Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta.

2- Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.

- Bước đầu làm quen phương pháp phân tích sự kiện lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng thời Hai Bà Trưng.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Ảnh đền thờ Hai Bà Trưng

- Lược đồ “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán”

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, phương tiện bài dạy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Ngày soạn: 09 / 01 / 2011
Tiết: 20
Ngày dạy: 11 / 01 / 2011
Bài: 18
Trưng vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược hán
mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta.
2- Kĩ năng:
Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
Bước đầu làm quen phương pháp phân tích sự kiện lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Tinh thần bất khuất của dân tộc.
Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng thời Hai Bà Trưng.
Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- ảnh đền thờ Hai Bà Trưng
- Lược đồ “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán”
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, phương tiện bài dạy.
Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
 * Kiểm tra bài cũ:
-? Đất nước ta thời thuộc Hán có gì thay đổi?
-? Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
* Giới thiệu bài mới:
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Nhưng nhà Hán không từ bỏ âm mưu xâm lược, tiếp tục xâm lược nước ta. Vậy HBT đẫ tổ chức nhân dân kháng chiến như thế nào? kết cục?
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 1 và 2 mục 1.
-? Theo em, việc nhân dân suy tôn Trưng Trắc làm vua có ý nghĩa gì?
-? Những việc làm của Trưng Trắc có ý nghĩa như thế nào?
GV: Tin HBT khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho quân chuẩn bị sang đàn áp
-? Theo em, vì sao nhà Hàn không tiến hành đàn áp ngay?
- HS đọc SGK.
- Sự đồng lòng, tin tưởng của nhân dân.
- Nó khẳng định vai trò của người Việt trong lãnh đạo đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống.
- Phải đối phó cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện bành trướng về phía Bắc, phía Tây.
- Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua (Trương Vương).
- Đóng đô ở Mê Linh.
- Phong tước cho những người có công.
- Lập lại chính quyền.
- Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huỵên.
- Bãi bỏ luật pháp và chính quyền cũ.
- Xá thuế, xoá bỏ lao dịch, luật lệ hà khắc.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) đã diễn ra như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 1 mục 2.
-? Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
- GV sử dụng bản đồ và tường thuật diễn biến trên bản đồ.
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn in nghiêng.
-? Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng đất này như vậy? Phải chăng do thời tiết quá khắc nghiệt?
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn cuối.
-? Hai Bà Trưng đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
-? Tại sao Hai Bà Trưng tự vẫn?
- Gv tổ chức cho HS thảo luận:
-? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán có ý nghĩa như thế nào?
-? Nhân dân ta thể hiện lòng biết ơn đối với những vị anh hùng của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
- GV cho HS xem ảnh đền thờ Hai Bà Trưng.
? ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
GV: Nhân dân ta rất tôn thờ Hai Bà Trưng chính vì vậy tên đường , tên phố thường được đặt tên hai bà.
- HS đọc SGK.
- Là tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, nắm mưu, quen chinh chiến phương Nam.
- Sợ hãi tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất của nhân ta.
- Sự bỏ mạng của 1 viên tướng người Hán.
- Khí tiết oanh liệt- không muốn rơi vào tay giặc.
- Tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
- Lập đền thờ, kỉ niệm từ 6-8 tháng 2 và 8/3.
- Đặt tên phố, tên đường.
- Tháng 4 – 42 đến tháng 11- 43 Mã Viện đem 2 vạn quân, 2 nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công Hợp Phố và tiến vào nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ.
- Quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố.
- Tại Lãng Bạc, đã diễn ra những cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán.
- Quân ta lui về giữa Cổ loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê. 
- Hai Bà Trưng cho quân nghênh chiến, cuộc chiến diễn ra ác liệt.
- Cuối tháng 3 – 43 (ngày 6 tháng 2 âm), Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.
- Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến 11- 43 . Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước, quân đi 10 phần, khi về chỉ còn bốn năm phần.
- ý nghĩa: Thể hiện ý chí quất cường, bất khuất của dân tộc ta. 
* Củng cố bài học:
-? Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?
-? Diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
-? Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của hai bà Trưng trong việc học tập và giữ ginf các di tích lịch sử?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến.
- Về nhà hoàn thiện bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
ý nghĩa
Mùa xuân năm 40
4- 42
3-43
11-43
44
- Đọc và chuẩn bị bài 19 tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 20.doc