Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 27, Bài 24: Nước ChămPa từ thế kỷ II - thế kỷ X - Ngô Thị Tường Vy

I. Mục tiêu bài học:

 1. KT: - Nhà nước Cham Pa độc lập được thành lập : Địa bàn, quá trình xây dựng và mở rộng.

 - Tình hình kinh tế và văn hóa : biết sử dụng công cụ bằng sắt, trồng lúa nước, các loại cây ăn quả, khai thác lâm thổ sán, chữ viết, tôn giáo, phong tục tập quán.

 2. TT: HS nhận thức sâu sắc người Chăm là 1 thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

 3. RLKN : Đọc bản đồ lịch sử.

 - Đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử so sánh.

II. Đồ dùng, tài liệu dạy học:

 - Bản đồ “Giao Châu và Chăm Pa giữa thế kỷ IV →X”

 - Sơ đồ Giao Châu và Chăm Pa IV→X.

 - Khu thánh địa Mĩ Sơn, khu tháp Chăm Phan Rang.

 - HS: Sưu tầm: Tranh, ảnh về nghệ thuật Chăm, tiêu biểu ở tháp Mĩ Sơn, ở Quảng Nam.

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: (5 phút)

 - Những thay đổi nước ta dưới thời nhà Đường.

 - Dùng bảng phụ cho học sinh lên hoàn thành nội dung về các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.

 3. Bài mới: (2 phút)

 *Giới thiệu: Dùng lược đồ Việt Nam chỉ vị trí từ Đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh. Đây là vùng đất người Chăm sinh sống, họ vốn là một thành viên đại gia đình dân tộc Việt Nam. Như vậy, người tham gia đã thành lập nhà nước như thế nào? Quá trình phát triển vương quốc cùng với những thành tựu kinh tế, văn hóa ra sao bài học hôm nay cho ta hiểu thêm về điều đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 27, Bài 24: Nước ChămPa từ thế kỷ II - thế kỷ X - Ngô Thị Tường Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết : 27
 Bài 24 :NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II→ THẾ KỶ X
S : 06/03 /2012
G: 16/03/2012 
I. Mục tiêu bài học:
	1. KT: - Nhà nước Cham Pa độc lập được thành lập : Địa bàn, quá trình xây dựng và mở rộng.
	- Tình hình kinh tế và văn hóa : biết sử dụng công cụ bằng sắt, trồng lúa nước, các loại cây ăn quả, khai thác lâm thổ sán, chữ viết, tôn giáo, phong tục tập quán...
	2. TT: HS nhận thức sâu sắc người Chăm là 1 thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
	3. RLKN : Đọc bản đồ lịch sử.
	- Đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử so sánh.
II. Đồ dùng, tài liệu dạy học:
	- Bản đồ “Giao Châu và Chăm Pa giữa thế kỷ IV →X”
	- Sơ đồ Giao Châu và Chăm Pa IV→X.
	- Khu thánh địa Mĩ Sơn, khu tháp Chăm Phan Rang.
	- HS: Sưu tầm: Tranh, ảnh về nghệ thuật Chăm, tiêu biểu ở tháp Mĩ Sơn, ở Quảng Nam.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: (5 phút)
	- Những thay đổi nước ta dưới thời nhà Đường.
	- Dùng bảng phụ cho học sinh lên hoàn thành nội dung về các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
	3. Bài mới: (2 phút)
	*Giới thiệu: Dùng lược đồ Việt Nam chỉ vị trí từ Đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh. Đây là vùng đất người Chăm sinh sống, họ vốn là một thành viên đại gia đình dân tộc Việt Nam. Như vậy, người tham gia đã thành lập nhà nước như thế nào? Quá trình phát triển vương quốc cùng với những thành tựu kinh tế, văn hóa ra sao bài học hôm nay cho ta hiểu thêm về điều đó.
	* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: (15 phút)
KT: HS nắm được quá trình thành lập nước Cham Pa độc lập.
KN: Đọc bản đồ, đánh giá phân tích sự kiện.
GV: Dùng lược đồ Giao Châu và Chăm Pa giữa thế kỷ VI→giới thiệu cho học sinh biết vị trí Chăm Pa.
H Giao Châu bao gồm những quận nào? Quốc gia Chăm Pa hình thành ở đâu?
HS: Giao Chỉ, Cửu Chân-Chăm Pa hình thành ở huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam.
H: Nước Lâm Ấp ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Nhân cơ hội nhà Hán không kiểm soát nổi đất phụ thuộc →Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập.
Ông làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
H: Khu Liên đổi tên nước Lâm Ấp thành Chăm Pa trong hoàn cảnh nào?
HS: Nước Lâm Ấp phát triển mạnh, quân đội mạnh (4 →5 vạn quân thường trực). Các vua Lâm Ấp hợp nhất 2 bộ lạc cau và dừa mở rộng lãnh thổ phía Nam Bắc lập ra nước Cham Pa.
GV: Chỉ trên bản đồ thánh địa Cham Pa.
GV: Cho HS lên xác định lại trên bản đồ vị trí nước Cham Pa.
GV: Chốt lại : Như vậy nước Cham Pa ra đời trong thế kỉ II là kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập và mở rộng lãnh thổ của các triều đại vua Cham Pa.
HĐ2: (15 phút)
KT: Những nét chính, văn hoá Cham Pa thế kỉ II → X
KN: Nhận xét, đánh giá, so sánh.
GV: Cho HS đọc M2 trang 68, 69 SGK sau đó đặt câu hỏi.
HS: N/ghiệp người Chăm Pa có gì giống và khác người Việt?
HS: Giống: Trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh cá, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
 -Khác: Làm ruộng bậc thang, sử dụng guồng nước.
H: Ngoài ra học còn làm nghề gì?
GV: Mở rộng phân tích kỹ thuật của người Chăm Pa trong làm nông nghiệp.
- Việc giao lưu buôn bán cũng phát triển mạnh nhất là với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ, ... Cho HS đọc SGK sau đó cho HS thảo luận.
H Nền văn hóa người Chăm có gì đặc sắc.?
H Trong nền văn hóa đó có gì giống và khác người Việt.
HS: Thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét đánh giá sau đó chốt lại ghi bảng.
H: Người Việt, người Chăm có mối quan hệ như thế nào?
GV: Liên hệ thực tế. Giáo dục tinh thần đoàn kết.
- Cho học sinh xem H52, H53.
Mô tả các công trình kiến trúc.
- Người Việt và người Chăm đoàn kết như anh em một nhà.
Ví dụ: Người Chăm ủng hộ cuộc khởi nghĩa bà Trưng, bà Triệu Người Việt, nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân ủng hộ nhân dân Tượng Lâm chống quân Hán giành độc lập. 
Cho HS trưng bày ảnh sưu tầm của từng tổ sau đó đánh giá nhận xét.
* Liên hệ: Công trình của người Chăm Pa còn lại:
 - Tháp Mĩ Sơn, HS xem ảnh.
 - Tháp Bằng An: Điện Bàn.
 - Cụm Tháp: Chiêu Đàn (Tam Kỳ)
 - Cụm tháp Chàm Phan Rang.
GV: Giới thiệu lễ hội di sản văn hóa Mỹ Sơn.
1. Quá trình thành lập nước Chăm Pa độc lập : 
 - Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đã đánh xuống phía nam, chiếm đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm. 
 - Cuối thế kỉ thứ II nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nổi dậy giành độc lập.Ông làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp.
 - Các vua Lâm Ấp thường tấn công quân sự các nước láng giềng mở rộng lãnh thổ ra Bắc đến Hoành Sơn huyện Tây quyển, phía Nam đến Phan Rang và đổi tên nước Cham Pa.
 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham Pa thế kỷ II→X:
 a. Kinh tế:
- Kinh tế chính là nghề nông trồng lúa nước.:
 + Biết sử dụng công cụ sắt.
 + Dùng trâu bò kéo cày.
 + Làm ruộng bậc thang.
 + Trồng lúa hai vụ mỗi năm.
- Trồng cây ăn quả ( cam dừa, mít) và cây công nghiệp ( bông, gai...)
- Ngoài ra còn có nghề: khai thác lâm thổ sản , làm đồ gốm, đánh cá...
- Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận của Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ...
 b. Văn hóa:
- Quốc gia Chăm Pa có nền văn hóa phát triển rực rỡ và phong phú.
 *Chữ viết: Chữ Phạn (Ấn Độ)
 *Theo đạo: Balamon và đạo phật.
 *Nền nghệ thuật đặc sắc: tháp, đền, tượng, chạm nổi.
 *Hỏa táng người chết.
 *Ăn trầu cau, ở nhà sàn.
 *Họ có mối quan hệ chặt chẽ với người Việt, cùng nhau đoàn kết đấu tranh giành độc lập.
 	4. Củng cố: (6 phút)
	a. Nước Chăm Pa độc lập ra đời và phát triển như thế nào?
	b. Những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Chăm Pa.
	c. Kể tên các di tích cổ ở Chăm Pa còn lại ở địa bàn Quảng Nam mà em biết.
	5. Dặn dò: ( 2 phút) Tham quan, tìm hiểu di tích Mỹ Sơn, sưu tầm tài liệu và tranh ảnh về chương trình nghệ thuật Chăm pa. Chuẩn bị nội dung để kiểm tra 15 phút.
	* Ôn lại toàn bộ chương III để chuẩn bị ôn tập.
	- Ách đô hộ của các triều đại phong kiến nước ta thế kỷ I→V và VII→IX.
	- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta từ thế kỷ →IX
	- Xã hội đất nước ta thế kỷ I→IX.
	- Văn hóa đất nước ta thế kỷ I→IX. Theo em nộ dung bảng thống kê.
	 6. RKN	

File đính kèm:

  • doctuan 28, t27.doc