Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Năm học 2008-2009

I – MỤC TIÊU

 HS cần đạt:

 1. Hiểu được:

 - Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến;

 - Sự nảy sinh những vùng văn hoá lớn khắp ba miền đất nước, chuẩn bị bước sangthời dựng nước, trong đó đáng chú ý là văn hoá Đông Sơn.

 2. rèn luyện kĩ năng nhận xét, so sánh sự việc; bước đầu biết sử dụng bản đồ.

 3. Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.

 

II – PHƯƠNG TIỆN

 - Bản đồ khảo cổ Việt Nam;

 - Tranh ảnh, cổ vật phục chế;

 - Tư liệu lịch sử, văn hoá có liên quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2008
Tiết 12. Bài 11
Những chuyển biến về xã hội
I – Mục tiêu 
 HS cần đạt:
	1. Hiểu được:
	- Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến;
	- Sự nảy sinh những vùng văn hoá lớn khắp ba miền đất nước, chuẩn bị bước sangthời dựng nước, trong đó đáng chú ý là văn hoá Đông Sơn.
	2. rèn luyện kĩ năng nhận xét, so sánh sự việc; bước đầu biết sử dụng bản đồ.
	3. Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
II – phương tiện 
	- Bản đồ khảo cổ Việt Nam;
	- Tranh ảnh, cổ vật phục chế;
	- Tư liệu lịch sử, văn hoá có liên quan.
III – Tổ chức các hoạt động
	* Kiểm tra bài cũ
	- ND: Nêu những chuyển biến trong đời sống của người Phùng Nguyên – Hoa Lộc.
	- HT: Kiêm tra miệng.
	- Y/c: (x.tiết 11).
	* Giới thiệu bài
 - Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước là hai phát minh quan trọng, dẫn đến sự thay đổi lớn trong xã hội.
	- (?)
	* Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
* Kiểm tra bài cũ:
 - Người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã có những phát minh gì?
 - Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình gốm so với một công cụ bằng đá?
* HD quan sát các cổ vật và nghiên cứu SGK:
 - Một người có thể tự mình làm ra những vật như vậy được không?
 - Vậy, xã hội đã có sự phân công lao động như thế nào?
 - Trong một nghành nghề (như trồng lúa nước), một ngươi có thể đảm đương và thông thạo tất cả công việc được không?
 - Từ thực tế đó, xã hội cần có sự phân công lao động như thế nào?
* GV kết luận:
Hoạt động 2
* KT bài cũ:
 - Xã hội nguyên thuỷ trước đây được tổ chức như thế nào?
 - Phát minh ra thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã có tác động như thế nào đến cuộc sống của người nguyên thuỷ?
* HD nghiên cứu SGK:
 - Xã hội nguyên thuỷ thời kì này có gì thay đổi?
 - Trong sự phân công lao động xã hội, phụ nữ và nam giới, ai là lao động chính?
 - Thị tộc mẫu hệ có còn phù hợp nữa không?
 - Em có nhận xét gì về cách tổ chức quản lí xã hội ở làng bản, bộ lạc?
* Giải thích về tục chôn người chết:
 - Có gì khác nhau trong các ngôi mộ cổ được tìm thấy?
 - Em có suy nghĩ gì về sự khác nhau trong các ngôi mộ này?
Hoạt động 3
* HD quan sát bản đồ:
 - GV giới thiệu vị trí của các di chỉ: óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn;
 - Em có nhận xét gì về sự phân bố các vùng văn hoá trên?
* HD quan sát cổ vật (vũ khí và công cụ bằng đồng):
 - Nêu nhận xét về các loại hình công cụ và cá nghành nghề thời đó.
 - Theo em, công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển bién trong xã hội nghuyên thuỷ?
* GV kết luận:
 1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
 (3 phát minh quan trọng: đồ gốm, đồ đồng, nghề nông trồng lúa nước).
 (Chất liệu: bền hơn, chắc hơn, dễ tạo hình hơn; nguồn gốc: quặng, đất sét; cách làm: phức tạp hơn, đòi hỏi kĩ thuật cao hơn).
 (Không phải ai cũng biết luyện kim hoặc đúc đồng hay làm đồ gốm)
 - Xuất hiện sự chuyên môn hoá:
 + Phân công lao động theo nghành nghề;
 + Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
 (Không thể).
 - Có sự phân công lao đông theo giới tính giữa phụ nữ và nam giới.
 => Sự phân công lao động (theo nghề nghiệp và giới tính) là cần thiết...Sự phân công lao động xã hội phức tạp hơn, nhưng đó là một chuyển biến cực kì quan trọng.
 2. Xã hội có gì đổi mới? 
 (Tổ chức thị tộc mẫu hệ).
 (Cuộc sống ổn định, đông đảo hơn, định cư lâu dài hơn,...).
 - Hình thành các chiềng, chạ (làng, bản) và bộ lạc.
 (Người nam giới là lao động chính và làm công việc nặng nhọc).
 - Thị tộc mẫu hệ được thay thế bằng thị tộc phụ hệ.
 - Người cao tuổi được coi trọng.
 (Có những ngôi mộ có chôn theo của cải: giàu có; có những ngôi mộ không chôn theo của cải: nghèo).
 - Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
 - Các khu vực văn hoá phát triển đều khắp trên cả ba miền của đất nước ta.
 (Các công cụ chủ yếu bằng đồng, hìh dáng trang trí hài hoà...; nhiều loại hình coong cụ khác nhau, phù hợp với nhiều công việc, nghành nghề -> Nghề luện kim, đúc đồng và nghề nông rất phát triển).
 - Công cụ bằng đồng thay thế hẳn công cụ bằng đá.
 => Cư dân của văn hoá Đông Sơn gọi chung là người Lạc Việt.
* Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
	1. Tổng kết
	Trên cơ sở những phát minh lớn về kinh tế, quan hệ xã hội có nhiều chuyển biến, tạo điều kiện hình thành những khu vực văn hoá lớn: óc Eo, Sa Huỳnh và đặc biệt là văn hoá Đông Sơn (gọi chung là người Lạc Việt).
	2. Câu hỏi, bài tập
- Câu hỏi ôn bài (SGK).
- Bài tập (Vở bài tập).
- Điền lược đồ Một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam.
	3. Chuẩn bị bài sau
	- Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trong mỗi mục.
	- Tham khảo tài liệu (Lịch sử Việt Nam, Tập I).
	- Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, hiện vật).
	* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docTIET 12 - bai 11.doc