Giáo án Khoa học Lớp 4 - Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

I.MỤC TIÊU:

- Học sinh biết được sự hình thành của mây, mưa

+ Học sinh biết được mây được hình thành như thế nào ? nước mưa có từ đâu ?

- Nêu được quá trình hình thành mây và mưa

- Giáo dục HS yêu thích việc khám phá các hiện tượng thiên nhiên xung quanh

 

doc4 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
Bài 22 : Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
I.MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết được sự hình thành của mây, mưa 
+ Học sinh biết được mây được hình thành như thế nào ? nước mưa có từ đâu ?
- Nêu được quá trình hình thành mây và mưa 
- Giáo dục HS yêu thích việc khám phá các hiện tượng thiên nhiên xung quanh
II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
- Ly, nước nóng, nước đá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Nước tồn tại ở những thể nào?
A. Thể lỏng B. Thể rắn 
C. Thể khí D. Cả ba thể: rắn, lỏng, khí
- Gv chiếu sơ đồ sự chuyển thể của nước và yêu cầu HS trình bày sự chuyển thể của nước ?
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên kì thú, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số hiện tượng thiên nhiên nhé!
b. Bài mới
HĐ1: Mây hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? (PP BTNB)
B1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Gv cho học sinh xem một đoạn phim về hình ảnh mây và mưa
- GV hỏi : Em thấy gì trong đoạn phim?
 B2. Biểu tượng ban đầu của HS:
- Các em có thắc mắc gì về các hiện tượng trong đoạn phim không? 
- Các em hãy cùng nhau trao đổi và ghi những cảm nhận của mình vào bảng nhóm
B3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi 
- yêu cầu học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây và mưa cuả các nhóm . GV tổ chức cho học sinh đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu :
- Khi HS đề xuất câu hỏi GV tập hợp các câu hỏi sát với nội dung bài ghi lên bảng 
-trên cơ sở các câu hỏi do học sinh đặt ra GV tổng hợp câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu của bài 
VD: GV có thể tổng hợp các câu hỏi 
- GV cho học sinh thảo luận, đề xuất cách làm : mây được hình thành như thế nào ? 
GV cho học sinh thảo luận đề xuất cách làm đề tìm hiểu :khi nào có mưa ? 
B4. thực hiện phương án tìm tòi :
- Các em sẽ làm thí nghiệm như thế nào?
- Gv phát cho HS đồ dùng làm thí nghiệm
- Tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm theo nhóm
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, rút ra kết luận 
- GV nói về thí nghiệm với nước nóng: khi hơi nước bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ lại thành hơi nước
- GV hỏi: Khi làm thí nghiệm với nước đá, bên ngoài chiếc cốc có một lớp nước mỏng. Theo em, có phải nước ở trong ly bắn ra ngoài không?
- Vậy nước do đâu mà có?
- Nhờ thí nghiệm các em đã giải thích được hiện tượng gì?
- Cho HS quan sát hình ảnh
- Mây được hình thành như thế nào?
- Mưa từ đâu ra?
- Gọi HS đọc lại nội dung bài
- Vậy chúng ta vừa tìm hiểu được nội dung gì?
- GV ghi đầu bài
B5. Kết luận kiến thức:
- GV KL lại
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: GV phát cho mỗi nhóm một tranh vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước và yêu câu HS điền các thông tin còn thiếu. 
- Thời gian là 3 phút. Đội nào xong trước và đúng sẽ là đội thắng cuộc
- Gọi HS dán tranh lên bảng và trình bày
- GV: việc lặp đi lặp lại hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước được gọi là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Gọi HS đọc mục “bạn cần biết”
GV có thể giải thích thêm để học sinh hiểu vì sao có mây trắng, mây đen . 
+ Mây trắng: hơi nước bay lên cao ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo nên các đám mây trắng
+ Khi các hạt nước lớn dần và nhiều sẽ tạo nên các đám mây đen và khi đó sẽ có mưa.
- Cho HS quan sát hình ảnh tuyết rơi và hỏi:
+ Em thấy gì trong hình?
+ Theo em, khi nào có tuyết rơi?
HĐ2: Mưa có lợi ích gì?
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Mưa có lợi ích gì?
- GV kết luận: Cung cấp nước cho con người trong sinh hoạt, sản xuất.
+ Cung cấp nước tưới cho cây trồng, động vật, thực vật.
+ Cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện để phát điện; 
- Để bảo vệ nguồn nước trong sạch, chúng ta phải làm gì?
- GDHS bảo vệ nguồn nước
- Cho HS quan sát tranh về một số đám mây kì lạ
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kì lạ, các em hãy về nhà cùng tìm hiểu tiếp nhé.
- Gọi HS đọc lại phần bài học
- HS theo dõi
- HS nêu: mây, mưa, sớm chớp
- mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra ?
- HS ghi. VD:
+ mây do khói bay lên tạo nên 
+ mây do hơi nước bay lên tạo nên 
+ mây do khói và hơi nước tạo thành 
+ khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen 
+hơi nước ít tạo nên mây trắng, hơi nước nhiều tạo nên mây đen 
+ mây tạo nên mưa 
+ mưa do hơi nước trong mây tạo nên 
+ Khi có mây đen thì sẽ có mưa 
+ khi mây nhiều thì sẽ tạo thành mưa 
* HS tìm
- HS đề xuất câu hỏi. VD:
+ mây có phải do khói tạo thành không ?
+ mây có phải do hơi nước tạo thành không ?
+ vì sao lại có mây đen, lại có mây trắng ?
+ mưa do đâu mà có ?
+ khi nào thì có mưa ?
- Mây được hình thành như thế nào ?
- mưa do đâu mà có ?
*HS nêu. VD: làm thí nghiệm, xem tranh ảnh
- Xem tranh ảnh
*HS nêu. VD:
+ Ở nhà, khi nấu canh thì trên vung nồi canh có đọng nước. Nên em sẽ làm thí nghiệm với nước đá nóng
+ Ở nhà, vàu mùa hè, khi em uống nước đá em thấy xung quanh ly nước có đọng nước. Nên em sẽ làm thí nghiệm với nước đá
- HS nhận
- HS thực hành (các nhóm chọn một trong các thí nghiệm)
+ rót nước nóng vào ly, đậy nắp lại và quan sát. 
+ Rót nước đá vào một ly và quan sát
* HS lên báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Không phải
- Do hơi nước xung quanh có trong khong khí ở ngoài ly gặp lạnh tạo thành hơi nước.
- Hơi nước bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước
- Quan sát
* Do hơi nước bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành mây
*Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống tạo thành mưa
- HS đọc
- Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- Lắng nghe
- HS chơi
* HS dán và trình bày
- HS nhắc lại
- HS đọc
- Lằng nghe
- Quan sát
+ Thấy tuyết rơi
* Khi nhiệt độ xuống dưới 00C
- HS nêu/ Ví dụ: mưa cung cấp nước cho đồng ruộng, cây cối..
- Lắng nghe
- Không vứt rác bừa bãi ra ao hồ.
- Quan sát
3.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ?
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_may_duoc_hinh_thanh_nhu_the_nao_mua_t.doc