Giáo án lịch sử 6 Bài 2. cách tính thời gian trong lịch sử
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Khái niệm “thập kỉ”, “thế kỉ”, “thiên niên kỉ”, thời gian trước và sau Công nguyên.
- Hiểu được nguyên tắc của phép làm lịch và cách tính lịch.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS tính chính xác, tác phong khoa học trong công việc
- Thấy được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
3. Kĩ năng:
- HS biết cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ một cách chính xác.
- Làm được bài tập cách tính thời gian
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, cuốn lịch.
2. Học sinh : Đọc SGK bài mới, học bài củ theo hướng dẫn.
III. Tiến trình Dạy - Học
1. Kiểm tra bài cũ: Mục đích của học tập lịch sử ?
2. Giới thiệu bài:
Đặc điểm của bộ môn lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Nó vừa có tính chân thật, vừa có tính chuẩn xác về thời gian.Vậy, thời gian trong lịch sử có cách tính như thế nào ?
Tuần: 2 Tiết: 2 Ngày soạn: 25/08/2014 Ngày dạy: 29/08/2014 BÀI 2. CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Khái niệm “thập kỉ”, “thế kỉ”, “thiên niên kỉ”, thời gian trước và sau Công nguyên. - Hiểu được nguyên tắc của phép làm lịch và cách tính lịch. 2. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS tính chính xác, tác phong khoa học trong công việc - Thấy được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. 3. Kĩ năng: - HS biết cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ một cách chính xác. - Làm được bài tập cách tính thời gian II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, cuốn lịch. 2. Học sinh : Đọc SGK bài mới, học bài củ theo hướng dẫn. III. Tiến trình Dạy - Học 1. Kiểm tra bài cũ: Mục đích của học tập lịch sử ? 2. Giới thiệu bài: Đặc điểm của bộ môn lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Nó vừa có tính chân thật, vừa có tính chuẩn xác về thời gian.Vậy, thời gian trong lịch sử có cách tính như thế nào ? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1. Tìm hiểu vì sao phải xác định thời gian. GV: Hướng dẫn xem lại hình 1 và 2 SGK ? Em có thê nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm ? HS: trường làng không xác định thời gian, bia đá có xác định được GV kết luận: như vậy, xác định thời gian thật sự cần thiết. ? Dựa vào đâu và bằng cách nào, con người tạo ra được cách tính thời gian ? HS: dựa vào hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại và mối quan hệ hiện tượng tự nhiên với Mặt trời, Mặt trăng. Hoạt động 2. Tìm hiểu người xưa đã tính thời gian như thế nào ? GV: Giúp HS nắm được cách tính thời gian của người xưa. HS: đọc SGK những đoạn trích SGK những ngày lịch sử và kỉ niệm ? Hãy xem trên bảng ghi có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào ? HS: có đơn vị thời gian ngày, tháng, năm và loại lịch âm và lịch dương ? Trên thế giới có mấy cách tính lịch ? HS: Có 2 cách: lịch âm và lịch dương. HS: Hãy xác định đâu là âm lịch ? đâu là dương lịch ? ở bảng ghi SGK. GV: Nhận xét, kết luận, ghi bảng. 1. Tại sao phải xác định thời gian ? - Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của môn lịch sử. 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? -Có 2 cách tính lịch: + Âm lịch: dựa theo chu kì vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. + Dương lịch: dựa thao chu kì vòng quay củaTrái Đất quanh Mặt Trời (1 tháng có 30 đến 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày) Hoạt động 3. Tìm hiểu thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? GV: Cho HS quan sát cuốn lịch các em gọi đó là Công lịch. Đây là loại lịch dùng chung cho cả thế giới. GV: Mở rộng hình thành khái niệm “thập kỉ”, “thiên niên kỉ”…, thời gian “trước công nguyên”, “sau công nguyên”. ? Vì sao phải có Công lịch ? HS: Vì cần có cách tính lịch thống nhất toàn thế giới. 179TCN CN 40 248 ? Công lịch được tính như thế nào ? HS: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê – xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN) GV: Minh họa bằng sơ đồ hướng dẫn cách ghi và tính thời gian theo Công lịch. 3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? -Lịch chung của thế giới tính là Công lịch (dương lịch). - 1 năm = 12 tháng ( năm nhuận thêm 1 ngày). - 10 năm = 1 thập kỉ - 100 năm = 1 thế kỉ - 1000 năm = 1 thiên niên kỉ 4. Củng cố: - GV cho HS làm bài sau: 1 năm = ……………… tháng 100 năm =…………… thế kỷ 10 năm = …………… thập kỷ 1000 năm = ………… thiên niên kỷ - Hiện nay trên thế giới có mấy loại lịch ? - Lịch chung của thế giới là loại lịch nào ? gọi là lịch gì ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Về nhà học theo nội dung vở ghi. - GV cho HS làm bài sau: 2 năm = ……………… tháng 200 năm =…………… thế kỷ 30 năm = …………… thập kỷ 3000 năm = ………… thiên niên kỷ - Đọc SGK trước ở nhà bài 3. Xã hội nguyên thuỷ. IV. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TUAN 2 SU6 TIET22014 2015.doc