Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1-2 - Tòng Văn Hợp

 1 . Mục tiêu bài học

 a . Kiến thức :

- Giúp H hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người , học lịch sử là cần thiết

b . Tư tưởng : Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính sác và sự ham thích trong học tập bộ môn

c . kỹ năng : Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát

 2 . Chuẩn bị

a . Thầy :

- Soạn giáo án

- Một số tranh ảnh lịch sử

b . Trò : - Vở ghi

 - Đọc trước sách giáo khoa ở nhà

 3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức :(1/2’) Kiểm tra sĩ số : 6a 6B

 a . kiểm tra bài cũ : kiểm tra vở ghi + sách giáo khoa của học sinh

 * / Giới thiệu bài :(1/2’) Ở lớp 6 các em sẽ được học về một số nét cơ bản về văn hóa cổ đại thế giới và tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến thế kỷ X , đẻ học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể , các em phải hiểu lịch sử là gì ? học lịch sử để làm gì

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1-2 - Tòng Văn Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em phải hiểu lịch sử là gì ? học lịch sử để làm gì 
 b . Dạy bài mới 
T
?g
H
T
?kh
H
T
T
?kh
H
T
?g
T
?tb
H
T
?kh
H
?tb
T
H
T
?tb
H
T
?kh
H
?tb
H
?kh
H
T
?tb
T
T
các em đã biết rằng con người , cây cỏ , mọi vật xung quanh ta đều sinh ra , lớn lên và biến đổi 
theo em có phải các loài cây cỏ , loài vật từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay
không ?
không phải , mà có sự tiến hóa 
những gì mà các em thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian , nghĩa là đều có lịch sử , có thể nói rằng , lịch sử là quá trình hình thành , phát triển và biến đổi của sự vật , con người ,tức là quá khứ là những gì đã qua .
Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay .
Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người ?
một con người thì chỉ cá hoạt động riêng của mình , còn xã hội loài người thì liên quan đến tất cả , nghĩa là liên quan đến nhiều người , nhiều nước , nhiều lúc khác nhau 
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ .
vậy học lịch sử để làm gì , có tác dụng như thế nào , chúng ta tìm hiểu tiếp phần 2 
( cho H quan sát hình 1 Sgk )
Nhìn lớp học ở hình 1 em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không ?
nhận xét về lớp học xưa và nay : thầy , trò , bàn ghế 
xưa và nay khác nhau ( nhiều hay ít tùy từng địa phương ) mỗi con người , mỗi làng 
xóm , mỗi dãy phố ... cũng như mỗi dân tộc đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên 
Tại sao có sự thay đổi đó ?
vì con người luôn tìm tòi , sáng tạo để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn 
Theo em . chúng ta có cần biết những thay đổi đó không ?
chúng ta cần biết những thay đổi đó để trân trọng , tiếp nối , giữ gìn 
Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như chúng ta nhận thấy , vậy chúng ta cần tìm hiểu để biết và quí trọng , mỗi con người cần phải biết mình thuộc dân tộc nào , tổ tiên ông cha mình là ai ? con người đã làm gì để có được như ngày nay 
Chúng ta cần biết để làm gì ?
Quí trọng , biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ của mình để đưa nước nhà tiến lên hơn nữa 
Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử ?
học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay 
( Đọc Sgk phần 3 )
Tuy còn ít tuổi , nhưng các em đều biết ít hay nhiều về quá khứ đã trải qua của đất nước , tỉnh , phố phường , làng xóm , về cuộc sống xưa kia của ông bà cha mẹ .
 Tại sao em biết ?
Qua những câu truyện được nghe kể lại 
Quan sát các hình 1 và 2 theo em có những chứng tích hay tư liệu nào do người xưa để lại ?
hình 1 là bức tranh được dựng lại qua những tài liệu mô tả , có thể là kể chuyện truyền miệng hoặc qua một tác phẩm . 
Hình 2: bia đá là hiện vật người xưa để lại, nhờ chữ khắc trên bia, người ta biết đó là bia chiến sĩ.
-Người xưa đã để lại rất nhiều chiến tích giúp cho việc dựng lại lịch sử.
Thế nào là tư liệu truyền miệng ?
Những câu truyện , những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau , sử học gọi là tư liệu truyền miệng 
Thử kể những loại tư liệu truyền miệng mà em biết ?
truyền thuyết , thần thoại , cổ tích ...
Thế nào là tư liệu hiện vật ?
Những di tích , đồ vật người xưa để lại trong lòng đất , hay trên mặt đất , sử học gọi đó là tư liệu hiện vật 
Những bản ghi , sách vở chép tay hay được in , khắc bằng chữ viết , gọi chung là tư liệu chữ viết 
Vậy dựa vào những loại tư liệu nào để các nhà sử học dựng lại lịch sử ?
Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử .
( tổng kết bài ) 
- Lịch sử là khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ 
- mỗi người chúng ta đều phải học và biết lịch sử .
- để xây dựng lịch sử có 3 nguồn tài liệu : truyền miệng , hiện vật , chữ viết 
Đọc câu danh ngôn " Lịch sử là thày dạy của cuộc sống "
1 . Lịch sử là gì ? ( 15 ' )
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ .
- Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay .
- Lịch sử là một môn khoa học
2 . học lịch sử để làm gì ? ( 12')
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn tổ tiên , dân tộc biết quý trọng , biết ơn , biết mình phải làm gì cho đất nước.
3.Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử (14')
- Dựa vào 3 nguồn tài liệu.
+ Tư liệu truyền miệng
+ Tư liệu hiện vật
+Tư liệu chữ viết
c. Củng cố, luyện tập(4’) 
* Bài tập : ? em thử suy nghĩ xem vì sao xi - xê - rông lại nói như vậy ?
* Đáp án : vì học lịch sử giúp ta tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu trong sản xuất , xây dựng , chiến đấu của ông cha dã được đúc rút từ hàng ngàn đời nay 
- học lịch sử còn giúp chúng ta tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới , từ đó phát huy và phát triển trong hiện tại và tương lai .
d . Hướng dẫn học ở nhà .
- Học thuộc bài 
- Đọc trước bài 2 : cách tính thời gian trong lịch sử 
============ * * * =============
 ngày soạn :
ngày dạy : 6a :
tiết 2 bài 2 
 6B :
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A. PHẦN CHUẨN BỊ 
 I . Mục tiêu bài học 
1 . Kiến thức : làm cho H sinh hiểu :
- tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử 
- thế nào là âm lịch , dương lịch và công lịch 
- Biết cách đọc , ghi và tính năm tháng theo công lịch 
2 . Tư tưởng : 
- giúp học sinh biết quí thời gian 
3 . kỹ năng : 
- Bồi dưỡng ý thức về tính chính sác , khoa học 
- bồi dưỡng cách nghi và tính năm , tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại 
 II . Chuẩn bị 
1 . Thầy : - tranh ảnh theo Sgk , lịch treo tường 
 - Soạn giáo án 
2 . Trò : Đọc trước Sgk ở nhà 
B . PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP 
* Ổn định tổ chức ( 1' )kiểm tra sĩ số : 6a : 6B :
 I . kiểm tra bài cũ : (5' ) ? có mấy loại tư liệu lịch sử ?
 Trình bày cụ thể ?
 Đáp án 
- có 3 loại tư liệu lịch sử 
+ tư liệu truyền miệng 
+ tư liệu hiện vật .
+ tư liệu chữ viết ( 4 đ )
- ( trình bày cụ thể ) ( 6 đ )
 II . Dạy bài mới 
* / Giới thiệu bài : Ở bài trước các em đã biết rằng lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước , có sau . Vậy trước hết các em phải nắm được cách tính thời gian trong dạy học lịch sử .
T
?
H
?
T
?
T
T
?
H
T
T
?
H
T
?
H
?
T
T
H
T
Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện xảy ra vào thời gian khác nhau , con người , nhà cửa , làng mạc , phố xá ... đều ra đời , đổi thay , xã hội loài người cũng vậy , muốn hiểu và dựng lại lịch sử , phải xắp xếp tất cả các sự kiện đó theo thứ tự thời gian .
Xem lại hình 1 và 2 của bài 1 , em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm không 
" Không " hoặc " Lâu lắm rồi "
Vậy chúng ta cần biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào đó không ?
Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm , người trước , người sau , bia này có thể dựng lên cách bia kia rất lâu , như vậy người xưa đã có cách tính và ghi thời gian , việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều 
Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào , con người sáng tạo ra cách tính thời gian ?
Từ xưa con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những sự việc mình làm , từ đó nghĩ ra cách tính thời gian , họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên , như hết sáng lại tối , hết mùa nóng đến mùa lạnh ... từ đây
Dựa vào sự quan sát và tính toán , người xưa đã tính được thời gian mọc , lặn , di chuyển của mặt trời , mặt trăng và làm ra lịch 
Quan sát bảng ghi " Những ngày lịch sử và kỷ niệm " em cho biết có những đơn vị thời gian nào và những loại lịch nào ?
... có âm lịch và dương lịch 
Có 2 loại lịch là âm lịch và dương lịch : Cách đây 4000 đến 3000 năm người phương Đông đã sáng tạo ra lịch ( dùng quả địa cầu để minh họa ) 
( giải thích âm lịch là gì ? dương lịch là
 gì ?)
- Người phương Đông xưa căn cứ vào sự tuần hoàn của mặt trăng xung quanh trái đất để tính lịch ( âm lịch ) 1 tháng là 29 ngày 12 giờ 
- người phương Tây căn cứ vào thời gian trái đất xoay xung quanh mặt trời một vòng làm một năm sau đó chia ra tháng ngày
- theo cách tính âm lịch , cứ gần hết 3 năm lại thiếu một tháng ’người ta phải thêm tháng nhuận để khớp với chu kỳ của trái đất 
- Xã hội loài người ngày càng phát triển , sự giao lưu giữa các nước , các dân tộc , các khu vực ngày càng mở rộng 
Ví dụ : Qui định thời gian hội nghị quốc tế hoặc ấn định thời gian các trận đấu bong đá quốc tế v.v ’nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra 
Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ?
Rất cần 
dựa vào các thành tựu khoa học , dương lịch được hoàn chỉnh dần để các dân tộc đều có thể sử dụng , đó là công lịch 
công lịch lấy năm tương truyền chúa giê - su ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên , trước năm đó là trước công nguyên ( TCN ) 
- Có một tôn giáo mà rất nhiều nước có người theo đó là đạo thiên chúa . Đạo thiên chúa thờ chúa Giê su b, mặc dù có nhiều nơi không theo đạo này nhưng vẫn đồng ý cách tính thời gian như vậy 
theo hiểu biết của em , một năm có bao nhiêu tháng , ngày ?
- Một năm có 12 tháng hay 365 ngày 6 giờ 
Đó là dựa vào tính toán khoa học một cách chính xác 
Nếu ta chia số ngày đó cho 12 tháng thì số ngày cộng lại là bao nhiêu , thừa ra bao nhiêu ? phải làm thế nào ?
Người xưa có sáng kiến : 4 năm có một năm nhuận ( thêm một ngày cho tháng 2 )
( Vẽ trục thời gian lên bảng và giải thích cách ghi )
vẽ vào vở 
Kết luận : Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử , do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian , từ thời xa xưa , con người đã sáng tạo ra lịch , tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất , cụ thể .
- có 2 loại lịch : Âm lịch và dương lịch 
- Dương lịch được hoàn chỉnh , trở thành công lịch
1 . Tại sao phải xác định thời gian ( 5 ' )
- Việc xác định thời gian là thực sự cần thiết , là một nguyên tắc 

File đính kèm:

  • docSử 6 tiết 1+2.doc
Giáo án liên quan