Giáo án Lịch sử 6 - Nguyễn Thị Hiền

I,Mục đích yêu cầu: Học xong bài này, cần đạt được:

 1. Kiến thức : Giúp hs hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Do đó, học lịch sử là cần thiết.

2. Tư tưởng: Bước đầu bồi dưỡng cho hs ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kĩ năng: Bước đầu giúp hs có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

II, Đồ dùng dạy học : Một số tranh, ảnh về lịch sử nước ta : Trống đồng Ngọc Lũ, mũi tên đồng Cổ loa, thành nhà Hồ .(nếu có trong thư viện)

III, Tổ chức các hoạt động dạy học :

1/. Giới thiệu bài : Ở cấp Tiểu học, các em đã được làm quen với các tiết học lịch sử qua bộ môn “Tự nhiên và xã hội” và đã nắm được những nét khái quát, sơ lược về quá trình dựng nước của dân tộc ta. Lên lớp 6, chúng ta bắt đầu học bộ môn lịch sử với tư cách là một khoa học. Để hiểu một cách rõ hơn về bộ môn và tầm quan trọng của nó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta sáng tỏ điều đó.

 

doc97 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Nguyễn Thị Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sau khi lên ngôi, An Dương Vương tiến hành xây thành cổ loa và xây dựng lực lượng quốc phòng. Nhưng vì chủ quan , mất cảnh giác nên đã để mất nước Âu Lạc vào tay quân xâm lược Triệu Đà.
3/- Dạy - học bài mới:
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu mục 1)
- GV tổ chức cho HS đọc SGK và quan sát sơ đồ khu Thành Cổ Loa.
GV: Em có nhận xét gì về thành Cổ Loa và việc xây dựng thành Cổ Loa của cha ông ta ?
HS thảo luận nhóm.
GV : lực lượng quânđội, vũ khí của Âu 
Lạc NTN ?
HS dựa vào nội dung SGK trả lời.
Câu hỏi môi trường:Việc xd khu thành Cổ Loa đó,chứng tỏ cha ông đã sử dụng những đk tự nhiên ntn?
 1- Thành cổ loa và lực lượng quốc phòng:
 a- Thành Cổ Loa:
 - Là khu thành đất lớn, gồm 3 vòng khép kín, như hình tròn ốc ( Loa thành hay thành Cổ Loa)
- Thành vừa là kinh đô, vừa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia ( Quân thanh)
- Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành độc đáo của ông cha ta.
b- Lực lượng quốc phòng:
 - Xây dựng lực lượng quân đội lớn 
gồm 2 binh chủng : thuỷ binh và bộ binh.
- Trang bị vũ khí = đồng : giáo rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.
Hoạt động 2:Hướng dẫn Hs tìm hiểu mục 2)
GV tổ chức cho HS đọc SGK 
GV giới thiệu vài nét về tình hình XH Trung Quốc đầu thế kỉ III TCN.
GV : Nhà nước Âu Lạc bị sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
HS trình bày theo SGK.
GV: thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?
HS thảo luận - nhận xét.
2- Nhà nước Âu lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
 - Sau khi lập nước Nam Việt Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc nhưng bị quân dân . Âu lạc đánh bại .
 - Triệu Đà giả vờ xin hoà, dùng mưu mô xảo quyệt + tấn công quân tấn công quân sự -> xâm lược Âu lạc ( năm 179 TCN) -> Âu lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
 Bài học :
+ Cảnh giác đối với kẻ thù, không nên chủ quan.
 + Nội bộ phải thống nhất, đoàn kết để cùng nhau đánh giặc.
4/- Sơ kết bài học:
	- Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, ND ta đã đánh tan quân xâm lược Tần, tạo ĐK cho sự hình thành nhà nước Âu Lạc. Đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ .
	- Do chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để mất nước Âu Lạc vào tay quân XL Triệu Đà, bắt đầu thời kì đen tối kéo dài ngót một ngàn năm .
 5/- Bài tập củng cố thực hành
 1. GV gọi 1 ( hoặc 2 HS) lên bảng, dựa vào sơ đồ thành Cổ Loa miêu tả lại.
 2. Cột I ghi niên đại , cột II ghi tên các sự kiện lịch sử.
Em hãy đánh mũi tên từ cột I sang cột II cho đúng.
I,- Niên đại 
II,- Sự kiện
Năm 214 TCN
Năm 208 TCN
Năm 207 TCN
Năm 179 TCN
 Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán
Quân Tần tiến xuống phía bắc Văn Lang
Quân Tần rút về nước.
Âu lạc rơi vào tay quân XL Triệu Đà
 6/- Dặn dò, chuẩn bị : Nắm lại một cách hệ thống các vấn đề cơ bản ở chương I và II, chuẩn bị cho tiết ôn tập.
*Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Ngày soạn 12/12/2011
Tiết 17: Bài 16 : Ôn tập chương I và Chương II
I,- Mục tiêu : 
1- Kiến thức:
- Giúp HS củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang - Âu Lạc .
- Nắm được những thành tựu kinh tế, Văn hoá tiêu biểu của các thời kì khác nhau.
-Nắm được những nét chính về tình hình xã hội và nhân dân thời Văn Lang - Âu Lạc, cội nguồn của dân tộc.
2- Tư tưởng : Củng cố ý thức và tình cảm đối với Tổ quốc, với nền văn hoá dân tộc.
 3- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện có hệ thống.
II,-Chuẩn bị đồ dùng :
 GV chuẩn bị : - Các công cụ, trống đồng hoặc hiện vật phục chế.
 HS chuẩn bị : Sưu tầm tranh, ảnh các công trình , nghệ thuật của nước ta thời Văn Lang - Âu Lạc.
III,- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Nhà nước Âu lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
2.Giới thiệu bài
3.Bài mới:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 1)
GV : yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ở đầu mục 1.
*HS quan sát các công cụ phục chế.
GV : Em có nhận xét gì về sự xuất hiện con người đầu tiên trên đất nước ta ?
HS thảo luận - nhận xét .
 1- Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta ? Thời gian? Địa điểm 
- Dấu tích : Răng hoá thạch, công cụ ghè đẽo thô sơ.
 - Địa điểm : Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai.
 - Thời gian : Khoảng 40 -> 30 vạn năm trước.
=> Cách đây hàng chục vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống -
Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2)
*GV cho HS quan sát các công cụ phục chế.
GV tổ chức cho HS kẻ theo bảng phân kì các giai đoạn của thời nguyên thuỷ theo các cột thời gian {Địa điểm} KT chế tác công cụ.
 2- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
- Giai đoạn đầu của Người Tinh Khôn:
 + Thời gian: cách đây khoảng 3 vạn -> 2 vạn năm
 + Địa điểm: Mài đá Ngườm(Thái Nguyên) , Sơn vi(Phú Thọ)
 + Công cụ ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng .
- Giai đoạn phát triển của Người Tinh khôn:
 + Thời gian: Cách đây khoảng 10000 -> 4000 năm.
 + Địa điểm : Hoà Bình, Bắc Sơn.
 + Công cụ đá mài sắc bén hơn 
- Giai đoạn cuối của Người Tinh khôn:
 + thời gian: Cách ngày nay khoảng 4000 -> 3500 năm.
 + Địa điểm: phùng Nguyên( phú thọ) , Hoa Lộc ( Thanh Hoá)
 + Kĩ thuật chế tác đá, làm đồ gốm tinh xảo. Thuật luyện kim ra đời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 3)
GV: Qua các bài đã học , em hãy cho biết những ĐK nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lamg - Âu Lạc ?
HS thảo luận.
3- Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âuu Lạc.
- Kinh tế phát triển -> phân biệt giàu nghèo -> nảy sinh > < xã hội 
 - Nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi.
 - Nhu cầu chống ngoại xâm => cần có một người tài giỏi, có uy tín, thống nhất các bộ lạc , trị thuỷ và làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm, quản lý xã hội .
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 4)
GV yêu cầu HS nêu các công trình văn hoá tiêu biểu.
.
4- Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc.
-Trống đồng và thành cổ loa.
 4/- Giáo viên sơ kết : Thời Văn Lang - Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:
 - Tổ quốc
 - Thuật luyện kim
 - Nông nghiệp lúa nước
 - Phong tục tập quán riêng
 - Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.
5/- Bài tập về nhà: Sưu tầm những mẩu chuyện nói về cội nguồn dân tộc, về thời dựng nước và giữ nước đầu tiên.
6/- Chuẩn bị: Đọc trước SGK bài 17, năm khái quát những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).
*Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 Ngày soạn:20/12/2011
Tuần 18:Tiết 18: Kiểm tra -Học kì 1.
 (Đề bài do PGD ra cho HS làm )
Thời gian:45phút
I)Mục tiêu:GV ra đề phù hợp với kiến thức của hS ,kiến thức cơ bản mà các em đã học,giúp HS hệ thống hoá các kiến thức đã học
II)Gv tổ chức cho hS làm bài.
-GV phát đề in sẵn cho HS làm bài.
Đề bài: Đề bài sau đây do GV ra ở lớp
Câu1:3đ.Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?So sánh bộ máy nhà nước thời Hùng Vương và thời An Dương Vương?
Câu2:2đ.Em hãy kể tên những thành tựu vă hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Phương Đông?
Câu3:5đ.Trình bày những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?So với người nguyên thuỷ,đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có những điểm gì mới?
 Đáp án:
Câu1:3đ.HS nêu được các ý sau:
Nhà nớc ra đời trong hoàn cảnh:
-Nhu cầu chống giặc ngoại xâm
-Vua Hùng thứ 18.......,đời sống nhân dân ngày càng khó khăn
-Về cơ bản là giống nhau
-Quyền lực của vua thời An Dương Vương là cao hơn
Câu2;2đ.Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Phương Đông?
-Kim tự tháp Ai Cập
-Vườn treo ba bi lon ở Lưỡng Hà
Câu3:5đ.1)Trình bày những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:
-ở:nhà sàn làm bằng gỗ,tre, nứa
-Ăn;cơm,rau,thịt,cá
-Mặc:Nam đóng khố,nữ mặc váy
2)Những điểm mới trong đời sống tinh thần:
-xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp
-Lễ hội,tín ngưỡng,khiếu thẫm mĩ cao.
-Tín ngưỡng
-Khiếu thẫm mĩ cao
III)GV thu bài của HS về chấm và nhận xét
 Ngày soạn:10/1/2009 
 Học kì II
 Chương III: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
Tiết 19 : Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40)
 I,- Mục tiêu bài học :
 1- Kiến thức : Giúp HS nắm được:
 - Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử gọi là thời Bắc thuộc, Achs thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể ND ủng hộ , nên đã nhanh chóng thành công. ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập.
 2- Tư tưởng, tình cảm:
 - Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc .
 - Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3- Kĩ năng : - Biết tìm nguyên nhân và mục đích của cuộc khỡi nghĩa.
 - Bước đầu biết sử dụng kĩ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
II,- Đồ dùng dạy học , tài liệu tham khảo :
 GV chuẩn bị :-Tranh khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phù điêu đồng)
 - Tài liệu : “ Đại cương lịch sử VN” tập 1
 HS chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa .
III,- Hoạt động dạy học
 1/- Kiểm tra bài cũ:
 - Nguyên nhân dẫn đến thất bại của An Dương Vương ?
 - Thất bại của An Dương Vương dẫn đến hậu quả như thế nào ?
2/- 

File đính kèm:

  • docSu 6.doc
Giáo án liên quan