn bị
	GV: Bài soạn, lược đồ tỉnh Thái Bình
	HS: tìm hiểu kiến thức về quê hương Thái Bình
C. tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	Kể tên những làng nghề truyền thống, những công trình văn hoá ở quê hương
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên giới thiệu về Vũ Thị Thục
Vũ Thị Thục vốn người trang Phượng Lâu huyện Phù Ninh, Phú Thọ, sinh ra trong một gia đình có nghề bốc thuốc. Lớn lên nổi tiếng xinh đẹp và có tài võ nghệ. Thục Nương đã đính hôn với Phạm Danh Hương, một chàng trai tài giỏi con huyện trưởng huyện Chu Diên. Nghe tiếng tài sắc Thục Nương, Tô Định bắt cha nàng phải gả con cho hắn. Bị cự tuyệt Tô Định đã tìm cách bắt giết ông và cả hai cha con Phạm Danh Hương , mặt khác cho cho quân về Phượng Lâu lùng bắt Thục Nương. Được dân làng che chở Thục Nương chạy ra sông Hồng xuôi về hạ lưu ẩn náu (Đoan Hùng, Hưng Hà) Tại quê mới, ý chí ”Đền nợ nước, trả thù nhà” của Thục Nương đã thổi bùng nên ngọn lửa căm thù giặc đang âm ỷ , bà được nhiều người hưởng ứng, tập hợp xungquanh thành sức mạnh tiêu diệt kẻ thù. Dân địa phương đã phong bà là Bát Nạn tướng quân. Khi bà hưởng ứng khởi nghĩa Hai Bà Trưng, những tướng lĩnh trên khắp mọi miền và các thủ lĩnh khác ở Thái Bình đều hưởng ứng theo bà về tụ nghĩa. Bà được Trưng vương phong là Đốc lĩnh tướng quân, về sau do lập được nhiều chiến công xuất sắc, đã được phong là Đông Nhung đại tướng quân
 Nhớ ơn Thục Nương và các tướng lĩnh hy sinh vì dân, vì nước nhân dân Thái Bình lập đền thờ ở nhiều nơi (đền Tiên La – xã Đoan Hùng Hưng Hà)
Giáo viên giới thiệu về một số người khác đã cùng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Thái Bình
? Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết đời sống nhân dân ta dười thời Bắc thuộc như thế nào ?
HS trả lời dựa vào kiến thứcc đã học 
? Trong hoàn cảnh đó người dân Việt nói chung và cư dân Chu Diên nói riêng đã làm gì ?
- Học sinh trả lời
? hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
HS kể tên
Giáo viên giới thiệu những đóng góp của nhân dân Thái Bình đối với các cuộc khởi nghĩa trên
1. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43) nhân dân Thái Bình dưới ngọn cờ đại nghĩa của Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục vùng lên đánh đuổi ngoại xâm
2. Đời sống và cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc của nhân dân Thái Bình từ sau Trưng Vương đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào ? 
a. Đời sống của nhân dân
- Đời sống njân dân vô cùng cực khổ
- Nhân dân đã không ngừng phát triển sản xuất tạo ra một vùng CHu Diên sầm uất của Giao Châu
b. Các cuộc đấu tranh chống xâm lược 
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bằng cách chống lại những chính sách thuế khoá, không những không cống nạp mà còn chống lại quan lại người Hán
Hưởng ứng tích cực cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và Triệu Quang Phục
Các tướng Trần Lãm, Phạm Phòng cùng với nhân dân Hưng Yên, Duyên Hà, Hưng Nhân đã góp phần làm lên chiến thắng bạch Đằng năm 938 lịch sử
4. Củng cố
	? Đời sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc như thế nào ?
	? Nêu những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Thái Bình chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
5. Dặn dò
	? Học thuộc nội dung bài đã học, sưu tầm thêm tài liệu về lịch sử địa phương Thái Bình
	? Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị cho thi học kì 

File đính kèm:

  • docLich su dia phuong Thai Binh.doc