Giáo án Lịch sử 12 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ - Nguyễn Thị Thu Hòa

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 – đến nay), lịch sử VN 1919-1954. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.

- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết

 - Về kiến thức :

 Yêu cầu HS cần :

- Xác định được thời gian ra đời của chiến tranh lạnh. Từ những sự kiên tiêu biểu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, giải thích được vì sao lại chấm dứt chiến tranh, tìm ra mối liên hệ chiến tranh lạnh chấm dứt với quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

- Hiểu được tác động của cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 2 từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay.

- Hiểu và phân tích được vai trò lãnh đạo của ĐCS Đông Dương trong cách mạng tháng Tám.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ - Nguyễn Thị Thu Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giaos án lịch sử 12: tiết 36
KIỂM TRA HỌC KỲ 
MÔN LỊCH SỬ(Thời gian 45 phút)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 – đến nay), lịch sử VN 1919-1954. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
	- Về kiến thức :
	Yêu cầu HS cần :
- Xác định được thời gian ra đời của chiến tranh lạnh. Từ những sự kiên tiêu biểu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, giải thích được vì sao lại chấm dứt chiến tranh, tìm ra mối liên hệ chiến tranh lạnh chấm dứt với quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
- Hiểu được tác động của cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 2 từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay. 
- Hiểu và phân tích được vai trò lãnh đạo của ĐCS Đông Dương trong cách mạng tháng Tám.
- Phân tích, bình luận những bài học kinh nghiệm của Đảng thời kỳ 1945-1946, liên hệ với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
	- Về kĩ năng :
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng so sánh, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
- Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
	- Hình thức : Tự luận 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Cấp độ
Tên
 chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
Quan hệ quốc tế 1945-2000
Thời gian ra đời CT lạnh
Lý giải NN chấm dứt CT lạnh
Bình luận được tác động chấm dứt CT lạnh
Số câu
Số điểm : 
Tỉ lệ %
1
0,5
16%
2/3
2
57%
1/3
1
27%
3
3,5
35%
Cách mạng KHCN
Lý giải được ý nghĩa quan trọng nhất CMKHCN
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5
100
1
0,5
5%
PT GPDT 1939-1945
Chủ trương Đảng chớp lấy thời cơ
Lý giải được NN quan trọng nhất thắng lợi CM
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
2
80%
1
0,5
20%
2
2,5
25%
Nước VNDCCH
Xác định mục tiêu chung các thế lực ngoại xâm
Phân tích bài học kinh nghiệm Đảng thời kỳ 45-46
Tìm ra mối liên hệ 45-46 với cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5=14%
2/3
2=57%
1/3
1 =28%
2
3,5=35%
Tổng 
1
0,5-5%
1
2
20%
3
1,5
15%
2/3
2
20%
1
3
30%
1/3
1
10%
7
10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Trắc nghiệm (2đ)
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng
1.Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào ?
 A. Tháng 2/1945 	 C. Ngày 12/3/1947 
 B. Tháng 7/1947 	 D. Ngày 4/4/1949
 2.Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì ?
 A.Tạo ra 1 khối lượng hàng hóa đồ sộ.
 B.Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
 C.Thay đổi 1 cách cơ bản các nhân tố sản xuất. 
 D.Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
3.Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:
A.Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
B.Liên minh công nông vững chắc.
C.Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
D.Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4.Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là:
A.Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B.Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C.Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
D.Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
II. Tự luận (8đ)
Câu 1(3đ): Tại sao Xô - Mỹ chấn dứt cuộc “chiến tranh lạnh”? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”đã có tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?
Câu 2(2đ): Xác định những sự kiện chính trong cách mạng tháng tám năm 1945 ở Việt Nam cho phù hợp với mốc thời gian ngày, tháng, năm sau đây:
Thời gian
Sự kiện
13/8/1945
14-15/8/1945
16-17/8/1945
19/8/1945
2/9/1945
Câu 3(3đ): Phân tích bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền thời kì 9/1945 đến 12/1946. Hiện nay để bảo vệ chủ quyền biển đảo, theo em Đảng sẽ vận dụng bài học kinh nghiệm quan trọng nào nhất?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm (2đ)
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1 C Câu 3 D
Câu 2 C Câu 4 D
II. Tự luận (8đ)
Câu
Kiến thức cần đạt
Điểm
Câu 1
Tại sao Xô - Mỹ chấn dứt cuộc “chiến tranh lạnh”? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”đã có tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?
3đ
- Cuộc “chiến tranh lạnh”kéo dài trên 40 năm đã làm cho 2 nước bị suy giảm nhiều về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và đặc biệt, vị trí quôc tế của hai nước này bị giảm sút nhiều về mọi mặt, đang đứng trước những thử thách của sự phát triển của thế giới mới.
0,5
- Nhật, Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thách thức của Mỹ và LX.
0,5
- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại và văn hóa ngày càng phát triển rộng rãi.
0,5
- Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.
0,5
Tác động của việc chấm dứt “ chiến tranh lạnh” đối với các mối quan hệ quốc tế.
Quan hệ giữa 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế
0,5
Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mỹ hợp tác, thỏa hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực: , Nam Phi, Afghanistan, Trung Đông, Campuchia, Nicaragoa..
0,5
Câu 2
Xác định những sự kiện chính trong cách mạng tháng tám năm 1945 ở Việt Nam cho phù hợp với mốc thời gian ngày, tháng, năm
13/8/1945 Đảng đã ra Quân lệnh số 1 phát động lệnh Tổng KN trong toàn quốc
2đ
0,5
14-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã nhận định những điều kiện cho một cuộc tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Từ đó Hội nghị quyết định:Thông qua kế hoạch tổng khởi nghĩa trong toàn quốc , chính sách đối nội, đối ngoại.
0,5
16-17/8/1945 Đại hội quốc dân đã nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng;đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh,đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng
0,5
2/9/1945 Hồ chủ Tịch đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
0,5
Câu 3:
Phân tích bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền thời kì 9/1945 đến 12/1946. Hiện nay để bảo vệ chủ quyền biển đảo, theo em Đảng sẽ vận dụng bài học kinh nghiệm quan trọng nào nhất?
3đ
-Bài học về biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, biết phát huy cao độ sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân.
0,5
-Bài học về biết lợi dụng và khai thác triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, xác định đúng kẻ thù chủ yếu, trước mắt, cô lập và tập hợp lưcj lượng đánh đúng kẻ thù.
0,5
-Bài học về tranh thủ khả năng hòa bình và phương pháp đàm phán thương lượng để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng, đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan rộng, quyết liệt, kéo dài.
0,5
-Bài học về việc kết hợp giữa nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ tổ quốc.
0,5
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, theo em Đảng sẽ vận dụng bài học kinh nghiệm quan trọng nhất Bài học về biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, biết phát huy cao độ sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân.Liên hệ vấn đề Biển Đông
1đ
Hương Khê: 12/2014
Tổ trưởng
Hoàng Thị Thúy Nga

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ly 1 lich su 12.doc
Giáo án liên quan