Giáo án hội giảng miền - Môn Hình học tiết 28: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG MIỀN NĂM HỌC 2009- 2010

TIẾT 28

TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU CỦA MỘT ĐƯỜNG TRÒN

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nắm chắc định lí vè hai tiếp tuyến cắt nhau, đường trong nội tiếp bàng tiếp tam giác

2. Kĩ năng: Nắm chắc và vẽ thành thạo đường trong nội tiếp, bàng tiếp tam giác.

3. Giáo dục: ý thức cẩn thận, tự giác của học sinh trong quá trình vẽ hình

B. Phương tiện dạy học:

Giáo viên: thước phân giác. miếng gỗ hình tròn, phiếu học tập, bảng trong, dụng cụ vẽ hình.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1:

 Kiểm tra bài cũ:

Bài tập làm ở nhà của học sinh

-Bài toán: Cho đường tròn tâm O và điểm A nằm ngoài đường tròn . Qua A kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn ( B, C là các tiếp điểm ) . Chứng minh rằng:

a. AB = AC

b.Góc BAO = góc CAO

c. Góc BOA = góc COA.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội giảng miền - Môn Hình học tiết 28: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hội giảng miền năm học 2009- 2010
Tiết 28 
Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn
Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh nắm chắc định lí vè hai tiếp tuyến cắt nhau, đường trong nội tiếp bàng tiếp tam giác
Kĩ năng: Nắm chắc và vẽ thành thạo đường trong nội tiếp, bàng tiếp tam giác.
Giáo dục: ý thức cẩn thận, tự giác của học sinh trong quá trình vẽ hình 
Phương tiện dạy học:
Giáo viên: thước phân giác. miếng gỗ hình tròn, phiếu học tập, bảng trong, dụng cụ vẽ hình.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 
 Kiểm tra bài cũ:
Bài tập làm ở nhà của học sinh 
-Bài toán: Cho đường tròn tâm O và điểm A nằm ngoài đường tròn . Qua A kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn ( B, C là các tiếp điểm ) . Chứng minh rằng:
a. AB = AC
b.Góc BAO = góc CAO
c. Góc BOA = góc COA.
? Nêu cách xác định tâm của một vật hình tròn ?
Hoạt động 2:
 Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 3: 
 Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc
 ? 1 /113
? Nêu ngay kết quả của bài toán 
? Kết quả trên có được dựa vào đâu?
? qua bàitoán trên con rút ra nhận xét gì?
Nhận xét của con chính là nội dung định lí trong SGK/114
Yêu cầu học sinh đọc định lí.
Yêu cầu học sinh 2 đọc định lí và xác định rõ giả thiết kết luận.
Trong phần kết luận của định lí xuất hiện cụm từ “ điểm đó” . Con hiểu như thế nào?
Yêu cầu học sinh vẽ hình minh hoạ cho định lí- G vẽ hình lên bảng.
Dựa vào nội dung định lí kết hợp với hình vẽ nêu giả thiết kết luận của định lí ?
Ghi giả thiết kết luận lên bảng.
 Việc chứng minh định lí này chính là việc giải bài toán lúc đầu giờ. Yêu cầu các con về nhà xem SGK/ 114.
Định lí trên có tác dụng gì?
Chuyển
Định lí trên có ứng dụng gì trong đời sống , chúng ta cùng đi tìm hiểu phần ?2.
Yêu cầu học sinh đọc ?2.
Giơi thiệu thước phân giác.
Cho học sinh quan sát cách làm . 
Yêu cầu học sinh nêu rõ cách làm.
Chốt cách làm.
Cho học sinh lên thực hành để các bạn cùng quan sát.
Như vậy thày trò chúng ta đã trả lời được hoàn toàn câu hỏi đặt ra lúc đầu giờ.
? áp dụng kiến thức đã học làm cho thày bài tập sau:
?3 .Bài toán: Quan sát 
? Đường tròn (I) có quan hệ gì với ba cạnh của tam giác?
Đường tròn (I) gọi là đường tròn nội tiếp tam giác.
? Con hiểu thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác?
? Tâm của đường tròn nội tiếp là điểm nào?
? Để vẽ đường tròn nội tiếp tam giác ta làm như thế nào?
Yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở.
Vẽ hình lên bảng.
Đường tròn (I) gọi là đường tròn nội tiếp tam giác ABC hay tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I)?
Tâm (I) của đường tròn là giao ba đường phân giác trong của các góc trong tam giác ABC.
Yêu cầu H làm nhanh bài tập sau: Quan sát và trả lời, giải thích?
Đường tròn (K) trong hình E có đặc điểm gì? 
Cho H làm bài tập ?4SGK/115
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập 
Kiểm tra phiếu học tập
Đường tròn (K) là đường tròn bàng tiếp trong góc A của tam giác ABC.
Vậy thể nào là đường tròn bàngtiếp ?
Để xác định tâm đường tròn bàng tiếp ta làm như thế nào?
? Con có nhận xét gì về tia AKtừ đó ngoài cách xác định tâm đường tròn trên ta còn có cách xác định nào khác không?
Chốt: Phần này SGK ghi rất chi tiết /115 . Các con về nhà nghiên cứu SGK.
? Vậy với mỗi một tam giác có mấy đường tròn nội tiếp? Mấy đường tròn ngoại tiếp? Mấy đường tròn bàng tiếp?
Chốt: Với mỗi tam giac có duy nhất một đườngtròn nội tiếp, duy nhất một đường tròn ngoại tiếp, và có ba đường tròn bàng tiếp.
Như vậy thày trò chúng ta đã nghiên cứu xong bài học tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau . Vậy qua bài học con đã nắm được những kiến thức nào?
áp dụng kiến thức đã học làm tiếp các bài tập sau:
Cho học sinh đọc đầu bài.
Yêu cầu học sinh làm vào phiếu học tập theo hình thức các nhân.
Cho học sinh nhận xét , đánh giá phiếu học tập.
Qua bài tập này , các con có suy nghĩ gì không?
Kết quả của bài toán trên thay đổi khi M nằm trên cung lớn BC.
Yêu cầu học sinh về nhà làm tiếp bài tập.
Nêu kết quả
Dựa vào bài kiểm tra.
Rút ra nhận xét:
HS1 đọc định lí 
HS2 đọc định lí và ghi giả thiết kết luận
H trả lời
H vẽ hình
Học sinh đọc định lí
H nêu giả thiết kết luận 
H trả lời
Đọc
Nêu cách làm
Lên bảng thực hành
Quan sát
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Vẽ hình
Học sinh làm bài tập
Thảo luận
Kiểm tra phiếu học tập
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Trả lời: Với mỗi tam giac có duy nhất một đườngtròn nội tiếp, duy nhất một đường tròn ngoại tiếp, và có ba đường tròn bàng tiếp.
Học sinh rút ra những kiến thức cơ bản cần nhớ
Học sinh đọc đầu bài
Làm vào phiếu học tập
Nhận xét 
Trả lời: Kết quả của bài toán trên thay đổi khi M nằm trên cung lớn BC
1.Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau
GT (O) các tiếp tuyến AB , AC
 căt nhau tại A
 KL AB = AC 
 <BAO = <CAO
 <BOA = <COA
Chứng minh (SGK – 114)
2. đường tròn nội tiếp tam giác.
B
3.Đường tròn bàng tiếp.
Bài tập củng cố:
Yêu cầu học sinh làm bài tập sau: Bài tập kéo thả.
Học sinh làm và đọc lại nội dung của bài.
Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn học ở nhà
Nắm chắc nội dung của định lý
-Nắm chắc các kiến thức về đờng tròn nội tiếp tam giác, đờng tròn bàng tiếp tam giác.
-Làm bài tập 26;29;31 (SGK/115,116).

File đính kèm:

  • doctinh chat hai tep tuyen cat nhau cua mot duong tron.doc