Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 31 Chất dẻo - Năm học 2016-2017

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, máy chiếu

- Một số đồ dùng làm từ chất dẻo: ca, chai, thìa, chậu.

- Bộ thí nghiệm: Pin, dây điện, bóng điện 1,5V( lắp sẵn mạch điện đơn giản), miếng nhựa, cốc, nước nóng, thìa nhựa, chai nhựa.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 31 Chất dẻo - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hãy quan sát trên tay cô và cho cô biết trên tay cô có gì ?
Em trả lời đúng rồi
+ Cả hai đồ vật này được làm bằng gì ?
- Một em nhận xét bạn
- Cô đồng ý với câu trả lời của 2 bạn. Cô tuyên dương 2 bạn.
GV giảng: Những đồ dùng bằng nhựa này thường được làm từ chất dẻo. 
+ Các em hãy kể tên những đồ dùng được làm từ chất dẻo mà các em biết ?
- Cô mời một bạn nhận xét
- Cô thấy các em kể tên được rất nhiều đồ dùng được làm từ chất dẻo. Cô tuyên dương cả lớp
 GV giới thiệu bài: 
 Vậy chất dẻo có nguồn gốc từ đâu? có tính chất gì ? Công dụng ra sao ? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiết khoa học ngày hôm nay bài 31: Chất dẻo. Các em mở SGK trang 64,65 và ghi đầu bài vào vở cho cô, một bạn nhắc lại tên đầu bài.
- Và bây giờ cô cùng các em đi tìm hiểu phần HĐ1: Tính chất của chất dẻo
- GV ghi HĐ1 lên bảng. Sau đó yêu cầu HS 
 2. Nêu ý kiến ban đầu của học sinh:
+ Em hãy mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình về chất dẻo và ghi vào vở thí nghiệm những hiểu biết đó. Sau đó tập hợp ý kiến theo nhóm ghi lại những hiểu biết đó vào bảng nhóm của nhóm mình.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên đính bảng phụ lên bảng lớp và trình bày ý kiến của nhóm mình
+ Một em hãy cho cô biết ý kiến ban đầu của các nhóm như thế nào ?
 GV chốt: Đúng vậy, cô thấy các nhóm đều có các ý kiến khác nhau. Vậy làm thế nào để biết được tính chất chung của chất dẻo mới các em hãy đưa ra câu hỏi đề xuất, thắc mắc của mình.
 3. Đề xuất câu hỏi:
- Gọi HS nêu câu hỏi đề xuất.
- GV ghi câu hỏi lên bảng
+ Vậy để trả lời cho các câu hỏi trên em sẽ lựa chọn những phương án nào ?
+ Cô thấy các phương án của các em đưa ra rất hay. Vậy trong các phương án trên phương án nào đem lại hiệu quả tốt nhất ?
- GV gọi thêm ý kiến một số HS khác
 GV chốt: Cô đồng ý với cách lựa chọn phương án như của các em. Vậy cả lớp ta cùng lựa chọn phương án làm việc với vật thật và làm thí nghiệm nhé !
+ Để trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 chúng ta làm cách nào?
+ Em hãy nói cụ thể hơn về cách làm của mình ?
+ Để trả lời cho các câu hỏi 4 chúng ta làm thế nào? Nêu cách làm ?
+ Để trả lời cho các câu hỏi 5 chúng ta làm thế nào? Nêu cách làm ?
- Câu trả lời của các em rất hay. Cô tuyên dương các em.
- Cô đã chuẩn bị các đồ dùng làm thí nghiệm rồi. Bây giờ cô phát cho các nhóm.
+ Các nhóm hãy cho cô biết các em đã nhận được những đồ dùng làm thí nghiệm nào?
* GV lưu ý khi làm thí nghiệm: 
 Trong các đồ dùng thí nghiệm trên có 1 mạch điện chạy bằng pin, tuy nhiên mạch điện này không gây nguy hiểm khi làm thí nghiệm.
Nhưng việc làm thí nghiệm của chúng ta có sử dụng nước nóng nên các em cần chú ý khi rót nước cần nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh xô đẩy gây bỏng. Dùng xong cần cất bình nước cẩn thận.
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Cho HS tiến hành làm thí nghiệm. Làm xong ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng nhóm.
- Gọi đại diện HS trình bày và gắn bảng nhóm
+ Vậy sau khi làm xong thí nghiệm các em thấy kết quả thí nghiệm các nhóm như thế nào ?
- Vậy chúng ta quay trở lại với các câu hỏi đề xuất, thắc mắc lúc ban đầu của các em.
+ Hãy cho cô biết sau khi làm thí nghiệm thì chất dẻo có nhẹ, bền, khó vỡ không ?
+ Khi ở nhiệt độ cao chất dẻo như thế nào ?
+ Vậy chất dẻo có cách điện, cách nhiệt không?
5. Kết luận, kiến thức mới :
+ Chất dẻo có tính chất gì?
- GV ghi tính chất chung của chất dẻo lên bảng
GV chốt: Chất dẻo tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, có tính dẻo ở nhiệt độ cao, nhẹ, rất bền, khó vỡ 
HĐ2: Công dụng và cách bảo quản
GV: Các em ạ, trong cuộc sống, người ta đã vận dụng một số đặc điểm, tính chất của chất dẻo để làm ra những đồ dùng phục vụ cuộc sống. 
- Vậy chất dẻo còn có những công dụng nào và khi sử dụng cần bảo quản ra sao ? Để hiểu được điều đó cô cùng các em sang HĐ2: Công dụng và cách bảo quản.
- Và bây giờ, cô mời các nhóm lấy những đồ dùng mà các em đã sưu tầm được lên mặt bàn. 
- GV đưa yêu cầu HS làm việc nhóm
+ Hãy quan sát các đồ dùng và thảo luận trong nhóm tìm ra công dụng và cách bảo quản những vật đó như thế nào ? ( 3 phút)
- Cô thấy các nhóm thảo luận rất sôi nổi. Vậy nhóm 1 cho cô biết công dụng của chiếc cốc nhựa này là gì ? Khi dùng xong ta cần bảo quản ra sao?
- Nhóm 2 và 3 nêu tương tự các đồ vật khác.
- GV cho HS quan sát một số bức tranh về một số đồ dùng làm từ chất dẻo.
+ Kể tên các đồ dùng có trong tranh ?
- GV: Nhờ có màu sắc đẹp, bền, khó vỡ nên chất dẻo được sử dụng rộng rãi làm đồ dùng trong gia đình........
+ Vậy chất dẻo có công dụng như thế nào trong cuộc sống ?
GV chốt: Ngày nay, các sản phẩm làm từ chất dẻo được sử dụng rộng rãi thay thế cho các sản phẩm như gỗ, da, thủy tinh, vải, kim loại vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
+ Khi sử dụng đồ dùng làm bằng chất dẻo. Các em cần lưu ý điều gì?
- Câu trả lời của em rất chính xác. Cô khen em
 GV: Vậy cô và các em đã đi tìm hiểu và biết được tính chất của chất dẻo, công dụng và cách bảo quản chất dẻo. Vậy các em có biết chất dẻo có nguồn gốc từ đâu không? Cô mời các em quan sát trên màn hình cho cô biết:
+ Đây là hình ảnh gì ?
- GV cho HS quan sát tranh: Than đá, dầu mỏ
 GV: Than đá và dầu mỏ là hai nguyên liệu chính tạo ra chất dẻo đó.
+ Vậy chất dẻo có nguồn gốc từ đâu ? 
- Câu trả lời của em hoàn toàn chính xác . Cả lớp tuyên dương bạn .
+ Ngoài cách tạo ra chất dẻo từ than đá và dầu mỏ, người ta còn có cách nào khác để tạo ra chất dẻo ?
- Một HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV đưa một số bức ảnh về việc thu gom rác thải. Cách xử lí chất dẻo 
 GV: Rác thải được thu gom và phân loại. Những rác thải là chất dẻo được thu gom đưa vào các nhà máy để tái chết ra những đồ dùng mới. Việc thu gom rác thải góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp hơn.
+ Vậy vì sao nói: Việc tái chất chế dẻo không chỉ giúp các nhà sản xuất hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường ?
- GV: Chất dẻo được coi là nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm và hữu ích cho cuộc sống đặc biệt là những người nghèo.
- GV cho HS xem tranh trên màn chiếu
- HS: cô có 1 chiếc áo mưa và 1 chiếc cốc 
- HS: cả hai đồ vật này được làm bằng 
nhựa
- HS nhận xét 
- HS vỗ tay
- HS lắng nghe
- HS nêu: những đồ dùng làm từ chất dẻo là: chậu, thùng, rổ, rá, lược, móc quần áo, dép, gầu hót, cốc nhựa, dây điện, bảng điện...
- HS nhận xét 
- HS vỗ tay
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu
- HS mở SGK, ghi bài vào vở
- HS làm việc cá nhân sau đó tập hợp ý kiến vào bảng nhóm.
- Dự kiến: Đáp án ban đầu của các nhóm
Nhóm 1: - Chất dẻo cứng, dễ gẫy
 - Chất dẻo rất dẻo
Nhóm 2: - Chất dẻo nặng, dễ vỡ
	- Chất dẻo có tính dẻo ở nhiệt độ cao
Nhóm 3: - Chất dẻo dễ uốn
 - Chất dẻo không cách điện, cách nhiệt
- Đại diện nhóm trình bày
- 1HS: Ý kiến ban đầu của các nhóm đều khác nhau.
- HS đưa câu hỏi đề xuất
+ Dự kiến câu hỏi đề xuất:
1. Chất dẻo có nhẹ không ?
2. Chất dẻo có bền không ?
3. Chất dẻo có khó vỡ không ?
4. Khi ở nhiệt độ cao chất dẻo như thế nào?
5. Chất dẻo có cách nhiệt, cách điện không ?
- Em thưa cô em có phương án:
+ Đọc SGK
+ Tìm kiếm thông tin trên mạng
+ Hỏi bố mẹ
+ Làm việc với vật thật và làm thí nghiệm
- 1 HS trả lời
+ Em thưa cô phương án làm việc với vật thật và làm thí nghiệm mang lại hiệu quả tốt nhất.
- 1 vài HS nêu ý kiến chọn giống như bạn
- Em thưa cô để trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 chúng ta làm việc với vật thật
+ Em thử cầm 1 chiếc cốc nhựa và 1 chiếc cốc khác trên tay và em thử xem chiếc cốc nào nhẹ hơn.
- Em thưa cô để trả lời cho các câu hỏi 4 chúng ta làm thí nghiệm: 
+ Chúng em cho chất dẻo tiếp xúc với nhiệt độ cao. Em lấy nước nóng đổ vào chiếc chai nhựa
- Em thưa cô để trả lời cho các câu hỏi 5 chúng ta làm thí nghiệm: 
+ Chúng em cho chất dẻo tiếp xúc với nguồn nhiệt: Em đổ nước nóng vào cốc thủy tinh em cho 1 chiếc thìa nhựa vào trong cốc, sau đó em kiểm tra đầu của chiếc thìa nhựa đó
+ Em cho chất dẻo tiếp xúc với nguồn điện: Em dùng dây điện cho tiếp xúc hai đầu của qủa pin em thấy đèn sáng, sau đó em cho một đầu dây điện tiếp xúc với miếng nhựa ngăn cách giữa quả pin và dây điện rồi chúng em quan sát.
- HS vỗ tay
- Các nhóm nhận đồ dùng làm thí nghiệm
- Các nhóm nêu
Nhóm 1: + Em thưa cô nhóm em nhận được: 1 cốc thủy tinh, 1 thìa nhựa, 1cốc nhựa, 1 chai nhựa, 1 bình nước nóng, 1 mạch điện, 1 dây nhựa, 1 chiếc phễu nhựa.
Nhóm 2,3: Chúng em cũng nhận được đồ dùng giống như nhóm 1.
- HS lắng nghe 
- HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng nhóm.
- HS gắn bảng nhóm và trình bày ý kiến 
Nhóm 1: Em thưa cô sau khi làm thí nghiệm xong và so sánh với ý kiến ban đầu chúng em thấy: Lúc đầu chúng em cho rằng chất dẻo cứng, dễ vỡ, dẻo.
Nhưng sau khi làm thí nghiệm xong chúng em thấy chất dẻo nhẹ, bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao, cách điện, cách nhiệt.
Nhóm 2, 3 : Nêu tương tự
+ Em thấy các kết quả thí nghiệm của các nhóm giống nahu ạ .
+ Em thưa cô sau khi làm thí nghiệm thì chất dẻo nhẹ, bền và khó vỡ .
+ Em thưa cô khi ở nhiệt độ cao chất dẻo bị biến dạng. Nên chất dẻo có tính dẻo khi ở nhiệt độ cao.
+ HS nêu: chất dẻo có cách điện, cách nhiệt.
- 3 HS nêu tính chất của chất dẻo
KL: Chất dẻo có cách điện, cách nhiệt, có tính dẻo ở nhiệt độ cao, nhẹ,rất bền, khó vỡ 
- HS nhắc lại nhiều lần
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận 
- HS làm việc nhóm
- Các nhóm thảo luận, báo cáo trước lớp
Nhóm 1: - Em thưa cô chiếc cốc nhựa này dùng để uống nước. Dùng xong để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời làm cho cốc mất màu sắc, nhanh hỏng.
- Đại diện các nhóm trình bày
+ rổ, rá, cốc, thìa, áo mưa, xoong, nồi cơm điện, dây điện, chai đựng nước, muôi, thìa...
+ Em thưa cô các sản phẩm làm từ chất dẻo được sử dụng rộng rãi thay thế cho các sản phẩm như gỗ, da, thủy tinh, vải, kim loại vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
- 1 HS nhắc lại trên màn hình máy chiếu
+ HS nêu: Khi sử dụng đồ dùng làm bằng chất dẻo chúng ta cần phải rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ. Không sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo để đựng thức ăn nóng sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
+ HS nêu: Hình ảnh than đá, dầ

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_bai_31_chat_deo_nam_hoc_2016_2017.doc
Giáo án liên quan