Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 26, Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:Giúp học sinh nắm được:

- Từ thế kỉ VII các thế lực phong kiến Đường thống trị: chia lại khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị, tăng cường áp bức bóc lột.

- Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

2- Kĩ năng:

- Biết phân tích và đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử.

3 - Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc.

- Biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì ĐLDT.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh đình thờ Phùng Hưng.

- Lược đồ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan khác

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 26, Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Ngày soạn: 27 / 02 / 2011
Tiết: 26
Ngày dạy: 01 / 03 / 2011
Bài: 23
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:Giúp học sinh nắm được:
- Từ thế kỉ VII các thế lực phong kiến Đường thống trị: chia lại khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị, tăng cường áp bức bóc lột.
- Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
2- Kĩ năng:
- Biết phân tích và đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử.
3 - Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc.
- Biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì ĐLDT.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh đình thờ Phùng Hưng.
- Lược đồ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan khác
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra nh thế nào?
-? Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông lại độc được quân Lương, giành độc lập cho đất nước?
* Giới thiệu bài mới:
Dưới ách đô hộ của một triều đại phong kến TQ mới, nước ta có thay đổi gì? Cuộc sống của nhân dân dưới ách đô hộ ra sao? Các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của nhân dân trong thời kì này diễn ra như thế nào?
1- Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 
-? Nhà Đường đã tiến hành chính sách cai trị và bóc lột nào?
-? Theo em, chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác trước?
-? Nhận xét của em về chính sách cai trị, bóc lột đó?
- GV sử dụng lược đồ phóng to H48- SGK tr63: chỉ danh giới các châu...
-? Vậy, dưới đô hộ của nhà Đường, nước ta có những thay đổi gì?
-? Theo em, trước tình hình đó, phản ứng của quần chúng nhân dân sẽ như thế nào?
- HS đọc SGK.
- Chia lại KV hành chính, đặt tên mới, tiến hành bóc lột nặng nề, tàn bạosiết chặt ách đô hộ để nhanh chóng đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Chia lại KV hành chính, đặt tên mới, cuộc sống nhân dân cực khổ.
- Nhân dân sẽ nổi dậy khởi nghĩa.
- Năm 679, nhà đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
- Chia đơn vị hành chính, đặt tên mới, sắp đặt lại quan cai trị. Các châu , huyện do người Trung Quốc cai trị, ở miền núi do các tù trưởng địa phương cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản.
- Nhà Đường tiến hành sửa sang lại đường xá, xây thành đắp luỹ, tăng thêm quân số...
- Ngoài thuế ruông nhà Đường còn bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế mới : muối, sắt gai, cống nạp các sản vật quý như ngọc trai, sừng tê
 Kinh tế đình trệ, đời sống nhân dân cực khổ.
2- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (772)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 1 
-? Em hãy giới thiệu vài nét về Mai Thúc Loan?
-? Em biết câu chuyện nào liên quan đến Mai Thúc Loan?
-? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
-? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Kết quả?
-? Cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì?
- GV: Khởi nghĩa MTL là cuộc KN tiêu biểu..tuy không giành thắng lợi hoàn toàn, nhưng khẳng định ý chí quyết tâm giành ĐLDT của nhân dân ta.
- HS đọc SGK.
- HS trr lời theo SGK.
- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
- KN thất bại năm 722.
- Khẳng định ý chí quyết tâm giành ĐLDT của nhân dân ta.
- Mai Thúc Loan là người làng Mai Phụ – huyện Thạch Hà - tỉnh hà Tĩnh. Thủa nhỏ ông đi chăn trâu, kiếm củi cho nhà giàu.
- Đến thế kỉ III cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Hoan Châu. Nhân dân ái Châu và Diễn Chaai nổi dậy hưởng ứng.
- Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa Nam ( Nam đàn) để xây dựng căn cứ.
 - Mai Hắc Đế liên kết với các Giao Châu và Cham pa, tân công Tống Bình. Viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722 nhà đường đem 10 vạn quân đàn áp cuộc khởi nghĩa, Mai Hắc Đế thua trận.
3- Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776- 791)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK 1 và 2.
-? Em biết câu chuyện nào kể về Phùng Hưng?
-? Qua câu chuyện em hiểu gì về Phùng Hưng?
-? Theo em, vì sao cuộc KN Phùng Hưng bùng nổ và được mọi người ủng hộ?
 - Yêu cầu HS đọc SGK phần còn lại.
-? Cuộc KN diễn ra như thế nào?
-? Cuộc KN đã đem lại kết quả gì?
- GV giới thiệu ảnh: Đình thờ Phùng Hưng.
- Nhấn mạnh: Đình thờ Phùng Hưng là biểu hiện của lòng biết ơn của nhân dân ta đối với người anh hùng có công lãnh đạo nhân dân KN giành lại quyền làm chủ.
- HS đọc SGK.
- Chuyện Phùng Hưng giết hổ.
- Là người rất khoẻ, giàu lòng thương người.
- Lãnh đạo tài giỏi, thương người.
- CS bóc lột tàn bạo của nhà Đườngnhân dân oán hận.
- Giành lại quyền làm chủ đất nước.
- Lãnh đạo: Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải. Phùng Hưng quê làng Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội ngày nay). Ông hay giúp đỡ người nghèo, ai cũng mến phục.
- Diễn biến: Năm 776, Phùng Hưng và Phùng Hải đã họp quân khởi nghiã ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ, sau đó nghĩa quân vào bao vây Tống bình, viên đô hộ là Cao Chính Bình phải cố thủ trong thành rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm thành, sắp xếp việc cai trị.
- Phùng Hưng mất, con là Phùng An nối nghiệp. Năm 791 nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra hàng.
- Kết quả và ý nghĩa: 
- giành lại quyền làm chủ đất nước.
- Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ Quốc.
* Củng cố bài học:
-? Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?
-? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
-? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nguyên nhân, diễn biến các cuộc KN Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng.
- Đọc và chuẩn bị bài 24 “ Nước Cham- Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X” tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc